Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Cách Mạng “Dù” Hong Kong - Chưa thành công, nhưng họ đã thành nhân



Trần Thùy Dzương (Danlambao) - Sau thời gian tại ngoại, ngày 15/8/2016 - Một phiên tòa tại HongKong mở phiên xét xử 3 lãnh tụ sinh viên: Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) - Nathan Law (La Quán Thông) và Alex Chow (Chu Vĩnh Khang) những người khởi xướng và lãnh đạo phong trào biểu tình rầm rộ đòi dân chủ phản đối việc Trung Quốc can thiệp vào bầu cử dân chủ ở Hồng Kông, được mệnh danh là "Cách mạng Dù" tháng 9 năm 2014.

“Pháp trị thì không thể có thỏa hiệp, quyền lực là để bảo vệ chứ không phải để đàn áp người dân” (Thủ lĩnh sinh viên Joshua Wong “Hoàng Chi Phong”)

Trái với dự đoán của truyền thông quốc tế và báo chí HongKong, dưới áp lực của Bắc Kinh sẽ có những bản án nặng nề dành cho 3 “bị can” để làm gương răn đe như thường thấy tại Hoa lục thì bất ngờ bản án được tuyên: Hoàng Chi Phong và La Quán Thông bị phạt lao động công ích 80 giờ, Chu Vĩnh Khang sắp lên đường đi du học Anh quốc nên lãnh án ba tháng tù treo

Theo cáo trạng: Hoàng Chi Phong, 19 tuổi, bị cáo buộc đã tham gia một cuộc biểu tình bất hợp pháp trong tháng 09/2014, cùng với các sinh viên khác leo qua các hàng rào sắt để xâm nhập vào Civic Square, (khu vực tòa nhà chính phủ). Còn Chu Vĩnh Khang, 25 tuổi bị cáo buộc tham dự vào cuộc biểu tình trên; và La Quán Thông, 23 tuổi do cổ vũ các bạn học tham gia.

Nói về điều này Thẩm phán Trương Thiên Nhạn (June Cheung) chủ tọa phiên tòa nhận định ba bị cáo Hoàng Chi Phong - La Quán Thông và Chu Vĩnh Khang chưa hề có tiền án tiền sự, và động cơ của tất cả họ là bất vụ lợi chỉ mang tính chính trị xã hội. Bà nói: “Chúng tôi tin rằng ba bị cáo chỉ bày tỏ yêu cầu và quan điểm dựa vào niềm tin chính trị trong mối lo ngại của họ đối với nền dân chủ của xã hội. Mục đích và động cơ của các bị cáo không nhằm phục vụ lợi ích riêng tư cho họ hay làm hại người khác” –Thẩm phán June Cheung tuyên bố. (Theo BBC, CNN) (1) 

Sau phiên tòa Hoàng Chi Phong nói: "Tòa án đã thừa nhận cuộc Cách mạng Dù, và việc vào Civic Square không hề vì lợi ích cá nhân mà nhằm bảo vệ những giá trị chung của dân chủ". La Quán Thông tái khẳng định cả ba hành động vì "công lý, lợi ích xã hội và quyền công dân của người dân", từ bản án này tòa án như đã"gởi đi thông điệp kêu gọi tôn trọng các quyền của công dân". Bản án khá nhẹ ngày 15-8 sẽ không ngăn cản các thủ lĩnh trẻ tuổi này tham gia chính trường Hồng Kông. Trong năm nay, Joshua Wong đã thành lập 1 đảng mới có tên Demosistō, với mục đích vào được hội đồng lập pháp của đặc khu. Do Joshua Wong còn quá trẻ nên Nathan Law, 23 tuổi, sẽ đại diện đảng này ra ứng cử vào tháng tới.

Về phía Human Rights Watch thì đả kích tư pháp Hồng Kông đã không khép lại vụ án, mà mang ra xét xử coi đây là việc "vi phạm tự do ngôn luận và tự do hội họp". Tháng trước khi ba lãnh tụ sinh viên bị cáo buộc, Amnesty International tố cáo"bản án làm người ta lo sợ cho tự do ngôn luận và quyền biểu tình một cách ôn hòa".

Hong Kong, cựu thuộc địa của nước Anh, được trao trả lại cho Trung Quốc hồi năm 1997, với nguyên tắc "Một đất nước, hai chế độ" được thỏa thuận đến năm 2047. Hiện tại Hong Kong vẫn được hưởng "quyền tự trị", với các quyền như tự do hội họp và tự do ngôn luận được pháp luật bảo vệ như trước khi trao trả cho TQ.

Mặc dù Trung Quốc đã hứa tổ chức bầu cử trực tiếp (Người dân tự ứng cử bầu cử) cho Hong Kong vào năm 2017, Nhưng năm 2014 họ lại nói rằng nhà lãnh đạo đứng đầu chính quyền Hong Kong được bầu cử sẽ là người từ danh sách của hai hoặc ba ứng viên được một ủy ban chỉ đạo từ Bắc Kinh lựa chọn ra và chính điều đó đã khiến những người Hongkong tức giận phản đối, trong đó quyết liệt nhất là các sinh viên và công dân trẻ .

Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) Người tạo thời cuộc “Cách Mạng Dù” tại Hong Kong 2014



Hoàng Chi Phong trên ảnh bìa tạp chí TIME 2014


Ba lãnh tụ sinh viên Hồng Kong gồm Hoàng Chi Phong, La Quán Thông, Chu Vĩnh Khang (từ trái sang) - Ảnh: scmp.com


Những cánh dù cùng khát vọng với Hoàng Chi Phong 


50 ngày đêm Hong Kong sôi sục 

Biểu tình và tự do ngôn luận là nhân quyền đương nhiên 


Chúng tôi tự nguyện là tù nhân nếu điều đó mang lại lợi ích cho xã hội 


Chúng tôi đã và từng được học cái giá của Dân chủ tự do 

Chúng ta phải biết, chúng ta có quyền gì và can đảm sử dụng nó 


Không ai có quyền nhân danh nhân dân khi không phải do chính người dân trực tiếp chọn lựa chỉ định.

Lý tưởng của Sinh Viên không chỉ là tương lai của chính mình 


Không! Tôi không phải là lãnh tụ - Cha mẹ sinh tôi ra, giảng đường Đại Học dạy tôi làm người, dạy tôi hiểu thế nào công lý của tự do dân chủ…

Từ trong bản án đã tuyên tự nó nói lên rất nhiều điều - Nhưng điều đậm nét đọng lại đó là thuộc địa Hong Kong sau 137 năm (1860-1997) dưới chế độ mẫu quốc thực dân Anh người dân đã được khai sáng một nền văn minh pháp trị đúng nghĩa mà Pháp Đình là nơi không có chổ cho chính trị, nơi mà nhân quyền phải được tôn trọng tuyệt đối, nơi các quan tòa duy nhất chỉ phải tuân theo câu chữ của các văn kiện điều khoản pháp luật qui định mà không phải cuối thấp đầu trước bất cứ áp lực nào (ít nhất cũng thể hiện qua phiên tòa này). 

Từ đó chúng ta nhìn lại tại Việt Nam trên danh sách hàng trăm tù nhân lương tâm và chính trị đang bị tù đày tính đến 2016 (2)

Để chúng ta nhận diện một cách chính xác cơ chế thực thi công lý của Việt Nam là Pháp Trị hay Đảng Trị? Dù Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Nói gì thì nói - Nguyên tắc Tòa án phải là nơi “phi chính trị” trở nên khôi hài khi thế giới và toàn dân Việt hàng ngày vẫn nhìn thấy từng bầy quan tòa là đảng viên CSVN ngồi xét xử những “can phạm” nhân dân bằng lời nói ôn hòa lên tiếng phê phán chế độ độc tài toàn trị đảng CSVN (mà Việt Nam thì không hiếm các luật sư độc lập không phải là đảng viên CS) - Tại sao các quan tòa tại Việt Nam cứ phải là đảng viên CS!? - Xin thưa: Các quan tòa đảng viên CS này đang thực thi sự độc lập, không thiên vị khi xét xử những người phê phán chính cái đảng cộng sản của họ!???. 

2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Bài hay quá, cám ơn Nguyễn Tường Thụy. Xin phép post bài trên FB.

    Trả lờiXóa