Tôi là người làm báo, tôi cố gắng khách quan trong nhận thức, đánh giá và hoạt động của mình. Đặc biệt, tôi quan tâm, theo dõi cách hành xử của chúng ta đối với người hàng xóm Trung Quốc. Khi xẩy ra cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu với Trung Quốc vào 1979, ít người Việt Nam còn lơ mơ, ảo tưởng trong quan hệ với Trung Quốc. Trong bối cảnh như vậy, chúng ta đã có những hành động sai lầm. Ví dụ, sau năm 1979, hầu như tất cả các cơ sở dạy tiếng Trung ở Việt Nam đã dừng hoạt động. May thay, lúc đó Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự đón hẳn Khoa Tiếng Trung của Đại học Ngoại ngữ Hà Nội vào trường (lúc đó còn đóng ở Bình Đà, Hà Đông). Đây là một hành động sáng suốt vì muốn hiểu đối thủ thì phải biết ngôn ngữ của chúng.
Tháng 12 – 1988, tôi được cử lên Lạng Sơn với mục đích giúp Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn viết bài đang trên Tạp chí Cộng sản nhân 10 năm chiến tranh biên giới. Ông Đinh Nho Liêm – Bộ trưởng biệt phái ở Bộ Ngoại giao (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lúc này là ông Nguyễn Cơ Thạch) gặp tôi và đưa ra yêu cầu: Viết kỷ niệm 10 năm chiến tranh nhưng mục đích là vãn hồi hoà bình, bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Tôi cho rằng, tư tưởng này phù hợp vào lúc bấy giờ và đây cũng là việc làm sáng suốt.
Sau này, dư luận xã hội Việt Nam rất quan tâm đến những động thái của chúng ta trong quan hệ với Trung Quốc. Nhiều người không hài lòng vì chúng ta nhượng bộ họ nhiều quá. Tôi cũng thấy thế nhưng không dám lên tiếng vì không am hiểu những lĩnh vực mà chúng ta nhượng bộ.
Song, có mấy sự kiện xẩy ra trong “làng” báo khiến tôi khó hiểu và đau đớn.
Đầu tiên, có thể kể đến việc tấu nhạc Trung Quốc trước khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên phát biểu ý kiến trong Chương trình “Khát vọng đoàn tụ” vào dịp Ngày Thương binh – Liệt sĩ năm 2015. Đó là bài hát “Ca ngợi tổ quốc” nổi tiếng của Trung Quốc, được xem là “quốc ca thứ hai” của họ. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974 – 1987), gọi việc làm này “bố láo và bậy bạ”. Chương trình này do Trung tâm Phát thanh và Truyền hình quân đội thực hiện. Sai phạm khủng khiếp là vậy nhưng những người làm trực tiếp làm chương trình chỉ bị xử lý qua loa, nghe đâu có người được thăng quân hàm.
Mới đây, chương trình diễn ra tối 11-6, tại Nhà hát lớn Hà Nội, do báo Quân đội nhân dân phối hợp với Tổng công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Nam được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 – Đài truyền hình Việt Nam lại sử dụng một bức tranh cổ động được cho là của Trung Quốc làm phông nền. Bức tranh có nội dung học tập trước tác Mao Trạch Đông được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc.
Sau hai sự kiện này, tôi cho rằng, có những kẻ sùng bái Trung Quốc đang hoạt động trong “làng” báo Việt Nam, mà cụ thể là ở mảng báo chí quân đội.
Việc này làm tôi nhớ đến sự kiện đau lòng mà giới quân sự vẫn xì xầm với nhau là đã có kẻ báo tin cho Trung Quốc kế hoạch tấn công của ta ở Thanh Thuỷ (Hà Giang) vào tháng 7 – 1984, khiến quan ta thiệt hại nặng nề: hơn 3.000 chiến sĩ hi sinh trong một ngày.
Phải chăng hiện nay có những kẻ làm báo đang có dã tâm phục vụ Trung Quốc? Tôi đề nghị các cơ quan chức năng phải xem xét nghiêm túc chuyện này! Ít nhất, phải bắt họ giải thích cặn kẽ họ làm việc này với mục đích gì? Việc tấu nhạc Trung Quốc, đưa tranh cổ động của Trung Quốc lên những chương trình nghiêm túc của ta để làm gì?
Thật không hiểu nổi là lãnh đạo mảng báo chí của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam lại để cho họ làm những việc này trong các chương trình truyền hình trực tiếp!
Chương trình “Khát vọng đoàn tụ”. Nguồn: internet
Cờ 6 sao của TQ hiển hiện trước mặt lãnh đạo VN khi tiếp Tập Cận Bình. Truyền hình VTV1 đưa lên công khai rồi sao ?!
Trả lờiXóaTay sai TQ không phải chỉ ở Quân đội mà trong cấp cao VN.