Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Trần Thị Nga tường thuật bị bắt vào đồn công an ngày 29/5/2016

Trần Thị Na bị áp giải lên xe

Chính phủ Việt Nam cướp Băng Vệ Sinh để che đậy Thảm Họa Cá Chết!


Tôi bị công an bóp mồm, vặn cổ và vặn tay chân để cướp Điện thoại tiền, biểu ngữ và Băng Vệ Sinh trong công an phường Chương Dương quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sau khi bị họ dùng vũ lực bắt đi không cho tọa kháng: Yêu cầu chính phủ minh bạch thảm họa cá chết.

hơn 9h Sáng 29/5/2016 tôi cùng Thảo Teresa ra Đài Phun Nước (bờ Hồ Hoàn Kiếm) để đồng hành với Lã Việt Dũng tọa kháng YÊU CẦU CHÍNH PHỦ MINH BẠCH THẢM HỌA CÁ CHẾT. Khi chúng tôi đến cũng là lúc công an, côn đồ dùng vũ lực bắt Lã Dũng đưa lên taxi chở đi tiếp theo chúng dùng vũ lực bắt tôi lên ô tô đưa về công an phường Chương Dương khi tôi chưa kịp dơ biểu ngữ.

Tại công an phường Chương Dương công an, côn đồ xỉ vả nhục mạ tôi đủ kiểu vì tội Biểu Tình tôi chỉ cười, điều duy nhất tôi đòi quyền được đi thay băng vệ sinh (vì đang đến tháng) nhưng nhất quyết công an không cho tôi đi thay, tôi phải đấu tranh cả tiếng đồng hồ thì họ mới cho vào nhà vệ sinh thay Băng Vệ Sinh với 2 viên an ninh nam đứng canh cửa, một an ninh nữ vào tận trong kiểm tra băng vệ sinh mới và băng vệ sinh cũ của tôi xem độ Sạch, Bẩn và có cài máy ghi âm, ghi hình nào không?
Thay băng vệ sinh xong họ dẫn tôi vào phòng với gần 20 công an sắc phục và thường phục bao vây, viên công an tên Hà Mạnh Hải mã số 124-794 quân hàm 4 sao 1 vạch là người duy nhất mặc sắc phục có biển tên biển số và là người trực tiếp hỏi cung tôi:

Hà Mạnh Hải: Chị Nga yêu cầu chị làm việc với chúng tôi để làm rõ hành vi chị đi đâu làm gì sáng nay?

Tôi: Ok, tôi tôn trọng anh mặc sắc phục đầy đủ nên tôi sẽ nói chuyện với anh.

Hà Mạnh Hải: yêu cầu chị bỏ mũ bảo hiểm với đồ đạc ra đây để chúng tôi kiểm tra.

Tôi: đây là tài sản cá nhân của tôi, các anh không thể dùng vũ lực bắt tôi vô cớ vào đây đòi kiểm tra tài sản.

Hà Mạnh Hải: Sáng nay từ lúc 9h đến 9h30 chị đi đâu? làm gì?

Tôi: Tôi ra bờ hồ Hoàn Kiếm để tọa kháng YÊU CẦU CHÍNH PHỦ MINH BẠCH THẢM HỌA CÁ CHẾT.

Hà Mạnh Hải: Chị đi biểu tình đã xin phép chúng tôi chưa?

Tôi: Trong hiến pháp có ghi rõ người dân có quyền Biểu Tình, chính phủ này đang nợ người dân cái luật biểu tình, mà chưa có luật biểu tình thì xin phép ai? tại sao phải xin phép?

Hà Mạnh Hải: Muốn biểu tình chị phải xin phép chúng tôi, chúng tôi cho thì mới được biểu tình.

Tôi: Cười. Anh cũng biết biển ô nhiễm cá chết, muối nhiễm độc và người dân Việt Nam đang ăn đồ độc hại đó, tôi tọa kháng yêu cầu chính phủ Minh Bạch Thảm Họa cá chết có gì sai?

Hà Mạnh Hải: Sao chị hèn, nhục thế? chui nủi ra đấy chụp chộm tấm ảnh rồi chốn là sao? sao bây giờ không kêu gọi được ai nữa àh mà chỉ có một mình? thấy không người dân chân chính có ai người ta đi biểu tình không? chị giỏi chị ra đường biểu tình cho tôi xem nào? 

Mấy tên khác cũng xen vào xỉ vả tôi đứng lên ra ghế khác ngồi với câu nói “các em dùng từ bỉ ổi thế chị không nói chuyện nữa đâu” và tôi im lặng cho tới khi về đến nhà.

Công an gọi hai người thợ phá khóa điện thoại đến lúc này họ dẫn tôi vào phòng bên trong rồi khóa cửa lại tên Hà Mạnh Hải ra lệnh cho nhóm côn đồ ĐÈ NÓ RA LẤY ĐIỆN THOẠI thế là nhóm kia xông vào kẻ bóp mồm, vặn cổ, kẻ bẻ tay, bẻ chân để cướp cái túi tôi mang bên người. 

Bên trong túi có 6 Cái biểu ngữ với nội dung (DÂN CẦN CÁ, MUỐI SẠCH. BIỂN ĐÃ BỊ ĐẦU ĐỘC XIN ĐỪNG VÔ CẢM và DÂN CẦN CÁ, MUỐI SẠCH, YÊU CẦU CHÍNH PHỦ MINH BẠCH THẢM HỌA CÁ CHẾT, MUỐI NHIỄM ĐỘC) 2 cái băng vệ sinh chưa qua sử dụng, gần 200 nghìn, một hộp kem dưỡng da và hai thỏi son, 1 cục pin dự phòng.

Cái điện thoại chúng đưa ngay cho thợ phá khóa ngồi phòng bên cạnh, các tài sản còn lại chúng bầy ra bàn chụp ảnh, khám xét kiểm tra và lập biên bản, viên công an Hà Mạnh Hải cùng một viên công an trẻ liên tục cầm cái băng vệ sinh lên lắn lắn, bóp bóp, sờ mó ngắm nghía .

Một viên an ninh thường phục mang đến cho họ bộ hồ sơ về tôi in sẵn để làm mẫu, họ nhìn vào mẫu đó tự lập biên bản, tự ghi lời khai rồi có điện thoại gọi vào chỉ thị quy tội tôi vào điểm A khoản 5 điều 167. (a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;)

Đánh, cướp, quay phim chụp ảnh và tự lập biên bản xong chúng đi ra để mình tôi trong phòng, ngồi mỏi lưng tôi nằm xuống giường nghỉ ngơi. một lúc sau họ vào gọi dậy đưa ra xe biển xanh 90B 6969 của công an tỉnh Hà Nam với 6 tên thường phục tháp tùng về công an tp Phủ Lý, chúng đưa tôi vào phòng Đội an ninh ở tầng hai vào lúc hơn 4h chiều. đến 5h30 tên Lê Thanh Nghị cùng an ninh tên Hảo mang tập hồ sơ biên bản cùng điện thoại và các tài sản công an Hà Nội cướp của tôi đem ra bắt tôi ký vào tập hồ sơ, biên bản, lời khai họ viết sẵn thì mới trả điện thoại cho tôi, tôi không ký vì không biết nội dung của các tờ giấy đó viết gì thì họ không trả tài sản cho tôi.

Thảm họa ô nhiễm môi trường biển Miền Trung đã gần 2 tháng cá biển chết hàng loạt, muối nhiễm độc mà chính phủ thì câm hơi lặng tiếng, người dân lên tiếng Yêu Cầu Chính Phủ Minh Bạch Thảm Họa Cá Chết thì bị công an đánh bắt, cướp điện thoại cướp cả Băng Vệ Sinh.

Tôi tin bạo lực và tội ác không thể che đậy được thảm họa ô nhiễm môi trường vì lúc tôi bị giam ở phòng ngoài của đồn công an Chương Dương có một bé trai khoảng 10 tuổi đi xe đạp lượn qua lượn lại ra hiệu với tôi là cháu đang quan tâm đến tôi và dùng ngón tay hỏi là có mình tôi hay còn ai bị giam trong này. Đó là lúc tôi biết là dân tộc Việt Nam sẽ không bị chết chìm bởi tội ác của công an và chính phủ Việt Nam hiện nay.

Cảm ơn cháu cậu bé của đất nước Việt Nam tươi sáng.

Trần Thị Nga

2 nhận xét:

  1. Có vài chỗ cần gọi đúng là"chúng"chứ không nên gọi là"họ"em nhé.Gọi "họ" là làm mất giá chữ viết của mình,vì chúng không xứng đáng được gọi như thế

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh30/5/16 5:33 CH

    Qua câu chuyện của Trần Thị Nga thấy chị thật sự đã trưởng thành trong đấu tranh. Nga đã viết bằng thái độ của một người nhiều kinh nghiệm và với đầy đủ sự khôn ngoan chín chắn. Chị không dễ gì bị bẻ gẫy.
    Nhưng tôi thấy vô cùng thú vị với đoạn cuối khi chị nói về cậu bé 10 tuổi. Một mầm non yêu nước như trong bài hát "Hy Vọng Đã Vươn Lên" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang:

    Hi vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền
    Hi vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến
    Hi vọng đã vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt
    Hi vọng đã vươn dậy như làn tên đang rực lên trong màn đêm...

    Hi vọng đã vươn lên trên bàn tay, trên mặt mày
    Hi vọng đã vươn lên trong tim người không bối rối
    Hi vọng đã vươn lên chân nhịp nhàng còn đi tới
    Hi vọng đã vươn dậy trong lòng anh, trong lòng tôi, trong lòng ai...

    Trả lờiXóa