Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Xung đột Philippines: Nỗi kinh hoàng của cư dân ở Marawi


Trong hai tuần qua, quân đội Philippines đã giao chiến với các dân quân Hồi giáo tại thành phố Marawi ở miền nam nước này. Cho tới nay cuộc xung đột đã làm ít nhất 170 người thiệt mạng, trong đó có 20 thường dân và hơn 180.000 người dân đã rời bỏ thành phố. Phóng viên BBC ở Nam Á Jonathan Head tường thuật từ Marawi.

Suốt hơn tuần quan phát ngôn viên quân đội đã đưa ra hình ảnh lạc quan giống nhau về thành phố Marawi đang bị tàn phá vì giao tranh. Lực lượng Philippines kiểm soát gần như toàn bộ thành phố, họ nói; những dân quân mặc trang phục màu đen, nhưncg người đã làm họ sửng sốt khi chiếm giữ Marawi nhân danh cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm 23 tháng Năm, đang chịu những tổn thất nặng nề và đang bị bao vây.

Tất nhiên là quân đội cuối cùng sẽ giành lại kiểm soát trong thành phố. Thậm chí những chiến binh sẵn sàng chết vì Hồi giáo không thể chịu nổi tình trạng ném bom liên tục mãi mãi được.

Thế nhưng gần như toàn bộ thành phố vẫn ở trong tình trạng thường dân không được phép tới gần.

Image caption Ít người lường trước một cuộc khủng hoảng tới mức này lại có thể xảy ra


Sự im lặng đáng e ngại

Ở giữa đường nơi ngã tư là một tấm bê tông màu cam tự hào tuyên bố bạn đã bước chân tới thành phố thực sự Hồi giáo ở Philippines, trung tâm văn hóa của người Moro.

Giờ chẳng còn ai ở đây, chỉ thấy những con chó và mèo hoang và những chiếc xe tải chở binh lính khuôn mặt cau có chạy tới chạy lui từ tiền tuyến. Các tòa nhà lỗ chỗ vết đạn.

Image captionGiao tranh khiến phần lớn những gì còn lại ở Marawi cũng bị bỏ hoang

Sự im lặng đáng ngại bị phá vỡ bởi tiếng trực thăng, và chúng tôi nhìn theo khi những chiếc trực thăng này bay về phía trung tâm thành phố. Vài giây sau hai tiếng nổ lớn vang lên theo sau là những cột khói trắng bốc lên trên các ngọn cọ khi rốc két của họ được phóng đi.

Thứ Bảy là ngày tốt cho các viên chức và những người tình nguyện tại tòa thị chính thành phố. Họ đã nhận được những cú điện thoại ngày càng tuyệt vọng của những người bị kẹt lại trong khu vực do phe dân quân kiểm soát ở Marawi. Ít nhất một vài người đã tìm cách vượt ra ngoài được.

Họ tới trên ba chiếc xe tải, gồm cả người Thiên chúa giáo, Hồi giáo, già trẻ, khuôn mặt thể hiện nối kinh hoàng, mệt nhục và thiếu đói sau những gì đã trải qua.

Image caption Người dân bỏ chạy đã bị kẹt ở các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát tới 11 ngày trời.

Đặc biệt những tin đồ Thiên chúa giáo sống trong tâm trạng kinh hoàng trước những gì những người Hồi giáo cực đoan có thể làm nếu tìm thấy họ; những người không phải là Hồi giáo thường xuyên bị giết hại.

Câu chuyện bỏ trốn

Những câu chuyện của họ thật rợn tóc gáy. Tôi nhìn thấy Anparo Lasola bước vào tòa thị chính, trông như người mộng du và ôm chặt đứa con bé nhất trong số sáu người con của bà.

Những người tình nguyện với nụ cười trên môi đưa cho họ nước uống và bánh quy, nhưng trẻ em đã ở trong tình trạng chớm suy dinh dưỡng sau 11 ngày không được ăn uống gì ngoài một bát cơm nhỏ mỗi ngày.Image caption Nhiều trong số những người bỏ trốn đang rất cần thức ăn và nước uống

Anparo miêu tả cảnh họ đã trốn ở trong một tầng hầm cũng với 70 tín đồ Thiên chúa giáo khác và mọi người bị căng thẳng như thế nào khi trẻ em kêu khóc vì sợ sợ sẽ bị lộ trước những tay súng đang ở phía bên ngoài tầng hầm đó.

Một bà mẹ khác, một người Hồi giáo, cho biết bà đã phải cản đảm thuyết phục phe dân quân không bắt cậu con trai 14 tuổi của bà đi giao chiến.

Anparo được Norodin Alonto Lucman cứu giúp. Ông là người đứng đầu một cộng đồng có tiếng bộ tộc Maranao địa phương người được phép rời đi bất cứ lúc nào.

Ông chọn giấu 71 người này trong nhà mình, và dùng quyền lực của mình đối với các chiến binh trẻ, nhiều người cũng là người Maranaos, để ngăn chặn không cho họ lục soát ngôi nhà của ông.

Image captionNorodin Alonto Lucman đã nhận cung cấp chỗ ăn ở cho 71 tín đồ Thiên chúa giáo và không cho phe dân quân lục soát nhà ông

Thế rồi ông đưa những tín đồ Thiên chúa giáo này tới nơi an toàn, sau khi vượt qua cây cầu đang có đọ súng giữa hai lực lượng. Ông tả lại cuộc gặp với một tay súng 28 tuổi vốn là một người bạn gia đình ông và đề nghị anh này hạ súng và từ bỏ bộ đồng phục màu đen và đề nghị sẽ đưa anh an toàn về phía quân chính phủ.

Người thanh niên này đã từ chối. Đây là jihad (cuộc chiến Hồi giáo) - chúng tôi muốn chết, tay súng này nói với ông.

Norodin và những lãnh tụ Maranao khác lo ngại về bao nhiêu thường dân sẽ bị thiệt mạng và có những tổn thất gì cho thành phố của họ trước khi phe dân quân bị đẩy lùi.
Hàng trăm, không phải chỉ hàng chục

Nhưng lúc này lo ngại của họ không phải là một trong những ưu tiên hàng đầu của quân đội. Rowan Rimas là thiếu tá lục quân thủy chiến, người được điều động tới giúp quân đội đang gặp khó khăn. Ông miêu tả cuộc chiến ở thành thị lạ lẫm mà binh lính của ông đang tham gia gần giống như Cuộc chiến ở Mogadishu.

Làm sao họ xử lý được trước những dân quân trẻ đang chuẩn bị chiến đấu cho tới chết, tôi hỏi.

Nếu đây là điều mà họ muốn, chúng tôi sẽ giúp họ lên thiên đường, ông nói.



Những ước tính liệu có bao nhiêu chiến binh Hồi giáo còn ở lại Marawi thật khác xa nhau. Nhưng chính phủ nay thừa nhận họ đang đương đầu với lực lượng dân quân hàng trăm người chứ không phải chỉ vài chục người như họ ban đầu tưởng như vậy.

Image caption Các điểm kiếm soát giám sát những ai rời bỏ thành phố

Những điểm kiểm soát chặt chẽ trên các con đường dẫn ra khỏi Marawi. Tại đây chứng minh thư được kiểm tra kỹ lưỡng đối chiếu với các bức ảnh chân dung không rõ nét trong bảng danh sách mới nhất những người đang bị truy lùng cho thấy một nỗi sợ hãi khác, nó nói với mọi người rằng phe dân quân sẽ phá vỡ vòng vây và tấn công ở một nơi khác.

Liên minh IS

Norodin kể với tôi rằng nhiều chiến binh ông gặp ngay cửa nhà không phải người địa phương; họ là người sắc tộc Tausug và Yakan, ông nói, từ bán đảo Sulu ở phía tây nam nước này, một trọng điểm thuộc kiểm soát của một nhóm những jihadist tàn bạo khác, Abu Sayyaf.

Đây là bằng chứng rõ ràng rằng liên minh được cho là hình thành hồi năm ngoái giữa bốn nhóm Hồi giáo theo đường lối cứng rắn tại Mindanao, tất cả đều thề trung thành với tổ chức gọi là Nhà nước Hồi giáo.

Nhà lãnh đạo được công nhận của liên mình này là Isnilon Hapilon, chỉ huy của nhóm Abu Sayyaf mà quân đội Philippines đang cố tìm cách truy bắt khi họ tình cờ làm gián đoạn cuộc chiếm đóng của phe dân quân tại Marawi hồi tháng trước.

Image caption Chứng minh thư của người ra khỏi thành phố được so sành với bảng danh sách gồm chân dung những người bị truy lùng

Thế nhưng lực lượng đứng đằng sau liên inh này là hai anh em Maute, cả hai từng được giáo dục tại Trung Đông, và từ một gia đình Maranao danh giá.

Giống Norodin Alonto Lucman, Omar Solitario là từ một thế hệ những chiến binh Moro lớn tuổi, những người đã tiến hành nổi dậy theo kiểu truyền thống chống lại chính phủ vào những năm 1970 và 1980, và trở thành những nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh trong thời gian ngưng chiến kéo dài gần hai thập niên qua.

Ông từng là Thị trưởng Marawi, và giống ông Norodin, có quan hệ gia đình thân thiết với Mautes. Tổng thống Duterte đã yêu cầu ông vài lần cố làm trung gian nhưng phe dân quân trẻ không quan tâm, ông nói.

Ông Solitario miêu tả đã từng nhìn thấy con cái bạn ông bị kéo vào các nhóm cực đoan, những người bắt cha mẹ họ phải cung cấp tài chính cho phe dân quân để chứng tỏ sự toàn tâm toàn ý của họ với Hồi giáo.

"Khả năng họ lừa thanh thiếu niên - thật giống như ảo thuật vậy," ông nói.

"Họ tìm cách xâm nhập vào trường học. Như virus vậy, bạn không thể ngăn chặn chỉ bằng súng ống."
Khoảng cách giữa các thế hệ

Cả hai người đàn ông này đang thúc giục Tổng thống Duterte đẩy nhanh thỏa thuận về một nền tự trị Moro được ký kết bởi người tiền nhiệm của ông để những nhà lãnh đạo Moro lớn tuổi có cái chứng tỏ đã đạt được từ cuộc chiến đấu của họ.

Nhưng những nhà lãnh đạo này bị cáo buộc là ngày càng bớt cứng rắn và bị mua chuộc trong những năm dài hòa bình. Những thanh niên Hồi giáo đầy bất lực đang tìm kiếm sự khác biệt.

Image caption Tổng thống Duterte hứa sẽ chấm dứt tình trạng bạo động

Trên một phương diện nào đó cuộc khủng hoảng giới lãnh đạo ở người Moro đang phản ánh thực trạng trên toàn bộ đất nước này. Hồi năm ngoái hàng triệu người Philippines, lo lắng trước một tầng lớp chính trị tham nhũng và vụ lợi, đã bầu chọn một thị trưởng ăn nói thẳng thừng từ Mindanao làm Tổng thống.

Nay ông Rodrigo Duterte phải tìm cách thực hiện lời hứa của mình, tìm một giải pháp lâu dài cho tình trạng bạo động đang tàn phá hòn đảo quê hương ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét