Súng MK45 trên boong khu trục hạm Mỹ USS Stethem (DDG-63) đang neo đậu tại căn cứ Hải Quân Changi ở Singapore ngày 19/07/2016.ROSLAN RAHMAN / AFP
Sự kiện một chiến hạm Mỹ tiến gần đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017 làm Bắc Kinh tức giận, lên án Mỹ « khiêu khích quân sự và chính trị một cách nghiêm trọng ». Vụ việc diễn ra vài giờ trước cuộc điện đàm Donald Trump-Tập Cận Bình về tình hình Bắc Triều Tiên.
Theo Tân Hoa Xã, dẫn lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Lục Khảng, để phản ứng lại sự hiện diện của tàu chiến Mỹ, Trung Quốc điều chiến hạm và chiến đấu cơ tới khu vực.
Như tin đã đưa ngày 02/07/2017, một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết khu trục hạm USS Stethem, trong ngày, đã tiến sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo. Hành động này, theo AFP, mang ý nghĩa Hoa Kỳ phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực mà Việt Nam vẫn xem là chủ quyền truyền thống, nhưng bị Bắc Kinh tranh đoạt từ năm 1974.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho là Hoa Kỳ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và xem đây là hành động « khiêu khích chính trị và quân sự, đe dọa an ninh Trung Quốc ».
Đây là lần thứ hai kể từ cuối tháng 5, Hải Quân Mỹ mở chiến dịch « tự do hàng hải » tại Biển Đông, nhưng lần này diễn ra chỉ vài giờ trước cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về hồ sơ Bắc Triều Tiên.
« Đài Loan : yếu tố tiêu cực »
Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc, trong cuộc điện đàm sáng thứ hai 03/07/2017, chủ tịch Trung Quốc than phiền với tổng thống Mỹ là có « nhiều yếu tố tiêu cực » làm quan hệ Mỹ-Trung xấu đi trước khi ông nhắc đến Đài Loan và nguyên tắc « một nước Trung Quốc ».
Trong khi đó, thông cáo báo chí của Nhà Trắng không đề cập gì đến vụ « đảo Tri Tôn » nhưng cho biết tổng thống Mỹ sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc bên lề Thượng đỉnh G20 tại Đức vào cuối tuần.
RFI
Vong đảo Tri Tôn giữa Nỗi Uất hận Quần đảo Hoàng Sa
Trả lờiXóa**********************************************
https://www.youtube.com/watch?v=iNGNljvkeLg
Tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa, phỏng vấn cựu Phó Đề Đốc VNCH Hồ Văn Kỳ Thoại
Tri Tôn Vong đảo Uất hận Hoàng Sa
Bao năm xa Đất Mẹ xa Quê nhà
Nhóm Lưỡi Liềm trùng dương hải đảo
Biển Đông dậy sóng thần khúc trường ca
http://4.bp.blogspot.com/-LzQf7RCFfxk/Vjhp9soPabI/AAAAAAAB5-w/GAQI_PbJLg8/s1600/Ha%25CC%2589i%2Bta%25CC%25A3%25CC%2586c%2BTa%25CC%25A3%25CC%2582p%2Bca%25CC%25A3%25CC%2582n%2BBi%25CC%2580nh%2Bha%25CC%2583y%2Bcu%25CC%2581t%2Bkho%25CC%2589i%2B%2BVie%25CC%25A3%25CC%2582tnam.jpg
Thế kỷ 21 này Sử lịch vẫn thế
Vẫn từ phương Bắc rợ Tần quấy ta
Kẻ thù truyền kiếp từ di thể mùi Đại Hán
Thế kỷ 20 âm vang đâu còn đấy :
Lệnh Tổng thống Thiệu khai hỏa Hoàng Sa !
Miền Nam quyết tử hải chiến chống Tàu cộng
Mao-Đặng tổng chỉ huy trực tiếp kiểu Bố già
74 Chiến binh Việt vinh quang đền Nợ Nước
Đại Hán bồi xây đảo nhân tạo nơi Trường Sa
Tri Tôn đơn lẻ giữa Tây Lưỡi Liềm - Đông An Vĩnh
Tàu cuồng ngông đổi tên thành Trung Kiến gọi là
Như chúng gọi «Điếu Ngư» đảo Kinh Các của Nhật
https://www.youtube.com/watch?v=53NRxpSBQ_g
Tư lệnh Hải quân cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà nói về ngày 30/4/1975
Đổi tên Hoàng Sa Trường Sa thành «Tây Sa - Nam Sa»
Chiếm đá Vành Khăn Phi Luật Tân xây công sự
Xem Luật Biển Quốc tế lẫn Biển Đông là ao nhà !
Vong đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa uất hận
Dưới xiềng xích bao năm xa Đất Mẹ - Quê nhà
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Nhìn hai đôi mắt Cú vọ hình viên đạn của Tập Cận Bình và Vladimir Putin
Trả lờiXóa*********************************************
http://image.thanhnien.vn/665/uploaded/minhnguyet/2017_07_04/nga-tq_nvqb.jpg
Đồng chí vờ vịt Thời Chiến tranh Lạnh
Vỡ đầu sứt trán sông Tình Yêu (1) tranh dành
Chiến tranh Xô - Trung như Trung - Việt
Đổ máu nhuộm đỏ Tình đồng chấy đồng chanh !
Thời Toàn cầu thành Liên
Thời Toàn cầu thành Liên minh giả hiệu
XóaNhìn mắt cú vọ Lão Tập thâm hiểm lưu manh
Đôi mắt Putin còn có thể tin được đôi chút
Giờ đây hai Bố già Nga-Trung đang làm lành
Nhưng hai Lão bồ dao găm chứa đầy bụng
Chờ cơ đợi thời tuốt dao đâm nhau nhanh !
TỶ LƯƠNG DÂN
(1) Dòng sông Tình Yêu trong Chiến tranh Xô - Trung như Sông Lô trong Chiến tranh Trung - Việt