Ls Ngô Ngọc Trai
Duy Phong là người viết bài phản ánh về biệt phủ được cho là của giám đốc công an tỉnh Yên Bái, rồi bị chính công an thành phố Yên Bái bắt quả tang về hành vi nhận hối lộ.
Bây giờ số phận pháp lý của Duy Phong thập phần nguy cấp, mà những nghi ngại của việc làm án tiêu cực cũng bất khả giải đáp do chính những quy định tư pháp bất cập hiện nay.
Bất cập đó là công an thành phố Yên Bái họ vừa được bắt giam giữ, vừa quản lý trại giam, lấy cung thì không có luật sư tham gia, không được ghi âm ghi hình lại. Cho nên những nghi ngờ suy đoán sẽ mãi ko có lời giải đáp.
Các phóng viên nhà báo hãy giúp luật sư chúng tôi thúc đẩy những cải cách tư pháp, để kiến tạo môi trường pháp lý an toàn cho mọi công dân. Mấy vấn đề cần thúc đẩy là:
1. Yêu cầu thay đổi chỉ tòa án mới được ra các lệnh bắt giam giữ (trừ trường hợp phạm tội quả tang), thay vì để cơ quan điều tra và viện kiểm sát được quyền bắt giam giữ như hiện nay. Và khi có khiếu nại việc bắt sai thì tòa án sẽ mở phiên tòa giải quyết việc bắt giữ.
2. Yêu cầu tách cơ quan giam giữ sang cho bộ tư pháp quản lý, đây là ý kiến đã từng được bà Lê Thị Nga chủ nhiệm ủy ban tư pháp QH nêu ý kiến. Giống như các nước tiến bộ không chung đụng mà tách bạch giữa giam giữ và điều tra.
3. Yêu cầu thực thi nghiêm túc thực chất điều luật về quyền im lặng đã được bộ luật tố tụng hình sự quy định bằng nội dung bị can được quyền trình bày lời khai, theo đó khai báo là quyền chứ không phải nghĩa vụ.
4. Yêu cầu thực thi nghiêm túc quy định về quyền mời luật sư bào chữa, theo đó luật sư được quyền tham gia ngay từ khi bị bắt và mọi hoạt động lấy lời khai ko có luật sư tham gia hoặc ko ghi âm ghi hình lại là vô giá trị.
Những vấn đề này đã được luật sư chúng tôi luận bàn nhiều nhưng còn thiếu hiệu quả thực thi. Nay qua vụ phóng viên Duy Phong cánh Nhà báo nên nhìn ra bất cập mà thúc đẩy cho cải cách tư pháp.
FB Ngô Ngọc Trai
Duy Phong là người viết bài phản ánh về biệt phủ được cho là của giám đốc công an tỉnh Yên Bái, rồi bị chính công an thành phố Yên Bái bắt quả tang về hành vi nhận hối lộ.
Bây giờ số phận pháp lý của Duy Phong thập phần nguy cấp, mà những nghi ngại của việc làm án tiêu cực cũng bất khả giải đáp do chính những quy định tư pháp bất cập hiện nay.
Bất cập đó là công an thành phố Yên Bái họ vừa được bắt giam giữ, vừa quản lý trại giam, lấy cung thì không có luật sư tham gia, không được ghi âm ghi hình lại. Cho nên những nghi ngờ suy đoán sẽ mãi ko có lời giải đáp.
Các phóng viên nhà báo hãy giúp luật sư chúng tôi thúc đẩy những cải cách tư pháp, để kiến tạo môi trường pháp lý an toàn cho mọi công dân. Mấy vấn đề cần thúc đẩy là:
1. Yêu cầu thay đổi chỉ tòa án mới được ra các lệnh bắt giam giữ (trừ trường hợp phạm tội quả tang), thay vì để cơ quan điều tra và viện kiểm sát được quyền bắt giam giữ như hiện nay. Và khi có khiếu nại việc bắt sai thì tòa án sẽ mở phiên tòa giải quyết việc bắt giữ.
2. Yêu cầu tách cơ quan giam giữ sang cho bộ tư pháp quản lý, đây là ý kiến đã từng được bà Lê Thị Nga chủ nhiệm ủy ban tư pháp QH nêu ý kiến. Giống như các nước tiến bộ không chung đụng mà tách bạch giữa giam giữ và điều tra.
3. Yêu cầu thực thi nghiêm túc thực chất điều luật về quyền im lặng đã được bộ luật tố tụng hình sự quy định bằng nội dung bị can được quyền trình bày lời khai, theo đó khai báo là quyền chứ không phải nghĩa vụ.
4. Yêu cầu thực thi nghiêm túc quy định về quyền mời luật sư bào chữa, theo đó luật sư được quyền tham gia ngay từ khi bị bắt và mọi hoạt động lấy lời khai ko có luật sư tham gia hoặc ko ghi âm ghi hình lại là vô giá trị.
Những vấn đề này đã được luật sư chúng tôi luận bàn nhiều nhưng còn thiếu hiệu quả thực thi. Nay qua vụ phóng viên Duy Phong cánh Nhà báo nên nhìn ra bất cập mà thúc đẩy cho cải cách tư pháp.
FB Ngô Ngọc Trai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét