Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Cảng Quy Nhơn được bán như thế nào?

Quá trình cổ phần hóa và thoái toàn bộ phần vốn nhà nước tại cảng Quy Nhơn diễn ra nhanh đến bất thường. Kết cục là khối tài sản đồ sộ của cảng này rơi vào tay một doanh nghiệp với giá chỉ vài trăm tỉ đồng

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, trong những ngày tới, đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ sẽ vào Bình Định để thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa (CPH) cảng Quy Nhơn. Kết quả thanh tra báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1-7-2017.

Tài sản đồ sộ, định giá 404 tỉ đồng

Cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976 do Cục Đường biển (Bộ Giao thông Vận tải - GTVT) quản lý. Đến năm 1993, Bộ GTVT quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước (DNNN) Cảng Quy Nhơn. Năm 2009, cảng trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn. Tháng 7-2013, Vinalines phê duyệt phương án CPH, chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thành Công ty CP Cảng Quy Nhơn (QNP).

Trước khi CPH, cảng Quy Nhơn là một trong những cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại 1 của nhóm cảng biển Nam Trung Bộ với hệ thống 20.960 kho, 48.000 m2 bãi chứa container. Cùng với đó, cảng có trụ sở làm việc 3 tầng đồ sộ, hàng chục gian nhà ở và hơn 300.000 m2 đất các loại ngay trong nội thành Quy Nhơn dưới hình thức thuê đất 50 năm hoặc giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn có nhiều bất thường Ảnh: ANH TÚ

Ngoài hạ tầng cơ sở và diện tích đất bạt ngàn, cảng Quy Nhơn còn có 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824 m, trong đó lớn nhất là cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 tấn giảm tải ra vào làm hàng. Theo nhiều chuyên gia về cảng biển, để có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 50.000 tấn, mức đầu tư xây dựng cho riêng cầu tàu này phải hơn 1.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, cảng sở hữu 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng trị giá hàng trăm tỉ đồng, như cần cẩu có sức nâng từ 7 đến 100 tấn, xe nâng, tàu lai, ô tô tải, xe xúc, xe đào, trạm cân. Trong đó, riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá trên thị trường khoảng 150 tỉ đồng.

Với khối tài sản đồ sộ như vậy nhưng trước khi CPH, QNP chỉ được định giá hơn 404 tỉ đồng (thời điểm này QNP có lượng tiền mặt gần 53 tỉ đồng và chỉ nợ ngắn hạn hơn 100 tỉ đồng). Đáng chú ý, nhiều tài sản, thiết bị của QNP được định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Điển hình như hàng chục cần cẩu, xe cẩu, xe nâng, tàu lai chuyên dụng trị giá hàng trăm tỉ đồng nhưng chỉ được định giá... hơn 1,9 tỉ đồng.

“Nhà đầu tư chiến lược” hưởng trọn

Theo Quyết định số 336/QĐ-HHVN ngày 22-7-2013 của Vinalines, quá trình CPH và thoái vốn nhà nước tại QNP được chia làm 2 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 phát hành lần đầu 40.409.950 cổ phần (CP), trong đó nhà nước chiếm 75% vốn điều lệ; người lao động và tổ chức công đoàn 5%; nhà đầu tư chiến lược 10% và phát hành ra bên ngoài 10%. Giai đoạn 2, nhà nước giảm tỉ lệ CP nắm giữ xuống còn 49%, thực hiện trong khoảng thời gian 2014-2015.

Trên cơ sở đó, tháng 9-2013, QNP tổ chức bán đấu giá thành công, bán ra 10% vốn điều lệ cho cổ đông tự do, tương đương 4,04 triệu CP với mức giá bình quân 12.792 đồng/CP. Ngoài ra, QNP cũng bán 4,04 triệu CP khác cho “nhà đầu tư chiến lược” là Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (gọi tắt: Công ty Hợp Thành; trụ sở ở TP Hà Nội).

