Thái Thịnh (VNTB) Các quốc gia đã đạt được thỏa thuận thứ hai về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp ước thương mại tự do khổng lồ - đại diện cho gần 40% GDP thế giới, và đây là dấu mốc kết thúc 5 năm đàm phán, theo Thediplomat.
Trước đó, các nhà đàm phán đã dành một tuần hội đàm để tìm sự đồng thuận về các vấn đề then chốt trong TPP, bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Kế hoạch công bố thỏa thuận cuối tuần qua đã bị trì hoãn nhiều lần, liên quan đến một số vấn đề mấu chốt trong 29 chương bản thảo như gồm gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với mặt hàng linh kiện ôtô nhập khẩu vào thị trường Bắc Mỹ, Canada và Mỹ mở cửa thị trường cho các sản phẩm bơ sữa của New Zealand và thời gian giữ bảo hộ độc quyền đối với các sản phẩm sinh dược thế hệ mới... và thời gian đàm phán kéo dài đến tận 5:00 sáng thứ hai, các nhà đàm phán cho biết.
Hội đàm tại Nhà Trắng.
Nhưng tại một cuộc họp báo vào sáng thứ Hai vừa qua, vào lúc 9:00 tại Atlanta, Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman thông báo rằng các nước liên quan đến TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng.
"Chúng tôi, các bộ trưởng thương mại ... rất vui mừng thông báo rằng, chúng tôi đã kết thúc TPP. Sau hơn 5 năm đàm phán chuyên sâu, chúng tôi có được một thỏa thuận lớn trong hỗ trợ việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, thúc đẩy phát triển toàn diện và thúc đẩy đổi mới trên toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương," Froman nói tại buổi họp báo.
TPP hoàn tất lần này là một thắng lợi đối với chính quyền Obama. Bởi ông đấu tranh cho nó như là một thỏa thuận thương mại tự do của thế kỷ 21 và một phần quan trọng của Mỹ để tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng, nếu không ký kết TPP sẽ là một đòn đánh nặng vào chính sách xoay trục châu Á của chính quyền Obama và khiến Washington bỏ lỡ cơ hội hình thành các quy tắc mới nổi trong thương mại toàn cầu.
Thỏa thuận này cho cho Obama một món quà đắt giá, trước chuyến thăm đến Malaysia một vài tuần để gặp các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương, và một chuyến viếng thăm dài các nước châu Á trong tháng Mười một.
Tại Hoa Kỳ, thỏa thuận tiếp tục đối mặt với sự phản đối và sẽ cần phải được phê chuẩn bởi Quốc hội.
"Một khi các nhà đàm phán đã hoàn tất các văn bản của quan hệ đối tác này, Quốc hội và người dân Mỹ sẽ dành thời gian để đọc từng chữ trước khi tôi ký tên. Tôi mong muốn được làm việc với các nhà lập pháp của cả hai bên khi họ xem xét thỏa thuận này ", Obama nói trong một tuyên bố sau khi công bố việc hoàn tất TPP.
Trên trang web Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ngoại trưởng John Kerry đã có một thông cáo cho biết:
Với việc kết thúc cuộc đàm phán đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác đã thực hiện một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quan hệ kinh tế và làm sâu sắc thêm mối quan hệ chiến lược lẫn nhau trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hiệp định lịch sử này liên kết các quốc gia, đại diện gần 40% GDP toàn cầu. TPP sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng, tăng cường khả năng cạnh tranh và mang lại việc làm cho bờ biển nước Mỹ. Và bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, và tự do internet, thỏa thuận này sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và người lao động Mỹ.
Với TPP, nó sẽ định hình mối quan hệ kinh tế và chiến lược của chúng tôi tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai dài.
Tôi tự hào về những công việc mà nhóm làm việc của chúng tôi ở Washington và tại các đại sứ quán và lãnh sự quán xung quanh Thái Bình Dương thực hiện để kết thúc thành công cuộc đàm phán. Tôi đặc biệt khen ngợi sự xuất sắc của Đại sứ Michael Froman...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét