NGUYỄN
TƯỜNG THỤY
(Tiếp theo và hết)
Nỗi đau xé ruột
Khi
xem đoạn Video khâm liệm Cụ Lê Đình Kình, tôi bật khóc. Rất nhiều người cho biết
họ cũng có trạng thái cảm xúc như vậy. Chị Nguyễn Thị Tâm và nhóm cộng sự ở
Dương Nội khi live stream phỏng vấn người dân Đồng Tâm nước mắt ròng ròng. Người
xem cũng khóc theo chị.
Chúng
tôi, hầu như ai cũng đã đến Đồng Tâm và trực tiếp nói chuyện với Cụ, hiểu về Cụ.
Ai cũng cảm phục Cụ tuổi 85 tuổi mà trí tuệ mẫn tiệp, khảng khái, can đảm, tận
tụy và trung thành với quyền lợi của dân làng. Nay nhìn thi thể Cụ có nhiều vết
đạn, bụng bị mổ phanh không đau đớn sao được. Lý giải thế nào về vết mổ chạy dọc
từ cổ xuống đến bụng vì cái chết của Cụ đã rõ bởi những vết đạn, chứ không có
điều gì bí ẩn mà phải mổ bụng tìm nguyên nhân. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nhớ đến
một câu trong quốc ca của nhà nước cộng sản VN: “Thề phanh thây, uống máu quân
thù” rồi đặt câu hỏi: “Phải chăng khi nhà
cầm quyền coi cụ nông dân Lê Đình Kình là kẻ thù thì họ cũng dùng phương pháp
trả thù của giai cấp phong kiến Trung Hoa: Mổ bụng, moi gan, quật mồ, đánh
thây, đốt xác, san bằng mồ mả... mà họ giữ lại trong bài quốc ca của nhà nước cộng
sản?”
Trưa
12/1, trong một video Trịnh Bá Tư phỏng vấn dẫn lời kể của cụ Dư Thị Thành là vợ
Cụ Kình, cho biết Cụ Kình bị bắn 2 phát đạn vào đầu, 1 phát vào tim, 1 phát xé
toang chân trái gần đứt lìa. Còn chân phải Cụ đánh gãy từ lần bị bắt trước đây.
Cụ Dư Thị Thành là người chứng kiến khi chúng xông vào nhà giết cụ Kình. Lúc ấy
là 6 giờ 30 phút.
Có
thông tin cho biết gia đình Cụ Lê Đình Kình mất cả két tiền và ô-tô riêng. Theo
fb Lã Việt Dũng thì chúng không chỉ lục lấy đồ nhà cụ Kình mà của cả những nhà
khác, từ nồi cơm điện.
Trong
đám tang cụ Kình hôm nay, một người lọt được vào làng cho biết an ninh chìm nổi
dày đặc. Chúng không cho một ai quay phim, chụp ảnh. Người này tiếp cận được với
cụ Dư Thị Thành, cụ cho biết máu chảy cả vũng ở nền nhà.
Trong
vụ tấn công vào Đồng Tâm, thông tin ban đầu từ báo chí thì có khoảng 30 người
đã bị bắt.
Tuy
nhiên, tình hình Đồng Tâm vẫn rất căng thẳng. Cũng theo Trịnh Bá Tư được người
dân cung cấp thông tin thì Đồng Tâm vẫn tràn ngập không khí khủng bố. Sáng 12/1,
chúng bao vây 2 nhà, có thể đã bắt thêm người đi. “Tang thương lắm cháu ạ” -
người dân nói với Trịnh Bá Tư. Chúng tiếp tục bao vây dân làng nhưng lại bảo vệ
bọn chỉ điểm và bọn tham nhũng ở địa phương, chắc là chúng sợ bị dân làng hỏi tội.
Trước
những thông tin đang xuyên tạc về Cụ Lê Đình Kình trên báo chí, Người dân này
cũng nói, tổ Đồng Thuận có mấy chục người là những người đầu sóng ngọn gió, còn
dân cả làng theo, 10 người thì đến 9 người rưỡi theo, chứ không phải là chỉ một
vài người theo Cụ Kình như họ tuyên truyền.
Theo
fb Trịnh Bá Tư thì trong đám tang cụ Lê Đình Kình sáng nay, một người dân kể: "Đau thương lắm bác ơi, trong đám tang
mọi người chỉ biết khóc nghẹn ngào..., đám tang cụ Kình đông lắm dài lắm, cả đời
chưa thấy đám tang nào đông như thế. Dân xã Đồng Tâm, và các các xã bên cạnh
Thượng Lâm, Phúc Lâm, cả bà con bên Chương Mỹ giáp Mỹ Đức cũng sang... Bà con
đưa tang đều đội khăn trắng, chỉ những người đến sau hết khăn mới không có
thôi...”
*
Sau
hôm xảy ra biến cố Đồng Tâm, ngày 10/1, Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ
án với các tội danh giết người, tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và chống người
thi hành công vụ. Còn sai phạm về phía nhà cầm quyền, phá nhà bắn chết dân thì
họ lại lờ đi.
Điều
khó hiểu là không biết hành động tấn công vào Đồng Tâm vào lúc 3,4 giờ sáng hôm
ấy là thi hành công vụ gì? Tấn công vào dân đâu phải là công vụ. Còn nếu dân họ
chống lại gây ra chết người thì chỉ là tự vệ quá mức cần thiết, chứ sao gọi là
giết người?
Theo
thông tin báo chí cuối ngày hôm nay, 13/1, Công an Hà Nội đã quyết định khởi tố
20 người với cáo buộc giết người và 2 người với cáo buộc chống người thi hành
công vụ. Trong số bị cáo buộc giết người có 3 con trai Cụ Lê Đình Kình là Lê
Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Uy và Lê Đình Quang, Lê Đình Doanh là cháu nội Cụ Kình.
Tôi
cho rằng, tấn công vào dân thì họ phải tự vệ. Nếu tự vệ mà làm chết người thì
là vượt quá giới hạn phòng vệ.
Còn
xông vào nhà bắn chết Cụ Kình thì gọi là gì nếu không phải là hành vi giết người?
Vì
vậy, tổn thất của nhân dân Đồng Tâm không chỉ là cái chết của cụ Lê Đình Kình
và nhiều người bị trọng thương. Còn
trong vụ án này sẽ có những án rất nặng, thậm chí có thể có án tử hình.
Rồi
trong quá trình điều tra, sẽ có chuyện ép cung, tra tấn như đã xảy ra trong nhiều
vụ án khác? Về khả năng này, thông tin ban đầu cho biết từ một cuộc phỏng vấn cụ
Dư Thị Thành. Cụ kể: “Người ta bắt khai
là ở nhà cầm lựu đạn, tôi bảo là tôi không biết quả lựu đạn thế nào, tôi không
biết bom xăng là thế nào, thì tôi không khai được. Thế là nó tát, cứ thế nó
tát, nó đá, tát suốt, hết bên nọ sang bên kia, xong rồi nó đá vào hai bên ống
chân”
Nỗi
đau của nhân dân Đồng Tâm chưa dừng lại.
Liệu có điều tra vụ tấn công vào Đồng Tâm 9/1?
So
với các vụ việc khác, tính chất của vụ Đồng Tâm khác rất nhiều về qui mô và sự
thống nhất từ trung ương trở xuống. Nếu các vụ việc khác, sai phạm có thể ở một
địa phương, một đơn vị, còn trông vào bên trên theo kiểu dưới làm sai chứ trên
vẫn sáng suốt, bản chất của chế độ vẫn tốt đẹp thì vụ này trông chờ vào đâu?
Trông chờ vào đâu khi ông Bộ trưởng công an, Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Thủ tướng
đều đã có những động thái khẳng định tính đúng đắn, hợp pháp trong vụ tấn công
vào Đồng Tâm như thưởng huân chương, cấp bằng tổ quốc ghi công và qua những lời
phát biểu? Trong tứ trụ chỉ còn lại bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội
nhưng thử hỏi, nếu trong tâm bà ta hướng về lẽ phải thì liệu bà ta có dám nói
gì, làm gì, ví dụ mở một cuộc điều tra?
Tuy
vậy, vụ tấn công vào Đồng Tâm không dễ gì bưng bít vì tính chất vô lý, ngang
ngược và độ tàn bạo của nó. Ngay ngày
9/11, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) đã ra thông cáo kêu gọi chính
quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về sự việc
này. Người dân, nếu ai còn tin họ rồi dần dần họ sẽ nhận ra.
Mục
đích của vụ tấn công này không chỉ nhằm chiếm đoạt 59 héc ta đất Đồng Sênh mà
còn là để tiêu diệt ý chí phản kháng của nhân dân Đồng Tâm, không để tinh thần
Đồng Tâm lan sang các địa phương khác trong cả nước.
Vụ
việc ở Đồng Tâm chưa bao giờ có bóng dáng của luật pháp. Không có viện kiểm
sát, tòa án, cơ quan điều tra. Không hề có lệnh bắt, lệnh khám nhà. Chỉ có công
an tấn công vào Đồng Tâm xử Cụ Lê Đình Kình và những người dân Đồng Tâm theo kiểu
mạnh được yếu thua theo luật rừng. Có ý kiến cho rằng, cụ Kình bị xử tử không
có bản án là vậy.
Đây
là sự việc vô cùng nghiêm trọng nhưng lại được sự thống nhất từ Bộ chính trị,
Chính phủ, Bộ công an, Chính quyền Hà Nội. Vì vậy, những người đứng đầu những
cơ quan trên đều phải chịu trách nhiệm về sự kiện lịch sử bi đát này.
13/1/2020
Nhưng giết 1 cụ già mà chết tới 3 đặc nhiệm thì thua to! Làm sao chống xâm lược?!
Trả lờiXóa