Theo Đề án tái cấu trúc Vinalines giai đoạn 2012-2015 và Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN, QNP nằm trong diện nhà nước (Vinalines đại diện phần vốn) phải nắm giữ 75% vốn điều lệ. Thế nhưng, tháng 6-2015, Vinalines bất ngờ chuyển nhượng đợt 2 với 10,5 triệu CP, tương đương 26,01% tỉ lệ sở hữu QNP cho Công ty Hợp Thành. Chỉ 3 tháng sau, tháng 9-2015, Vinalines tiếp tục bán toàn bộ phần vốn còn lại trong QNP (19,8 triệu CP với tỉ lệ 49%) cho Công ty Hợp Thành, giúp DN này tăng tỉ lệ nắm giữ QNP lên 86,23% với tổng trị giá chỉ 440 tỉ đồng.

Đáng nói là trước khi chuyển nhượng toàn bộ CP cho Công ty Hợp Thành trong đợt 2 và đợt 3, giữa năm 2015, lãnh đạo QNP có văn bản gửi Vinalines và Bộ GTVT, đề nghị giữ lại 51% phần vốn nhà nước nhưng không được xem xét. Trong khi đó, tháng 7-2015, khi đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, ông Nguyễn Văn Thiện (nay đã nghỉ hưu) lại có văn bản đề nghị Bộ GTVT khẩn trương bán phần vốn còn lại cho “nhà đầu tư chiến lược” để tạo nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, mở rộng cảng Quy Nhơn (?).


Từng được đề nghị mua 2.000 tỉ đồng
Tiến sĩ Võ Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định, cho rằng cảng Quy Nhơn có vị trí hết sức đắc địa mà nếu không dựa vào nó để phát triển kinh tế thì thất sách. “Tôi cảm thấy rất tiếc khi nhà nước đã bán toàn bộ phần vốn tại cảng Quy Nhơn cho tư nhân. Một khi tư nhân nắm quyền thì họ chỉ tập trung vào thu hồi vốn còn chuyện khác tính sau ” - ông Anh bày tỏ. Còn theo ông Nguyễn Hữu Phúc, nguyên Tổng Giám đốc và là thành viên Ban Chỉ đạo CPH QNP, cảng Quy Nhơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc phòng. Vì lý do này, khi còn đương chức, ông đề nghị giữ lại 51% phần vốn nhà nước chứ không bán hết 100% cho nhà đầu tư. 
Nhiều cựu cán bộ QNP cho biết thêm trong quá trình CPH, một số DN đến đặt vấn đề mua toàn bộ QNP với giá khoảng 2.000 tỉ đồng nhưng không được. Thay vào đó, chỉ trong 2 năm (2013-2015), Công ty Hợp Thành ôm trọn 86,23% CP của QNP chỉ với giá 440 tỉ đồng.

Ông chủ Công ty Hợp Thành là ai? 
Theo tìm hiểu, người đang nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty Hợp Thành là ông Lê Hồng Thái, SN 1974, hiện ngụ tại TP Hà Nội. Trong tỉ lệ 86,23% CP của QNP mà Công ty Hợp Thành sở hữu, ông Thái nắm giữ 45%; số còn lại đều do vợ, con ông đứng tên, lần lượt là 36% và 19%. Từ năm 2015, sau khi mua phần lớn CP của QNP, ông Thái tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc QNP. 
Trước khi mua CP của QNP, Công ty Hợp Thành là DN chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản và kinh doanh bất động sản, chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành cảng biển. Vậy nhưng, chẳng hiểu vì lý do gì, Vinalines lại chọn Công ty Hợp Thành là “nhà đầu tư chiến lược” để rồi nhanh chóng bán toàn bộ phần vốn nhà nước tại QNP cho DN này. Vì sao có sự ưu ái bất thường này? 
Theo điều tra của chúng tôi, ông Lê Hồng Thái từng là thành viên HĐQT Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), cùng thời điểm Trịnh Xuân Thanh là chủ tịch HĐQT. Ngoài ra, ông Thái còn là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Imico (PVC- IMICO), công ty con của PVC. Thời điểm này, không chỉ PVC mà PVC-IMICO cũng thua lỗ nghiêm trọng. Tuy nhiên, năm 2013, khi đang thi công cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVC làm chủ đầu tư, PVC-IMICO được PVC ưu ái ứng vượt khối lượng trong hợp đồng gần 77 tỉ đồng. Sau đó, PVC-IMICO không chuyển trả lại phần vốn ứng, bị PVC “liệt” vào dạng “nợ khó đòi”.
NHÓM PHÓNG VIÊN

2 nhận xét:

  1. Thế mới có chuyện rửa tiền tại ÂU-MỸ của bọn vịt kìu iêu nước AO chớ !!!!

    CHÚNG LỪA ĐẢO VƠ VÉT nhân dân tiết kiệm gởi ngân hàng rồi ĂN CƯỚP KHÔNG trên sự tằn tiện đàu tư vào Tương lai cho tuổi già con cháu ăn học rồi chuyển ra nước ngoài

    CHÚNG VƠ VÉT THAM NHŨNG TRÊN XƯƠNG MÁU CỦA MẸ VIỆT NAM rồi chuyển ra nước ngoài



    Thế mới có chuyện rửa tiền tại ÂU-MỸ của bọn vịt kìu iêu nước AO chớ !!!!
    Từ vụ 'Hồ sơ Panama': 9,3 tỷ USD bất hợp pháp mỗi năm chạy khỏi Việt
    Nam đi đâu?

    http://vietnamfinance.vn/upload/news/homai/2016/4/13/Untitled.png

    Dòng tài chính bất hợp pháp tại các nước đang phát triển lần đầu tiên vượt qua mốc 1 nghìn tỷ USD trong năm 2011 và đã tăng lên 1,1 nghìn tỷ USD trong năm 2013, đánh dấu một sự gia tăng đáng kể từ năm 2004, thời điểm dòng tiền bất hợp pháp chỉ đứng ở mức 465,3 tỷ USD. Dòng tài chính bất hợp pháp trung bình một năm chiếm khoảng 4,0% GDP của các nước đang phát triển, theo GFI.

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actutxt&idfam=41&idactu=499
    https://anhbasam.files.wordpress.com/2017/03/h1451.jpg

    Tể tướng NGUYỄN PHẢN FUC*K cùng BỌN RỬA TIỀN núp bóng vịt kìu MẼO iêu nước AO còn có chút Lương tâm chút Lương tri có thấy mình dơ bẩn như siêu vi khuẩn SIDA/HIV hay siêu vi trùng ung thư hay không
    ??? sống trên sự khổ cực khốn cùng của MẸ VIỆT NAM già khổ gánh gồng như hình trên không ???

    https://www.youtube.com/watch?v=8k-jqj5lBGs&t=443s

    Nguyễn Xuân Phúc phát điên bởi khối tài sản khổng lồ tại Mỹ có nguy cơ mất trắng

    BỌN RỬA TIỀN người Phốp gốc Vịt có thấy mình dơ bẩn
    như siêu vi khuẩn SIDA/HIV hay siêu vi trùng ung thư hay không ???

    https://www.youtube.com/watch?v=cNBRpQ-XK4Q

    Người đàn ông Pháp giải cứu hàng nghìn phụ nữ Việt khỏi nạn buôn người

    https://www.youtube.com/watch?v=Ve4EVB5pNi4&t=31s

    Patrick PHAM = siêu trùm rửa tiền tại PHÁP

    https://www.youtube.com/watch?v=VVYR6iNRpR0

    Cán Bộ Cao Cấp VC Đua Nhau Mua Biệt Thự, Thương Xá, Chung Cư Sang Trọng Ở Nước Ngoài

    https://www.youtube.com/watch?v=1TcvZF8AxKc

    Bùi Kiến Quốc = Sán lãi siêu vi trùng

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Theo Báo cáo của Tổ chức phòng chống rửa tiền Global
      Financial Integrity (GFI) của Mỹ, Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong các
      luồng tiền bất chính với con số đáng kinh ngạc: 1.250 tỷ đô la rời khỏi
      Hoa Lục giữa năm 2003 và 2012 và số lượng tiền 250 tỷ đô la vốn thất
      thoát từ Bắc Kinh chỉ trong năm 2012.

      Trong cùng Báo cáo của Tổ chức phòng chống rửa tiền Global Financial Integrity (GFI) 92,9 tỷ đô làvốn thất thoát từ Hà Nội Việt Nam giữa năm 2004 và 2013, khoảng soit 9,29 tỷ đô la mỗi năm

      Chiến dịch săn cá mập rửa tiền tại Hải ngoại trên xương máu hàng triệu Dân oan
      www.hanoiparis.com/construct.php?page=actu2&idfam=41

      “Thế giới có 800 khu Công nghệ cao thì ta đang ở đâu?”
      Nguyễn Xuân Phúc

      RƠI VÀO TÚI con chuột cống con ma cà rồng BẢY PHÚC thất fuc*k ĐÀU NIỂNG thủ nghẹo tại các biệt thự tại CALI HOA KỲ và trong công băng ngân hàng THỤY SĨ

      https://www.youtube.com/watch?v=s2JAbEVAgj4

      nguyễn xuân phúc tham nhũng - Khổi tài sản hàng ngàn tỷ của Nguyễn Xuân Phúc -

      https://www.youtube.com/watch?v=VVYR6iNRpR0

      Cán Bộ Cao Cấp VC Đua Nhau Mua Biệt Thự, Thương Xá, Chung Cư Sang Trọng Ở Nước Ngoài

      https://www.youtube.com/watch?v=Ve4EVB5pNi4&t=46s

      Patrick PHAM = siêu trùm rửa tiền tại PHÁP



      Chỉ mới 2 Chú Vịt kìu iêu nước AO Bùi Kiến Quốc + Patrick PHAM tại Pháp sau đây ngốn đến 1.400.000.000 Âu kim ... Đây là lũ Vong ân bội nghĩa LÀM CHÂN RẾT RỬA TIỀN

      Đây là lũ Vong ân bội nghĩa.

      CHÉP LIÊN KẾT SAU VÀO INTERNET MÀ XEM

      https://www.youtube.com/watch?v=1TcvZF8AxKc

      Bùi Kiến Quốc = Sán lãi siêu vi trùng

      The total cost of construction for each ship was around $4.5
      billion.

      Phí tổn tất cả xây dựng mỗi hàng không mẫu hạm là 4.500.000.000.000 đô la

      https://en.wikipedia.org/wiki/Nimitz-class_aircraft_carrier

      200 công ty MA rửa tiền của bọn vịt kìu iêu nước AO tại Pháp suốt 15 năm qua lên đến 20.000.000.000 euros sau 2 ngày cuối tuần thử làm KIỂM TOÁN tổng quát trên 200 công ty MA rửa tiền này

      Tính ra mỗi Siêu hàng không mẫu hạm Mỹ trị giá 4.500.000.000 Mỹ kim ...

      Trên 200 công ty MA của bọn vịt kìu iêu nước AO tại Pháp cùng bọn Quan Đỏ ĐÃ ĂN CẮP của ĐẤT NƯỚC gần 5 Siêu hàng không mẫu hạm trong cuộc kháng chiến chống TÀU CỘNG ĐẠI HÁN HẢI TẶC trên BIỂN ĐÔNG !!!

      CHÉP LIÊN KẾT SAU VÀO INTERNET MÀ XEM

      https://www.youtube.com/watch?v=6qSzPfl3D98

      Hàng không mẫu hạm nguyên tử George Washington giá 4.500.000.000 Mỹ kim ..đang thao diễn tập trên Biển Đông


      Mỗi cô dâu Đài Loan về Xứ HÁN giá 2.000 Âu kim
      1.400.000.000 Âu kim ... MẤT BAO NHIÊU TRĂM NGÀN cô thôn nữ Thúy Kiều thời đại Toàn cầu bán mình chuộc Cha giúp Mẹ nuôi Em ????


      200 công ty MA rửa tiền của bọn vịt kìu iêu nước AO tại Pháp suốt 15 năm qua lên đến 20.000.000.000 euros MẤT 60 tầu ngầm KILO
      Hợp đồng mua sắm 6 tàu ngầm lớp Kilo, tổng trị giá 2 tỷ USD
      Chiếc cuối cùng trong loạt 6 tàu ngầm của Việt Nam mang mã số nhà ...
      So sức mạnh 6 tàu ngầm Kilo Việt Nam và Hạm đội Biển Đen 11/02/2016

      http://anninhthudo.vn/quan-su/so-suc-manh-6-tau-ngam-kilo-viet-nam-va-ham-doi-bien-den/660527.antd


      Xóa