Tít bài viết dưới dạng một câu hỏi. Vậy blog NTT cũng xin được bàn: Trịnh Xuân Thanh khó có thể (nếu không muốn nói là không) trở thành nhà dân chủ, vì:
Thanh không phải từ một dân oan nhận thức được sự oan ức là từ đâu, dẫn đến con đường đấu tranh cho dân chủ; mà là Thanh từ trong lòng chế độ độc tài, trốn chạy khỏi sự trừng phạt của đồng chí mình. Việc trốn chạy và bỏ đảng của hắn là mâu thuẫn nội bộ, lý do tham nhũng thì ít nhưng lý do không cùng phe nhóm thì nhiều (vì rất nhiều đứa tham nhũng hơn hắn nhưng không sao cả). Cũng như đồng chí của hắn, hắn đã góp phần tích cực vào việc tàn phá đất nước. Người như hắn không thể yêu dân chủ, mà chỉ thích độc tài vì độc tài đã tạo điều kiện cho hắn tham nhũng, phá nát đất nước này.
Nhưng cũng cần để ngỏ một khả năng, cho dù rất thấp là Thanh sám hối, lương tâm thức tỉnh. Hắn tuyên bố xin lỗi nhân dân, dùng toàn bộ tiền tham nhũng được chia cho dân oan, tù nhân lương tâm, giúp cho phong trào dân chủ, tự nguyện đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Khi ấy làng dân chủ chẳng hẹp hòi gì mà không nhận một kẻ đào ngũ từ phía bên kia nay đã cải tà qui chính.
Ảnh: blog Người Buôn Gió.
Vụ Trịnh Xuân Thanh tiếp tục biến diễn thành một biến cố lớn đối với đảng CSVN về thảm họa rỗng mục ý thức hệ. Việc ông Thanh tuyên bố tự nguyện ra đảng trong thời gian bị điều tra về gây lỗ hơn 3,200 tỷ đồng tại PVC chỉ là “chuyện nhỏ”. Nhưng chuyện lớn hơn nhiều là bản báo cáo kiêm lá đơn ra đảng của ông Thanh “không còn tin tưởng vào đồng chí tổng bí thư” và đã trở thành tiền lệ đầu tiên về một cán bộ bị điều tra sai phạm và tham nhũng đã phản kích lại chính chủ của mình.
Việt Nam lại tiềm ẩn vô số cán bộ đảng viên sai phạm kinh tế. Hẳn tiền lệ của Trịnh Xuân Thanh sẽ trở thành một bài học đáng tham khảo cho nhiều cán bộ đã về hưu hoặc còn đương chức, nhất là về kinh nghiệm đào tẩu thành công của ông Thanh.
Nếu vào thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, xác suất cán bộ sai phạm kinh tế bị bắt giam và đưa ra tòa vẫn còn thấp, thì thời nay lại đang rơi vào tham vọng “chống tham nhũng” và nêu bật hình ảnh cùng điều được gọi là “uy tín chính trị” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với chủ trương “việc cần làm ngay” mới lộ diện từ tháng 6/2016, có thể hình dung tâm thế của ông Trọng đang muốn trở thành “Nguyễn Văn Linh thứ hai”, được nhân dân ghi dấu và lịch sử mãi mãi không quên. Chính vì thế và nói như ông Trọng, trường hợp Trịnh Xuân Thanh mới chỉ là “một ví dụ”, và sẽ còn nhiều “ví dụ” khác.
Những quan chức tham nhũng đang ngày càng cuống cuồng lo sợ về tương lai phải hầu tòa và lãnh án chung thân, tử hình. Nếu vào năm 2015 tổng bí thư Trọng đã cất công sang tận Bắc Kinh để học tập kinh nghiệm chống tham nhũng của Tập Cận Bình và Ủy ban Kỷ luật trung ương Trung cộng, thì hãy coi chừng ông Trọng đang rập khuôn bài bản của Bắc Kinh vào cuộc chiến “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam.
Chính vì thế mới sinh ra những trường hợp có quốc tịch Malta như nữ đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
Nhưng Trịnh Xuân Thanh còn cao tay ấn hơn. Nhân vật này có lẽ đã tiên liệu được số phận đau đớn của mình từ trước tháng 6/2016 là thời điểm Tổng bí thư Trọng bắt đầu chỉ đạo điều tra vụ xe Lexus ở Hậu Giang, và đã tính đến một đường thoát.
Nếu tin tức mà blogger Người Buôn Gió úp mở tung ra là đúng, ông Trịnh Xuân Thanh có một khả năng đã “tị nạn chính trị’ ở nước ngoài và nhân tiện móc nối liên lạc luôn với “phe địch” là ông Bùi Thanh Hiếu để “chống phá nhà nước”. Vụ việc này hiện thời đang bán tín bán nghi và khiến giới dư luận viên lẫn công an Việt Nam nhảy dựng. Những lời chửi bới, thóa mạ và lên án ông Trịnh Xuân Thanh đang ngày càng đầy lên.
Trịnh Xuân Thanh sẽ trở thành một “nhà dân chủ” chăng?
Đó là một giả thiết mà trước đây rất khó tưởng tượng ra đối với những người một lòng theo đảng và “còn đảng còn tiền”. Nhưng không loại trừ việc thông qua kinh nghiệm đại hội 12, những người như Trịnh Xuân Thanh đã nhận ra tác động ghê gớm của mạng xã hội mà cả hai phe Nguyễn Tấn Dũng lẫn Trương Tấn Sang đều phải dựa vào. Cũng có thể vì thế mà Trịnh Xuân Thanh đã quyết định “trở cờ” để nhảy sang “phe dân chủ”.
Nếu trở thành một “nhà dân chủ”, Trịnh Xuân Thanh sẽ có vài cái lợi: được mạng xã hội công khai thông tin về mình và do đó đảng sẽ không thể ém nhẹm, tạo ra một sức ép dư luận trong và ngoài nước mà khiến những đòn bắt kín của đảng có thể bị suy giảm nặng về tính hiệu quả. Thậm chí có thể trong suy tính của mình, ông Thanh còn hy vọng ông sẽ trở thành một trường hợp “nhân quyền trong đảng” để được cộng đồng quốc tế và các chính phủ tiến bộ trên thế giới quan tâm, do đó đến một lúc nào đó sẽ được nhận quy chế tị nạn chính trị, bất chấp sự lồng lộn của đảng cũ của ông.
Lê Dung / SBTN
Sự thực là - kể từ năm 1986 tới nay không một đảng viên csVN nào còn có và tin vào lý tưởng CNXH-CNCSmà đảng csVN đang rêu rao hàng ngày. Ngay cả những "cây" ní nuận Mác xít gạo như Nguyễn Phú Trọng cũng đã phải - dù là vô tình thốt lên "...đến cuối thể kỷ này CNXH vẫn chưa thể thành công ở VN..." (!???).
Trả lờiXóaTuy nhiên do lãnh đạo csVN nhận thấy "bỏ điều $ HP là tự vẫn" nên họ đã bằng mọi cách để duy trì sự tồn tại và ghế lãnh đạo của mình bằng:
1. Trong nước thì thắt chặt mọi hình thức kềm cặp nhân dân, nâng CA và QĐ lên thành 2 lực lươgj chủ yếu để "giữ ổn định chính trị" - là cách nói tránh đi cho việc giữ chế độ cộng sản - là chế độ quy định tước đoạt hết các quyền và lợi ích cơ bản của công dân;
2. Ngoài nước thì tăng cường và thắt chặt quan hệ tới mức phụ thuộc hoàn toàn vào csTQ, là nguồn lực viện trợ ngầm không chính thức cho chế độ.
Bất cứ đảng viên csVN nào hiện nay, nếu không được chia chác chút gì đều bất mãn sâu sắc với đảng csVN của họ. Con số này chiếm phần lớn trong số 4 triệu đảng viên csVN.
Tuy vậy, họ không bao giờ tự đào mồ chôn mình, cũng giống như con của kẻ cướp không bao giờ nói cha mình là kẻ cướp! Đây là một trạng thái của tinh thần bị nhồi sọ và phụ thuộc, do CNCS khai thác tốt tâm lý bầy đàn của công chúng, cộng với hoàn cảnh sống khó khăn, phụ thuộc nên dần dần, các đảng viên csVN mất hết ý chí đấu tranh!
Nhưng, trong những trường hợp cụ thể, nếu bị dồn vào đường cùng, bản năng sinh tồn sẽ dẫn họ tới hành động quyết liệt là loại trừ thế lực đang muốn loại trừ mình! Phong trào K59 ở yên bái và vụ vượt thoát quay giáo vô "minh chủ" của Trịnh Xuân Thanh là những ví dụ điển hình, nóng hổi!
Hành động của họ không phải từ động lực tư tưởng hay ý thức hệ, mà do ý thức sinh tồn. Chắc chắn sẽ có thêm các vụ K59 Yên bái hoặc qua khỏi truông TXT nữa trong thời gian tới, vì hiện không ai - kể cả TBT Nguyễn Phú Trọng có thể kiểm soát được đảng viên và cán bộ dưới quyền!
Còn việc những người này có tham gia các phong trào XH-DC hay không thì không có câu trả lời chung, nhưng có một phần phụ thuộc vào vai trò và sự tiếp cận của những người trong các phong tráo XH-DC...