Nhà tù Kajang ở Malaysia, nơi đang giam giữ Đoàn Thị Hương, nữ nghi phạm Việt Nam trong nghi án Kim Jong-nam, chú trọng đến việc trang bị cho các tù nhân văn hóa và kỹ năng để tái hòa nhập xã hội.
Đoàn Thị Hương và nữ nghi phạm Indonesia Siti Aisyah hôm qua được đưa về nhà tù Kajang sau khi bị tòa án buộc tội giết công dân Triều Tiên Kim Chol, người được cho là ông Kim Jong-nam, anh trai lãnh đạo Kim Jong-un.
Nhà tù Kajang nằm ở bang Selangor, gồm hai khu phức hợp dành cho tù nhân nam và nữ, là một trong những cơ sở giam giữ tội phạm chính ở Malaysia. Ảnh: Press TV
Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Ahmad Zahid Hamidi trong một chuyến thăm nhà tù Kajang năm ngoái.
Khác với những hình dung quen thuộc của mọi người, nhà tù Kajang không cải tạo tù nhân thông qua các hình phạt mà bằng giáo dục.Ảnh: The Star
Trong hình là một phòng giam trong nhà tù Kajang cho 6 tù nhân, với các trang thiết bị cơ bản gồm 3 giường tầng, một bồn rửa mặt và một nhà vệ sinh. Mỗi tù nhân có dép riêng và được quản lý bằng số thay vì tên. Ảnh: Sunshine Kelly
Các tù nhân vị thành niên nhận đồ ăn trong một bữa trưa từ thiện ở nhà tù. Ảnh: Rotary Club of Bandar Sunway
Một tù nhân trả lời các phóng viên báo chí. Những người phía sau đang chờ được trả tự do sau khi mãn hạn tù. Ảnh: Berita Harian Press
Trường Integrity bên trong nhà tù Kajang (SIK) là một trong 8 trường học được thành lập ở Malaysia năm 2008 để giáo dục cho các tù nhân trẻ. Không chỉ giúp họ phục hồi nhân phẩm, trường còn cấp các chứng chỉ văn hóa và đào tạo nghề.
Trường được bao quanh với những bức tường bê tông cao và lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: The Star
Phòng sử dụng máy tính của các tù nhân. Ảnh: Sunshine Kelly
Là nhà tù nữ lớn nhất nước, Kajang còn có nhiều lớp dạy kỹ năng như nấu nướng, làm bánh, may mặc, làm đồ thủ công... Các sản phẩm của họ được gắn nhãn "My Pride" (Niềm tự hào của tôi) và bày bán tại các triển lãm hoặc trên trang web riêng. Ảnh: Filepic
Lò làm bánh bên trong nhà tù Kajang thu hút hàng trăm tù nhân nữ. Bánh quy thường được bán với giá hơn 20 RM (5 USD) một hộp. Malaysia thu về hàng chục triệu RM mỗi năm thông qua việc bán các sản phẩm do tù nhân trên khắp cả nước làm ra. Ảnh: The Star
Tiệm làm đẹp bên trong nhà tù do chính các nữ tù nhân tự tay chăm sóc khách hàng. Chỉ những tù nhân không phạm tội bạo lực mới được làm việc ở đây. Mỗi sáng, họ đi qua 4 chốt kiểm tra an ninh mới đến được salon nằm cách phòng giam vài trăm mét.
Từ khi mở cửa năm 2008, salon này thu hút một lượng khách ổn định với nhiều dịch vụ chăm sóc sắc đẹp từ đầu đến chân có giá từ 30 RM (gần 7 USD). Ảnh: AFP
Nhiều biểu ngữ động viên và khuyến khích các tù nhân cải tạo, hoàn lương và tái hòa nhập xã hội sau khi ra tù được thể hiện bằng tiếng Arab bên trong nhà tù. Ảnh: Sunshine Kelly
Các tù nhân chơi nhạc trong trường học của nhà tù Kajang. Những nam sinh này nằm ở độ tuổi từ 14 đến 21, bị giam giữ với nhiều tội danh từ trộm cắp đến cưỡng hiếp thậm chí giết người.
"Tôi cảm thấy mình trở thành một người tốt hơn nhờ kỷ luật ở đây", một tù nhân trẻ tên Aiman, người lĩnh án 3 năm tù vì tham gia một vụ cướp, nói. Ảnh: The Star
Anh Ngọc
Trả lờiXóaNghĩ đến Đức cha Ngô Quang Kiệt, nghĩ đến Đoàn Thị Hương
************************************
https://3.bp.blogspot.com/-rzKtl-iPimI/VvuBaH3zYFI/AAAAAAAAPig/DQ6bYcpfeuQrDj5n4j0i9mA0OG5BMDoOw/s640/DGMNgoQuangKiet.jpg
Lâu rồi đôi khi nghĩ đến Đức cha Ngô Quang Kiệt
Câu danh ngôn
«Thật nhục nhã khi mang hộ chiếu có Quốc tịch Việt Nam! »
Ấy thế mà gần 40 năm vẫn giữ
Như cảo thư nhỏ mang Quốc hồn Quốc túy
Trân trọng trong túi áo bên trái ta
Rồi kẻ lưu vong họ Kim vừa bị giết
Tại phi cảng Mã Lai
https://gdb.voanews.com/CD3D949D-7F35-4DFD-91EB-BFD20B8B2541_cx0_cy13_cw98_w250_r1_s.jpg
Nghĩ đến Đoàn Thị Hương mặt mũi phờ phạc
Ngày ra toà không có bảo hộ nào từ Quê hương
So cô gái đồng phạm Nam Dương
Đất nước cô thuê bốn luật sư để bào chữa.
Nước Malaysia phải chỉ định một luật sư cho Hương
Gia đình em nghèo không tiền ngay cả đi thăm
Người Việt ra thế giới không đáng bằng con kiến
Mang Quốc tịch Việt ngay như Nhà tu Ngô Quang Kiệt
Còn thốt lên thành danh ngôn
«Thật nhục nhã khi mang hộ chiếu có Quốc tịch Việt Nam! »
Không nơi nương tựa không nơi dựa dẫm
Ấy thế mà gần 40 năm vẫn giữ
Như cảo thư nhỏ mang Quốc hồn Quốc túy
Trân trọng trong túi áo bên trái ta
https://ants.gouv.fr/var/ants/storage/images/media/images/site-ants/les-titres/les-titres-titres-de-voyage-image/5915-3-fre-FR/Les-titres-Titres-de-voyage-Image_articleimage.jpg
Người Việt ra thế giới không đáng bằng con kiến
Mang Quốc tịch Việt ngay đến như Nhà tu Ngô Quang Kiệt
Còn thốt lên thành danh ngôn dù xa rời trần tục
«Thật nhục nhã khi mang hộ chiếu có Quốc tịch Việt Nam! »
Không nơi nương tựa không nơi dựa dẫm
Chợt nhớ đến sốc Hiên nghe tôi nói thốt lên
«Anh mang làm gì cái của nợ ấy !! »
http://www.vinadia.org/wp-content/uploads/2015/03/Dem-giua-ban-ngay-Vu-Thu-Hien-196x300.jpg
Đúng là như chuyện 'Đêm giữa ban ngày'
Ngay giữa Paris Ánh sáng
Ngay cái gọi là thèng bạn
Bày mưu lập kế mang cả gia đình qua Pháp
26 năm trước nay vẫn sống như đã chết rồi
Tran Antoine vợ Tran Audrey con Tran Catherine
Cặp vợ chồng chuyên gia rửa tiền
http://www.hanoiparis.com/img_poeme/10532.jpg
Chưa hết TS Antoine Tran còn về bàn
Du lịch sinh thái sinh lý như KTS Bùi Kiến Quốc
Đồng bằng sông Cửu Long và Quảng Nam
Lưu vong may ta vẫn sống còn
Đi làm lưu sinh học vào Trường Lớn làm hãng lớn
Nhờ Bửu bối mang kề kề trong mình gần 40 năm vẫn giữ
Như cảo thư nhỏ mang Quốc hồn Quốc túy
Trân trọng trong túi áo bên trái ta mãi mãi không từ .. ..
TRIỆU LƯƠNG DÂN