Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Người dân Đồng Tâm xếp hàng dài đón cụ Lê Đình Kình xuất viện

Ngày 2/5/2017, Cụ Lê Đình Kình ra khỏi bệnh viện và trở về. Nhân dân Đồng Tâm nô nức đi đón Cụ. Nhiều tờ báo nhà nước đã tường thuật sự kiện này. Bài viết này của báo Tuổi trẻ và được nhiều báo khác đăng lại. 


Tôi đăng lại bài viết này để xem có phải Cụ Kình chỉ được một dúm người ủng hộ hay không?

TTO - Sau 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Việt Đức do bị gãy xương đùi, chiều 2-5, cụ Lê Đình Kình đã được đưa về với gia đình tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.


Từ chiều 2-5, rất đông người dân Đồng Tâm đã xếp hàng dài từ ngoài đường làng đến trước cổng nhà cụ Lê Đình Kình để chào đón cụ Kình trở về - Ảnh: Nguyễn Khánh

Đến 18h, chiếc xe cấp cứu của Trung tâm vận chuyển cấp cứu thành phố Hà Nội đưa cụ Lê Đình Kình về đến cổng thôn Hoành, xã Đồng Tâm - Ảnh: Nguyễn Khánh

Người dân Đồng Tâm reo hò, vỗ tay khi thấy xe chở cụ Lê Đình Kình về đến làng - Ảnh: Nguyễn Khánh

Cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, từng bị tạm giữ trong vụ việc liên quan tới đất đai tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, phải nhập viện điều trị do gãy xương đùi - Ảnh: Nguyễn Khánh

Cụ Lê Đình Kình về nhà sau hơn 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Việt Đức. Bệnh viện cho biết tình trạng sức khỏe của cụ Kình khá tốt - Ảnh: Nguyễn Khánh

Một người dân mừng đến rơi nước mắt khi được đón cụ Lê Đình Kình mạnh khỏe trở về - Ảnh: Nguyễn Khánh

Đại diện người dân Đồng Tâm gửi lời cảm ơn đại diện Bệnh viện Việt Đức đã điều trị, chăm sóc cho cụ Lê Đình Kình - Ảnh: Hà Thanh

“Bệnh viện đã dành những điều kiện tốt nhất để chăm sóc cho cụ Lê Đình Kình trong những ngày cụ điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, con cháu cụ đã vào thăm nhiều lần và nhiều cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội, lãnh đạo ngành công an cũng đã đến thăm cụ” - đại diện Bệnh viện Việt Đức nói. - Ảnh: Nguyễn Khánh

Đại diện Bệnh viện Việt Đức cho biết về sức khỏe, cụ Kình đã có thể ra viện từ tuần trước, nhưng bệnh viện đã lưu cụ lại để chăm sóc thêm trong dịp nghỉ lễ - Ảnh: Hà Thanh

Cụ Lê Đình Kình về nhà, con cháu quây quần bên giường cụ. Chị Lê Thùy Dung (con gái út cụ Lê Đình Kình) chia sẻ: “Cụ về là rất mừng rồi. Cả nhà em vui lắm!”. Chia sẻ với Tuổi Trẻ về tình hình sức khỏe, cụ Lê Đình Kình nói: “Tôi về rồi, tôi chỉ thấy đang mệt” - Ảnh: Hà Thanh


Cụ Lê Đình Kình cho biết: “Trong thời gian tôi nằm viện, ông Nguyễn Đức Chung nhiều lần đến thăm hỏi, động viên. Thứ trưởng Bộ Công an, nhiều ban ngành đoàn thể và đại biểu Quốc hội cũng thăm hỏi, động viên ông. Hôm nay, lúc 16h30, ông Nguyễn Đức Chung cũng đến bệnh viện thăm và tiễn tôi ra về.” - Ảnh: Nguyễn Khánh


Cụ Lê Đình Kình chia sẻ thêm: "Hiện tại sức khỏe của tôi bình thường, chỉ còn vết mổ vẫn chưa lành hẳn" - Ảnh: Nguyễn Khánh

Trước đó, cụ Kình cùng 3 người khác bị tạm giữ hôm 15-4. Sau đó Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã hủy bỏ quyết định tạm giữ đối với 4 người.

Trong cuộc đối thoại với người dân xã Đồng Tâm hôm 22-4, chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: “Đúng sai trong việc bắt giữ mọi người và cụ Kình thì sẽ đợi Bộ Công an thanh tra. Với trách nhiệm của tôi, tôi đảm bảo sẽ công tâm, khách quan và xử lý nghiêm túc”.

Ông Lê Đình Kình, nguyên Bí thư Đảng uỷ, chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội giai đoạn những năm 1980.

Ông Kình được người dân trong xã kính nể vì sự hiểu biết, minh mẫn và kiên quyết trong đấu tranh chống tham nhũng tại địa phương.

Ông Kình và một số cụ cao niên trong làng đại diện cho nhiều người dân đứng ra tố cáo các vấn đề sai phạm trong quản lý đất đai và vi pháp pháp luật của các cá nhân lãnh đạo, cán bộ xã Đồng Tâm.

Nhiều nội dung ông Kình tố cáo đã được cơ quan chức năng kết luận là có cơ sở và xử lý kỷ luật các cá nhân vi phạm.

Theo những người dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm cho biết ngày 15-4, ông Lê Đình Kình cùng một số người dân trong thôn được cơ quan chức năng huyện Mỹ Đức yêu cầu đưa đi chỉ mốc lộ giới tại khu vực đất Đồng Sênh.

Tuy nhiên, ông bị bắt và đẩy lên xe và đưa đi. Sau đó, ông Kình đã phải nhập viện điều trị vì bị gãy xương.

Đến ngày 16-4, TP Hà Nội mới phát đi thông tin cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “gây rối trật tự công cộng” và đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ ông Kình cùng 3 công dân khác về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.

Việc bắt giữ ông Kình như vậy khiến người dân thôn Hoành bức xúc, nhiều người đã phản ánh trong buổi đối thoại với chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cho rằng tổ chức bắt người như vậy là “thô bạo”.

Tại buổi đối thoại, ông Chung chia sẻ với bức xúc của người dân và khẳng định: “Việc cơ quan chức năng bắt giữ người, các cụ nêu ra là lừa chỉ mốc giới rồi bắt, lãnh đạo TP đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Công an thanh tra việc bắt giữ của Công an thành phố là ai sai đến đâu sẽ xử lý đến đó, vì pháp luật là thượng tôn”.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, sau khi bắt giữ ông Kình được một ngày, ngày 16-4 Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã có công văn đề nghị huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Kình, vì ông đã khai báo về hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ.

Trên cơ sở này, Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ của cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đối với ông Kình. 

L.ANH - T.HOÀNG - N.KHÁNH - D.LIỄU - H.THANH

Nguồn Tuổi trẻ

1 nhận xét:

  1. Nặc danh17/1/20 9:10 SA

    Thấm thoắt, một tuần đã trôi qua. Thiên hạ từ trong tới ngoài vẫn tiếp tục xôn xao. Nhiều người bảo bất ngờ, hôm qua nghe trả lời trên BBC, thấy mấy câu trả lời tỏ sự bất ngờ và thất vọng, đấy là trình độ "cao", nói gì trình độ thấp, bị bịp là chuyện vặt. Một vài "dư luận viên cao cấp" lên mạng xã hội tung hỏa mù, dạng đặt tình huống, đưa ra những câu hỏi dạng 'tu từ". Việc rành rành mà còn "ngờ", thì còn làm trò trống gì nữa, làm sao có thể là ngọn đèn soi sáng dẫn đường cho dân trong đêm tối mịt mùng. "... Gặp người bướng bỉnh, đanh thép thì nó lừa đốt nhà hay cho mấy lát dao; gặp người non mặt, thì nó quăng vào chai rượu lậu, hay gây sự rồi lăn ra kêu làng...". Chỉ còn việc chỉ đích danh ai là "Bá Kiến". Quá đơn giản, tranh chấp với bộ quốc phòng. Nguyễn Phú Trọng là bí thư quân ủy trung ương, đảng lãnh đạo toàn diện, triệt để. Điều cần tìm hiểu, nghiên cứu ở đây là: vì sao kế hoạch chi tiết, quân quyền hứa hẹn đảm bảo nhanh gọn bí mật, nhưng rốt cuộc vỡ tung vỡ tóe. Thêm một việc cần xem xét rộng ra. Ông Lê Đình Kình vào đảng năm 1957, khi Hữu Loan bỏ đảng về xứ Thanh làm tiều phu.

    Trả lờiXóa