Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Việt Nam 'làm sâu sắc hơn quan hệ với nước lớn’

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo đầu tiên tại Đông Nam Á gặp ông Trump từ khi ông nhậm Trump nhậm chức.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, được truyền thông trong nước dẫn lời nói rằng chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ (29 - 31/5) là để làm "sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với các đối tác, nước lớn là Hoa Kỳ".

"Chuyến thăm này đồng thời cũng để triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam," bà Hằng nói thêm.





"Trong chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Tổng thống Donald Trump, gặp gỡ một số nghị sĩ, bộ trưởng của Hoa Kỳ; dự tọa đàm, gặp gỡ các doanh nghiệp Hoa Kỳ; phát biểu tại Quỹ di sản, cộng đồng người Việt tại nước này.

Được biết Thủ tướng Phúc cũng sẽ thăm thành phố New York, nơi ông gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và dự lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

Trên mặt trận an ninh, hợp tác thực chất có thể được thảo luận tập trung vào một thỏa thuẫn vũ khí để cải thiện và mở rộng khả năng phòng thủ và răn đe của Việt Nam trong bối cảnh vẫn liên tục có những bất ổn ở Biển Đông.
Tiến sỹ Chin-Hao Huang

Tiến sỹ Chin-Hao Huang từ Trường Yale-NUS, Singapore nói rằng chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Việt Nam đánh dấu một cột mốc ngoại giao quan trọng trong quan hệ Mỹ-Việt kể từ chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Nhà Trắng vào năm 2015.

"Trên mặt trận kinh tế, các cuộc thảo luận về quy chế kinh tế (phi thị trường hay không), mậu dịch song phương và các khuôn khổ đầu tư của Việt Nam sẽ là những chủ đề chính trong bối cảnh thỏa thuận TPP chưa thành.

"Hiện chưa rõ các vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, nhân quyền và lao động sẽ được cài vào các cuộc đàm phán như là điều kiện tiên quyết để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế kinh doanh, mậu dịch song phương hay không.

"Trên mặt trận an ninh, hợp tác thực chất có thể được thảo luận tập trung vào một thỏa thuẫn vũ khí để cải thiện và mở rộng khả năng phòng thủ và răn đe của Việt Nam trong bối cảnh vẫn liên tục có những bất ổn ở Biển Đông.

"Washington có thể tìm kiếm các lựa chọn bổ sung trong các quyền cơ bản như lưu giữ tàu thuyền và sắp xếp hậu cần tại các cảng chiến lược như Cảng Cam Ranh," ông Huang nói.

Trong khi đó ông Brian Harding, Giám đốc Ban Đông và Đông Nam Á tại Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ, cho rằng việc ông Phúc là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên gặp gỡ Donald Trump trong Nhà Trắng nói lên nhiều về tình hình quan hệ Mỹ-Việt.

Bản quyền hình ảnhPHAM BA HAI FACEBOOKImage captionTrợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Virginia Bennett gặp giới Xã Hội Dân sự tại TPHCM hôm 24/05

"Việt Nam được Washington coi là một đối tác rất quan trọng.

"Ông Trump có thể sẽ xem Bắc Hàn nằm cao trong nghị trình nhưng chủ đề thú vị hơn là Biển Đông, là chủ đề mà Trump đã nói mạnh nhưng chưa làm gì đáng kể.

"Thay vào đó, ông Trump đã lựa chọn giải pháp giảm nhiệt cho vấn đề này nhằm đạt được sự hợp tác của Bắc Kinh đối với Bắc Hàn.

"Thủ tướng Phúc có cơ hội quan trọng để chia sẻ quan điểm của Việt Nam về cách đối phó hiệu quả với Trung Quốc trong các vấn đề gai góc," ông Harding nhận định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét