Thường Sơn
(VNTB) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vừa bộc phát quan điểm và tâm tính của bà ta, nhưng không giống với vai trò người đứng đầu cơ quan dân cử tối cao, mà một cách khá là… đàn bà.
Đó là vụ ‘chặn họng’ đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân lẫn cắt ngang Bộ trưởng Công an Tô Lâm, liên quan đến câu hỏi của đại biểu Vân về vụ phân bón Thuận Phong, xảy ra vào ngày 4/6 tại kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2019.
Ảnh: Nguyễn Thị Kim Ngân (trái) và nữ anh hùng dân oan Cấn Thị Thêu: cũng phận đàn bà nhưng hai tâm thế hoàn toàn đối nghịch.
Khi ông Lê Thanh Vân đặt hai câu hỏi “Vụ sản xuất phân bón giả Thuận Phong, đã được nhiều đại biểu quốc hội liên tiếp hai khóa và hai vị hai phó thủ tướng, trong đó có một vị nay đã là thủ tướng, quan tâm chỉ đạo quyết liệt, nhưng vì sao đến nay chưa khởi tố?”, đến lượt Bộ trưởng Tô Lâm vừa trả lời "đại biểu hỏi về công ty sản xuất thương mại Thuận Phong…", thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lập tức ngắt lời.
Bà Ngân nói: "Câu này rất cụ thể, có trách nhiệm của cả Viện Kiểm sát, do đó nó không nằm trong chuyên đề này."
"Tôi đề nghị những vụ việc cụ thể, sẽ trả lời bằng văn bản vì sao chưa khởi tố công ty Thuận Phong mà Quốc hội cũng nhiều lần nhắc ở đây."
"Bộ trưởng và Viện Kiểm sát sẽ trả lời bằng văn bản cho đại biểu Lê Thanh Vân."
Theo luật sư Trần Vũ Hải, nhiều quan chức cao nhất và các cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ đã khẳng định, vụ phân bón Thuận Phong đã đủ dấu hiệu truy cứu trách nhiệm về hành vi “sản xuất, buôn bán phân bón giả”, nhưng nhì nhằng mấy năm nay vẫn chưa khởi tố vụ án hình sự.
Lẽ ra người dân cần biết, những thế lực nào “mạnh” đến mức phủ định cả những ý kiến của những lãnh đạo Chính Phủ và kết luận của 6 bộ ngành về vụ phân bón giả này? Và trách nhiệm của Quốc hội đến đâu trong việc giám sát vụ nổi bật này?
Nhưng bà Ngân lại để cho Bộ Công an và Viện kiểm sát trả lời riêng cho ông Nghị Vân là không thoả đáng, không công khai, minh bạch. Biết đâu, có ngày Bộ công an trả lời cho ông Nghị Vân, rồi đánh dấu “bí mật” như thư trả lời ông Dương Trung Quốc về vụ bắt cụ Kình ở Đồng Tâm. Khi đó “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” chỉ là khẩu hiệu đầu lưỡi của các vị thôi!
Cũng theo luật sư Hải, bà Ngân đã xâm phạm đến quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội và quyền hạn lẫn trách nhiệm trả lời chất vấn, giải trình của một thành viên Chính Phủ, nhưng đặc biệt là quyền của cử tri, quyền giám sát các đại biểu Quốc hội và các cơ quan công quyền, nhất là quyền được biết về hoạt động của những cơ quan đó, có đúng luật không và có vì dân không, nếu làm chưa tốt, ai chịu trách nhiệm và xử lý thế nào, kể cả cấp trên của những người vi phạm.
Còn theo nhiều chuyên gia, vụ này nếu không xử lý kiên quyết, sẽ là tiền lệ xấu khiến tình trạng sản xuất buôn bán phân bón giả, kém chất lượng tiếp tục ngang nhiên lộng hành tại Việt Nam, đặc biệt tại Nam Bộ, quê hương của chính bà Ngân, thiệt hại cho hàng chục triệu nông dân Việt Nam.
Thái độ ‘chặn họng’ thô bạo của Nguyễn Thị Kim Ngân về vụ phân bón giả Thuận Phong đang bị dư luận nghi ngờ là xuất phát từ động cơ của bà ta muốn che đậy cho Thuận Phong khỏi bị khởi tố và truy tố.
Vào tháng 5 năm 2018 khi ‘luật bán nước’ - một cái tên bi thảm mà người dân đã gọi để lên án Luật Đặc khu và vẫn tồn tại cho đến giờ đây – thình lình được trình ra Quốc hội mà không trước đó không hề thông báo cho dân biết, một số đại biểu quốc hội đã có thái độ thắc mắc, phản ứng về hành vi khuất tất đó và những hậu quả mà Luật Đặc khu có thể rước về. Nhưng ngay lập tức, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ‘chặn họng’ theo lối áp đặt ‘Bộ Chính trị đã quyết định về luật đặc khu rồi…’. Chính từ thái độ và hành động áp đặt theo lối ‘cả vú lấp miệng em’ như thế, người dân đã phát hiện ra nguồn cơn của nó: vào thời gian hội thảo về chủ trương đặc khu Vân Đồn ở Quảng Ninh mà được sự hỗ trợ hết sức nhiệt tình của phía Trung Quốc cùng sự tham gia trực tiếp của một nữ cố vấn của Tập Cận Bình, Nguyễn Thị Kim Ngân nằm trong số quan chức VIP tham dự hội thảo này, như Phạm Minh Chính, đã ‘nhiệt tình vỗ tay’ dành cho ‘luật bán nước’!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét