Trong một phiên tòa ở Đồng Tháp ngày hôm qua, luật sư phải la lên “Tòa mớm cung!”, rồi hai luật sư đồng loạt đứng yên không chịu ngồi. Quả thật đây là chuyện hi hữu trong hoạt động tố tụng.
Ngày 28/3, Tòa án tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo kêu oan là Nguyễn Thị Bích Khiêm. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Thị Mai.
“Chúng tôi ‘biểu tình đứng’ để phản đối chủ tọa phiên tòa ép cung bị cáo”, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc nói với Nhà Quản Lý trong tâm trạng chưa hết bức xúc.
Theo tường thuật của luật sư Trịnh Vĩnh Phúc (Đoàn luật sư TP.HCM), phiên tòa rất căng thẳng, nặng nề, bởi cả bị cáo và luật sư bào chữa bị ức chế bởi thái độ, khẩu khí, ngữ điệu và lối điều khiển phiên tòa của chủ tọa.
Theo lời thuật của luật sư Phúc, mở đầu với phần thủ tục, khi luật sư nêu ý kiến về sự vắng mặt do không được triệu tập của người có quyền lợi – nghĩa vụ liên quan là chồng bị cáo và bị đơn dân sự là Công ty TNHH TM DV Thiên Nhiên cũng như sự vắng mặt của một số người làm chứng… lập tức bị thẩm phán chủ tọa phiên tòa ngăn không cho nói và phê phán luật sư nhận thức nhầm lẫn giữa vụ án hình sự với dân sự.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc trong một phiên tòa.
“Trong phần thẩm vấn suốt buổi sáng đến đầu buổi chiều, chủ tọa phiên tòa liên tục ngắt lời bị cáo”, luật sư Phúc nói. “Cụ thể mỗi khi bị cáo đề cập đến những vấn đề mấu chốt hay lý giải cho hành động của mình đều bị chặn lại một cách gắt gỏng và không tiếc lời chê bai, thậm chí bắt bẻ khi bị cáo nói lời cảm ơn hay xin lỗi”.
“Với ‘người bị hại’, mặc dù cũng tỏ ra bực mình, sốt ruột và gắt gỏng vì lối trả lời lơ mơ, nhưng rồi thẩm phán cũng khéo léo gợi ý cách trả lời, nhắc tuồng… đến nỗi tôi không kìm được phải thốt vọng lên: ‘Tòa mớm cung!’.”
Diễn biến phiên tòa đầy kịch tính, theo luật sư Phúc là do bị chủ tọa ép cung bị cáo và gần như là khống chế cả luật sư. Và đỉnh điểm là luật sư Phúc và luật sư Đỗ Hòa (Đoàn luật sư Quảng Nam) đứng phắt dậy. Luật sư Phúc lớn tiếng đến gần như hét giữa phiên tòa: “Tôi phản đối chủ tọa ép cung bị cáo!”.
Luật sư Đỗ Hòa tiếp lời trong nỗi uất ức: “Từ sáng tới giờ chúng tôi bị căng thẳng, mệt mỏi và ức chế. Mệt mỏi không phải vì công việc mà vì sự cao giọng của bà thẩm phán, khiến tôi bị ép tim, chúng tôi còn bị ức chế huống gì với bị cáo!”.
Rồi cả hai luật sư giữ nguyên tư thế đứng thẳng người trong một khoảng lặng khá căng thẳng.
“Phản ứng của chúng tôi ngay lập tức có tác dụng”, luật sư Phúc cho biết. “Chủ tọa chùng giọng, mời chúng tôi ngồi xuống, sau đó nhẹ nhàng mời chúng tôi tham gia thẩm vấn. Và từ thời điểm này đến kết thúc phiên xét xử thái độ của bà thẩm phán trở nên nhẹ nhàng và đúng mực”.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cũng cho biết, đây là lần thứ hai ông “biểu tình đứng”. Lần thứ nhất là tại trong phiên tòa ở Tây Ninh cách đây hơn 8 năm.
Quốc An
Trả lờiXóaTinh thần «chi bằng học» của Chí sĩ Phan Châu Trinh biến thiên trong Thời Toàn cầu hóa
http://www.hanoiparis.com/img_famactu/16.jpg
Học hầu bán óc để vui chơi
Học để dấn thân học giúp đời
Học xong quịt nợ Dân thân làm tớ
Bán óc nuôi chôn nhục kiếp người
Học thân làm lao nô bằng chất xốm
Lưu lạc lưu sinh tầm gửi khắp nơi
Đất Nước nhiễu nhương chi bằng học
Học để quên như đà điểu núp đời
Chi bằng học làm Người trước nhất !
Học để đứng lên giúp Nước giúp người
TRIỆU LƯƠNG DÂN
TRÔN chớ không phải CHÔN ????
Xóa