Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Thêm ý kiến về 'Quân đội VN làm kinh tế'

Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFPImage captionQuân đội Việt Nam tham gia làm kinh tế, kinh doanh và thương mại trong khá nhiều lĩnh vực

Một cựu quan chức quốc hội Việt Nam nói với BBC rằng ông hy vọng việc thanh tra đất quốc phòng "không dừng lại ở chuyện đóng cửa làm với nhau".

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh được báo Tuổi Trẻ dẫn lời hôm 10/7: "Không thể lợi dụng danh nghĩa quân đội để trục lợi."

"Nếu chỉ nói 'quân đội làm kinh tế' không thôi thì không phản ánh bản chất của việc quân đội tham gia làm kinh tế. Quân đội tham gia làm kinh tế, trước hết phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, đồng thời đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phải nói như vậy mới đầy đủ."



"Trên thực tế có một số khu đất sử dụng không đúng mục đích, quân đội đã kiểm tra và xử lý nghiêm. Như trong một nồi canh có thể có một vài con sâu, việc sử dụng đất quốc phòng có thể bị lợi dụng để trục lợi cá nhân ở nơi nào đó, đơn vị nào đó, thời gian tới sẽ tiếp tục xử lý mạnh mẽ, triệt để, căn cơ vấn đề này. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có những chuyến đi thực địa để trực tiếp kiểm tra, xử lý," Tuổi Trẻ trích lời ông Vịnh.

Hôm 11/7, trả lời BBC từ Hà Nội, ông Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói: "Hai vụ nổi cộm liên quan đến chuyện quân đội làm kinh tế gần đây là vụ sân golf Tân Sơn Nhất và vụ Đồng Tâm."

"Vụ Tân Sơn Nhất cho thấy dấu hiệu tiêu cực lớn và bàn tay của nhóm lợi ích. Vụ Đồng Tâm thì còn chờ kết luận thanh tra cấp cao."

"Tôi cho rằng từ hai vụ này, Quốc hội cần thành lập Ủy ban Giám sát việc thanh tra đất quốc phòng trên cả nước."

Hình ảnh HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES Duyệt binh ở Việt Nam

 'Béo bở'

Luật sư cũng cho biết thêm: "Khoảng 10, 20 năm trước, Việt Nam cũng có chủ trương hạn chế quân đội làm kinh tế nhưng việc triển khai lại không triệt để."

"Trong tình hình quản lý lỏng lẻo, cộng thêm sự hiện diện của các đơn vị kinh tế liên quan đến quân đội nhân danh 'an ninh quốc gia', đất quốc phòng trở thành mặt hàng béo bở như vàng, kim cương."



"Dù vậy, vẫn hy vọng việc thanh tra đất quốc phòng "không dừng lại ở chuyện đóng cửa làm với nhau."

"Và điều đó chỉ xảy ra khi báo chí được vào cuộc, quốc hội tăng cường giám sát chuyện xử lý sai phạm trong việc quân đội làm kinh tế."

"Mọi chuyện có công khai, minh bạch thì mới lấy lại lòng tin của người dân."

Bộ Quốc phòng hiện quản lý nhiều tập đoàn, tổng công ty với hơn 20 doanh nghiệp trực thuộc, theo VnExpress.

"Nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đang trở thành những doanh nghiệp top đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình như Viettel, Ngân hàng Quân đội, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội hay Tổng công ty Đông Bắc…," báo này cho hay.

Ví dụ Trung Quốc?

Tờ báo mạng này hôm 10/7 đăng một bài gây chú ý, về "quân đội Trung Quốc đã từ bỏ đế chế kinh doanh tỷ USD như thế nào".

Dẫn lại bài này trên Facebook, nhà báo Huy Đức nhận xét: "Cho dù Trung Quốc vẫn luôn là mối đe dọa lãnh thổ lớn nhất của chúng ta thì vẫn phải thừa nhận rằng, trong hơn 3 thập niên vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khai thác lợi thế toàn trị của mình một cách hữu hiệu."

"Sở dĩ Bắc Kinh làm được những điều này là nhờ trong quân đội họ có các nhân vật thật sự tướng lãnh; thật sự muốn xây dựng một đội quân chính quy."

Trong khi đó, trả lời BBC, Tiến sĩ Andrew Scobell, từ RAND Corporation đặt tại Mỹ, giải thích quân đội Trung Quốc bắt đầu rút khỏi các hoạt động kinh doanh từ năm 1998.

"Tuy vậy, vẫn có thể còn những liên hệ không rõ ràng giữa các đơn vị quân đội và các công ty thương mại 'dân sự'."

Tham ô lại tạo ra tác động tiêu cực cho tính chính quy quân sựTS Andrew Scobell

Ông Andrew Scobell, chuyên gia về Trung Quốc, cho rằng quân đội Trung Quốc chấp nhận từ bỏ hoạt động kinh doanh vì nhiều lãnh đạo quân đội tin rằng sự tham gia này "đẻ ra tham ô".

"Tham ô lại tạo ra tác động tiêu cực cho tính chính quy quân sự."

"Nhưng rõ ràng, khi ta thấy các bê bối tham ô quân đội bị phanh phui dưới thời Tập Cận Bình, biện pháp từ 1998 đã không loại bỏ hoàn toàn tham nhũng trong quân đội."

Chốt lại, ông Andrew Scobell nói việc từ bỏ kinh doanh của quân đội Trung Quốc diễn ra không dễ dàng.

"Họ làm được là vì các lãnh đạo quân đội tin rằng đây là vấn nạn, và quân đội cũng được hứa hẹn sự đền bù đáng kể và tăng ngân sách quốc phòng."

BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét