Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

"Nếu được con ông nọ, cháu bà kia có khi là phúc cho đất nước"

Đã cái bà Quyết Tân nào đó nói Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc cho dân tộc, nay lại đến cái ông thích này. Có nịnh bợ thì cũng nên kheo khéo tí.


Thượng tọa Thích Thanh Quyết.

Đó là chia sẻ của đại biểu QH Thích Thanh Quyết khi nói về câu chuyện các cán bộ trẻ xuất thân từ gia đình có truyền thống trở thành lãnh đạo các ngành, địa phương.

30 tuổi chẳng còn là trẻ

Chia sẻ với chúng tôi bên lề kỳ họp thứ 10, đại biểu Quốc hội Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) cho rằng, đội ngũ cán bộ trẻ tham gia các chức vụ trong cơ quan quản lý Nhà nước là rất tốt và đúng với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.

"Tôi nghĩ rằng, 30 tuổi thì cũng chẳng phải trẻ lắm đâu. Bây giờ mình gọi là trẻ chứ ngày xưa các cụ trong thời gian còn vô cùng gian khó thì dưới 30 tuổi đã là Tổng Bí thư của Đảng rồi.

30 tuổi bây giờ tôi nghĩ chỉ trẻ so với những người 50 thôi. Thế còn, người ta đã học hành bài bản, có kinh nghiệm rồi thì tôi nghĩ đất nước phải như thế mới trẻ hóa được đội ngũ, mới sốc vực được nền kinh tế.

Đừng nặng nề quá tuổi trẻ hay tuổi già nhưng cũng đừng có coi nhẹ tuổi già. Tuổi già các cụ có kinh nghiệm và hiện nay quy hoạch của Đảng, Nhà nước mình có nhiều thế hệ kế tiếp nhau.

Tôi nghĩ rằng, có lẽ, độ tuổi của các cán bộ càng phải trẻ hơn nữa. Bởi sau đó, khi thêm tuổi họ có thêm kinh nghiệm, càng có lợi cho dân tộc, đất nước, cho nền kinh tế hội nhập sắp tới", Thượng tọa Quyết nói.

Thượng tọa Quyết cũng cho hay, theo ông kể cả nhà Phật cũng không nặng nề về tuổi tác mà chỉ cần có đủ trình độ, đức độ và cũng không câu nệ con ông nọ, cháu bà kia.

"Nếu con ông nọ, cháu bà kia thì tôi nghĩ cũng là điều tốt. Bởi vì, tính về khoa học có gen rồi, tính về kinh nghiệm, họ được sinh ra và được hun đúc từ các thế hệ đi trước, ngay bên cạnh, trong nhà mình mà đã có những tư tưởng như thế rồi thì sẽ tốt thôi.

Vấn đề là chúng ta đừng có nặng nề con ông nọ, cháu bà kia. Tôi nghĩ rằng, vừa rồi, có những vị rất ít tuổi nhưng cũng chẳng phải con ông nọ, cháu bà kia mà tự phấn đấu", Thượng tọa Quyết nói.

"Tôi nghĩ, chúng ta phải có cách nhìn thoáng ra và thực tế. Chỉ cần tìm được người có tài, đủ đức, sức khỏe, tâm huyết, có trách nhiệm với dân tộc, đất nước thì chúng ta phải nhanh chóng đưa người ta lên, không kể tuổi tác.

Kể cả các cụ có tuổi nếu có sức khỏe, kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm thì động viên ở lại, để các vị tiếp tục lãnh đạo đất nước.

Có già, có trẻ, có trung niên thì đất nước chúng ta mới phát triển được", Thượng tọa Quyết bày tỏ.

Con ai cũng tốt

Thượng tọa Quyết cho hay, ông không được tiếp xúc nhiều nhưng mong muốn thế hệ cán bộ trẻ sẽ có những cống hiến nhiều hơn trong các nhiệm kỳ sắp tới.

"Tôi không tiếp xúc được nhiều lắm, nhưng những người trẻ này qua các kỳ trước, thấy rằng họ đã cống hiến tốt và mong muốn của chúng tôi, của nhân dân cũng rất kỳ vọng vào cống hiến của họ trong nhiệm kỳ sắp tới", Thượng tọa Quyết mong muốn.

Với các trường hợp như ông Nguyễn Xuân Anh, tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng hay ông Nguyễn Thanh Nghị, tân Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, Thượng tọa Quyết cho biết, ông ít tiếp xúc với hai người này.

"Nhưng mà tôi nghĩ rằng, các vị này đều gần 40 tuổi rồi và cũng đã kinh qua các chức vụ, trường lớp đào tạo rồi thì tôi tin các vị sẽ làm tốt.

Còn bao giờ cũng thế, bất cứ việc gì mới thì mọi người cũng quan tâm thôi nhưng quan tâm không có ý là xấu mà mong muốn có một sự kỳ vọng cho lớp trẻ cố gắng tham gia xây dựng đất nước cho tốt", Thượng tọa Quyết nêu quan điểm.

"Ngày xưa, vua là cha truyền con nối như thế, 20 - 30, thậm chí mười mấy tuổi đã lên làm vua rồi nhưng vấn đề quan trọng, một người đấy là một thôi còn cả một hệ thống của họ.

Bây giờ mình là cả một hệ thống của đất nước, có cả người già, trung niên, có cả những người kế cận chứ. Nếu mà không xây dựng đội ngũ kế cận thì làm sao nay mai người ta có kinh nghiệm lãnh đạo đất nước được.

Tôi không nặng nề về tuổi tác và vấn đề con ông nọ, cháu bà kia. Con ai cũng tốt, miễn là công dân của đất nước Việt chúng ta được tham gia lãnh đạo đất nước.

Bởi vì sao, vị trí đấy không người nọ thì người kia. Nếu được con ông nọ, cháu bà kia có khi tôi nghĩ là phúc cho đất nước.

Đấy là cái gen kế thừa, đồng thời, được bố mẹ rèn luyện cho ngay từ đầu về phẩm cách, kinh nghiệm quản lý đất nước.

Người ta có môi trường như thế rồi, cũng giống như rất nhiều các nhà đại gia, doanh nghiệp lớn, con người ta tham gia doanh nghiệp rất tốt, người ta có kinh nghiệm từ đời bố chuyển sang đời con...", Thượng tọa Quyết khẳng định.


Theo Trí Thức Trẻ

7 nhận xét:

  1. Bây giờ sư là một nghề không còn thoát tục nữa sư chân tu ít lắm vì vậy cũng thông cảm cho vị nghị sỹ này!

    Trả lờiXóa
  2. Tên thích thịt chó này lại được dịp tha hồ nịnh lãnh đạo nhỉ!!!

    Trả lờiXóa
  3. Thượng tọa nói lan man, không thấy đi vào ý chính, là những con ông cháu cha vừa được bầu, đã có tài năng gì kiệt xuất hay có đóng góp gì quan trọng cho xã hội? hay mới hôm trước còn tung tăng quán xá, hôm sau đã comple cà vạt chỗm chệ ngồi chiếu trên? Nếu thực sự kén nhân tài, sao không cho thi tuyển công khai? Mà là thi thật đấy, chứ không thi như trước đến nay vẫn thì đâu.

    Trả lờiXóa
  4. Huyền Anh30/10/15 9:37 SA

    Thời buổi này, xã hội này không nghề nào sướng bằng nghề làm sư quốc doanh. Công nhân hạng bét cũng bị đánh thuế, còn sư hảng mô thì được miễn chăm chăm.

    Trả lờiXóa
  5. thằng Sư hổ mang ,sư giả cầy này sủa lung tung .LOẠN///

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huyền Anh1/11/15 6:55 SA

      Bác nói nàm thao ý. Gã chơi cầy là cầy thực chứ giả cái khoản nào nào ?

      Xóa
  6. Thich thanh Quyet noi Dung lam Cha Me la can bo con hoc hoi kinh nghiem tot hon . Co nghia la Sau cha Sau me de ra sau con Nho kinh nghiem nen Kho bi lo .hien nay ngan kho da can kiet an ko kheo de bi Dan To cao..Ong thanh Quyet noi that Day

    Trả lờiXóa