Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đi Mỹ làm gì?

Minh Quân


(VNTB) - Vấn đề mấu chốt là liệu Thủ tướng Phúc có được tiếp đón một cách tương xứng bởi giới chức Hoa Kỳ, và có thể với tay đến một kết quả khả dĩ nào, đặc biệt về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) đang trong quá trình rà soát lại các điều khoản mà Việt Nam quá cần đến.

“Đu dây đa phương”: Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. 


Tháng Tư năm 2017, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh một lần nữa tái hiện chủ thuyết “đu dây đa phương” với cử chỉ đi Trung Quốc trước rồi đi Mỹ liền sau đó.

Báo chí Việt Nam từng đưa tin ông Phạm Bình Minh sẽ đi Mỹ từ ngày 19 đến ngày 23 tháng Tư, tức trong thời gian 4 ngày. Tuy nhiên không hiểu sao, chuyến công du này đã bị rút ngắn chỉ còn 2 ngày.

Vào tháng Mười Một năm ngoái, nhân vật số 5 trong Bộ Chính trị Việt Nam là thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh đã dự kiến có chuyến công du đến một tuần lễ trên đất Mỹ, trong khi tiêu điểm của chuyến công du này chỉ là cuộc gặp mang tính “thăm dò” vẻn vẹn vài chục phút với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.

Có thể cho rằng vào lần này, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson có vẻ rất bận, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Bắc Triều Tiên đang đột ngột gia tăng căng thẳng, còn chính quyền Trump đang phải xử lý rất nhiều vụ việc trong nước.

Vậy Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đi Mỹ làm gì? Có thể đạt được những gì?

Chi tiết đáng chú ý là chỉ sát ngày Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đi Mỹ, báo đảng Việt Nam mới cho biết ngoài một số nội dung ông Minh sẽ bàn với phía Mỹ về an ninh, quốc phòng, thương mại, hai bên còn “tiếp tục thông qua đối thoại thẳng thắn và xây dựng để xử lý các vấn đề khác biệt”. Tức chủ đề muôn thuở: nhân quyền.

Vào cuối năm 2016, cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ nằm trong kế hoạch lại không diễn ra. Đó cũng là thời gian mà chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp và bắt bớ giới hoạt động nhân quyền. Một trong những nhà đấu tranh nhân quyền và phản đối Formosa là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang, Khánh Hòa đã bị công an tống giam từ đó cho tới nay.

Nhưng sau khi xuất hiện gợi ý “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẵn sàng đi thăm Hoa Kỳ” trên trang facebook của Chính phủ Việt Nam vào đầu tháng 3/2017, cùng hàng loạt chuyến “quốc tế vận” của giới ngoại giao và quốc hội Việt Nam, cho tới thời điểm này vẫn chưa hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam chịu nhân nhượng bất kỳ nội dung nào trong “gói cải thiện nhân quyền” mà người Mỹ, một lần nữa trong không biết bao nhiêu lần, đặt lại.

Vào đầu tháng 4/2017, ông Murray Hiebert - cố vấn cao cấp, Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Hoa Kỳ, và cũng là một chuyên gia nhiều kinh nghiệm về chính sự Việt Nam - đã có bài viết trên tờ Cogit Asia, cho biết một số tin tức đáng chú ý:

“Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự kiến ​​sẽ thăm Washington để gặp Ngoại trưởng Rex Tillerson. Ngay sau đó, Thủ tướng Phúc, người nhậm chức năm ngoái, dự kiến ​​sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Washington. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đang có kế hoạch thăm Hoa Kỳ để tiến hành các cuộc đàm phán về an ninh với quan chức quốc phòng Hoa Kỳ trong một hoặc hai tháng tới”.

Đã rõ là chuyến đi Mỹ của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh là nhằm “tiền trạm” cho chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.


Tất nhiên, việc ông Phúc muốn đi Hoa Kỳ hoàn toàn không phải là vấn đề lớn, cũng như các đoàn ngoại giao và thương mại Việt Nam vẫn “kéo nhau hà rầm” đi Mỹ và châu Âu bằng tiền đóng thuế của dân. Nhưng vấn đề mấu chốt là liệu Thủ tướng Phúc có được tiếp đón một cách tương xứng bởi giới chức Hoa Kỳ, và có thể với tay đến một kết quả khả dĩ nào, đặc biệt về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) đang trong quá trình rà soát lại các điều khoản mà Việt Nam quá cần đến. 

Dân biểu Mỹ Alan Lowenthal - một người nhiệt thành đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam - đã tuyên bố với Đài Á châu tự do: “Tôi khẳng định với Ngài Đại sứ (Ted Osius) rằng Việt Nam muốn tăng cường mối quan hệ thương mại và ký kết hiệp định song phương thì phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. Nếu họ không làm thế thì không thể có Hiệp định Thương mại song phương. Tùy thuộc vào Chính phủ Việt Nam thôi! Đây là thông điệp của tôi chuyển đến Chính phủ Việt Nam”.

Tùy Việt Nam thôi!

1 nhận xét:




  1. Rõ chơi với Chú Sam hơn hẳn Chú Chệt và ngay cả Gấu Nga

    https://www.youtube.com/watch?v=sTnvbf4gQUU

    Mỹ chuyển giao tầu tuần tra cỡ lớn 3.000 tấn cho Việt Nam khiến Trung Quốc rúng động




    Phi vụ chuyển giao dù là tàu mới
    Chú Sam bán tầu tuần tra giá rẻ hời
    Chỉ 1 đô na với 3000 tấn sắt
    Giá thanh lý sắt vụn quả đúng ai ơi !
    Tính ra còn rẻ hơn "tàu tuần tra" nhãn hiệu
    Made in China vẫn bán cho trẻ Hà Nội chơi
    Nơi phố Lương Văn Can hay Phố Hàng Mã
    Thế mà thằng Ba Ếch bỏ ra cả 2 tỉ Mỹ đắt ơi !
    Qua vác về 6 tầu ngầm Kilo đồng vụn

    https://www.youtube.com/watch?v=ZLWOxUs9JRw

    Mỹ bán tầu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton cho Việt Nam GIÁ CHỈ 1 đô la !!!! Hải cảnh trung quốc hãy coi chừng.

    Tầu tuần tra tuần duyên Mỹ chú Sam quá hời !
    Chuyến này muốn vệ quốc Biển Đông chỉ có cách
    Đồng minh với Mỹ mua hàng sịn mà chơi
    Hàng khủng trang bị quốc phòng dư thừa của Mỹ
    Chưa kể Nhật đồng minh chí tình của Hiệp Chủng Quốc
    Muốn cấp thêm tầu tuần tra cho Hải quân Việt xài chơi
    Chuyến này chắc thằng Khựa Đại Hán hải tặc Chệt
    Con cháu Trần Hưng Đạo bắn nát Liêu Ninh ngoài khơi .. ..



    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    https://www.youtube.com/watch?v=0ayV0N1y1-Y

    Được Mỹ cấp tàu tuần tra lớp Hamilton ! Việt Nam sẽ biến nó thành kinh hạm


    Theo website của Tuần duyên Mỹ, tàu tuần tra USCGC Morgenthau (WHEC 722) thuộc tàu tuần tra lớp Hamilton được đưa vào sử dụng từ năm 1969.
    Tàu có chiều dài 115 m, rộng 13 m, mớn nước 4,6 m, lượng choán nước toàn tải 3.250 tấn.
    Tàu được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu trên không AN/SPS-40 với tầm trinh sát tối đa 450 km. Vũ khí trên tàu gồm có: pháo hạm 76 mm, pháo 25 mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 20 mm, một số súng máy hạng nặng 12,7 mm và súng máy 7,62 mm.

    https://www.youtube.com/watch?v=f7uYgAX0svc


    Mỹ chấp thuận chuyển giao tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton cho CSB Việt Nam

    USCGC Morgenthau được trang bị hệ thống động lực kết hợp 2 động cơ diesel và 2 động cơ tuabin khí, tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 12.500 hải lý (tương đương 22.531 km), thời gian hoạt động liên tục trên biển 45 ngày, thủy thủ đoàn 160 người.
    Trước đó, một số tàu tuần tra lớp Hamilton đã được phía Mỹ chuyển giao cho Philippines vào năm 2011, 2013 và 2016.


    Trả lờiXóa