Đồng Chiêm dạo trước
thân bầm dập
Bờ lốc bây giờ lối biệt
tăm
(NTT)
JB Nguyễn Hữu Vinh bị đánh ở Đồng Chiêm
Nhân dịp đại tá Nguyễn
Đức Chung được đề bạt làm giám đốc Công an Hà Nội, xin trích một đoạn trong bài
báo cách đây trên 2 năm của JB Nguyễn Hữu Vinh, trong đó có đoạn kể về cuộc gặp gỡ với anh, coi như là một kỷ niệm.
Mình chơi với
tay JB Nguyễn Hữu Vinh nhưng cũng ghét hắn cái tính hay hỏi khó công an. Bảo bắt bớ đánh đập thì đơn giản chứ bắt người ta hiểu luật pháp thì hơi bị
khó. Trình độ anh em có hạn, cũng phải thông cảm chứ.
Chuyện đã
qua, đọc cho vui thôi. Chúc anh Chung trên cương vị mới làm được nhiều việc tốt cho dân, cho nước.
...........................
Ngày 11/1/2010, bản thân
tôi bị đánh đập dã man, bị cướp máy ảnh tại An Phú, Mỹ Đức khi đến thăm giáo
dân Đồng Chiêm. Khi bị choáng ngất đã được mọi người đưa cấp cứu và đưa về nhà.
Tôi ở nhà dưỡng thương đã nhận được hai lần Giấy triệu tập của cơ quan cảnh sát
điều tra Thành phố HN.
Lần thứ nhất, giấy triệu
tập ghi “Hỏi việc liên quan” tôi đã thắc mắc ngay khi nhận được giấy triệu tập
rằng: “Việc liên quan thì tôi biết bao nhiêu việc liên quan, từ việc cãi nhau
với vợ, mắng con, đi mua rau… tất cả đều là việc liên quan. Vậy các anh định
hỏi việc gì thì nói cụ thể”.
Lần thứ hai giấy triệu
tập ghi rõ: “hỏi việc liên quan đến mất máy ảnh tại Mỹ Đức, Hà Nội”.
Đúng giờ tôi đến số 7
Thiền Quang, cơ quan điều tra của CSHN. Tiếp tôi là một công an tên Sơn, tôi
hỏi:
- Đề nghị anh cho biết,
căn cứ nào để cơ quan điều tra viết Giấy triệu tập tôi lên làm việc?
- Chúng tôi căn cứ vào
những thông tin qua đài, báo rằng anh bị đánh và cướp mất máy ảnh ở Mỹ Đức.
- Như vậy là cơ quan
công an làm việc có trách nhiệm khi có thông tin qua đài báo. Vậy các anh đã
điều tra được đến đâu vụ này? (Thực ra, chỉ có báo nước ngoài đưa tin, đài báo
VN không có những thông tin này, chứng tỏ cơ quan điều tra vẫn nghe đài đọc báo
nước ngoài và điều tra theo những thông tin đó).
- Chúng tôi giờ mới mời
anh lên để viết trình báo lấy căn cứ điều tra.
- Anh vừa bảo căn cứ
thông tin trên báo đài thì điều tra, nay lại bảo mời tôi lên để trình báo lấy
căn cứ điều tra? Nghĩa là thế nào, nếu tôi chết hôm đó thì các anh không điều
tra à?
Đến đây, anh ta mời một
cán bộ tên Hải, giới thiệu là Phó phòng CSĐT đến làm việc, sau một lúc giải
thích, anh này nói:
- Chúng tôi phải điều
tra những viêc liên quan như anh có máy ảnh thật không, ai biết, có mất máy ảnh
không… nếu không chúng tôi có thể kết luận rằng “Không có cơ sở để nói anh bị
mất máy ảnh”.
- Tôi nghĩ rằng, việc
điều tra như thế nào là việc của các anh, là trách nhiệm của cơ quan điều tra,
việc kết luận ra sao phụ thuộc vào trình độ, khả năng, lương tâm và cách làm
việc của các anh. Tôi không có thể can thiệp được vào kết luận điều tra, tôi chỉ
biết là tôi bị đánh, bị cướp máy ảnh. Hôm nay các anh hỏi về việc đó, tôi với
tinh thần hợp tác của công dân với cơ quan điều tra, tôi sẽ trả lời những chi
tiết về việc mất máy ảnh, vậy thôi.
- Anh viết tờ trình báo
vào đây.
- Tôi không có nhu cầu
trình viết báo ở đây, nếu có tôi đã viết ở nhà, hiện tôi bị đau tay không viết
được nên tôi không viết.
- Nhưng anh phải viết để
chúng tôi có cơ sở.
- Thứ nhất, tôi đau tay
không viết được, thứ hai, các anh ghi rõ trong giấy triệu tập là “hỏi việc liên
quan đến mất máy ảnh ở Mỹ Đức” vì vậy nếu anh hỏi thì tôi trả lời, nếu không
thì tôi về, tôi không có nghĩa vụ viết ở đây.
- Anh trả lời về việc
mất máy ảnh như thế nào?
- Tôi đang xem lễ ở nhà
thờ Đồng Chiêm, một số giáo dân bảo tôi “họ đổ đống đất chặn đường ra rồi”, tôi
ra khỏi nhà thờ gặp linh mục Nguyễn Văn Liên, phó xứ Đồng Chiêm, Ngài bảo làm
sao họ lại chặn được như thế, chúng ta ra xem như thế nào. Tôi ngồi sau xe máy
cha Liên đi ra, đến nơi thấy có đống đất mới đổ, trước đó có chiếc xe ba bánh.
Bên kia đường, một đám
đông đang đứng có nhiều người mang cảnh phục, quân phục… Tôi vừa bước qua đống
đất sang bên kia, thì thấy khoảng 15 người chạy lại phía tôi, tôi tưởng phía
sau tôi có việc gì nên quay nhìn lại thì bị tấn công tới tấp.
Bị đánh bất ngờ, tôi
ngồi xuống bị đấm đá liên tục, tôi bị đẩy xuống vệ đê chỗ có rãnh thoát nước
thì nghe tiếng từ trong đám đông kia rằng: “phải lấy cái máy ảnh, phải cướp cái
máy ảnh”. Khi đó tôi bị gật mất máy ảnh và ngất đi.
- Sau đó thì sao?
- Tôi ngất đi
- Nhưng sau đó?
- Tôi ngất đi. Ngất đi
thì chẳng biết gì nữa hết.
- Anh có khai báo gì
thêm không?
- Anh hỏi, tôi trả lời,
tôi có khai báo gì đâu.
Buổi hỏi và trả lời đến
đó là hết, tôi cáo từ ra về nhưng viên một công an nói:
- Anh ở lại gặp thủ
trưởng của chúng tôi một chút.
- Để làm gì?
- Anh ấy muốn gặp, chẳng
mấy khi mời nhau lên được, nên gặp một lúc
Tôi ngồi chờ và hỏi:
- Gặp cũng được, nhưng
tôi đang mệt nên phải về sớm. Đây có chỗ nào hút thuốc lá được không?
Viên công an chỉ cho rôi
ra hành lang và cùng ngồi hút thuốc lá. Chờ mãi chẳng thấy lãnh đạo nào, tôi
nói rằng nếu không thì hôm khác, hôm nay tôi mệt nên phải về. Viên công an bảo
tôi chờ thêm chút nữa và mời tôi hút thêm điếu thuốc vì “chẳng mấy khi gặp anh
Vinh để mời điếu thuốc lá”. Tôi cầm điếu thuốc và châm lửa, anh ta đến chỗ
trưởng phòng.
Vừa hút được mấy khói
thuốc lá, một loạt những tiếng quát ầm ầm ngay đầu hành lang:
- Anh bỏ ngay điếu thuốc
lá, ai cho anh hút thuốc ở đây
Tôi ngoái nhìn lại, một
người còn khá trẻ, gương mặt hằm hằm dọa nạt chỉ tay đi từ đằng cuối hành lang
đi lại:
- Anh bỏ ngay điếu thuốc
lá.
Tôi nhìn anh ta vẫn bình
tĩnh như không hiểu anh ta đang quát ai, một vài nhân viên chạy ra:
- Mời anh vào phòng bên
này làm việc, đây là Trưởng phòng
Tôi hút thêm một khói
thuốc dụi tắt và bỏ vào chiếc thùng rác trước mặt đi vào.
Người cán bộ mới đến chỉ
cho tôi ngồi vào chiếc ghế bên cạnh chiếc bàn dài, rộng và câu chuyện như sau:
- Tôi, đại tá Nguyễn Đức
Chung, trưởng phòng CSHSCATP Hà Nội. Hôm nay chúng tôi triệu tập anh lên đây có
một số việc liên quan không phải chỉ những điều anh đã trả lời. Anh là giáo dân
ở Giáp Bát, anh đi vào Đồng Chiêm làm gì? Anh vào đó hành lễ là vi phạm Pháp
lệnh tôn giáo, vi phạm pháp luật. Anh đi lễ thì mang theo máy ảnh làm gì? Khi
ngoài đường đang lộn xộn, anh ra đó làm gì? Chúng tôi có đủ cơ sở rằng anh ra
đó để làm gì….
- Thứ nhất, anh là cán
bộ, công an, lại là trưởng phòng, là đầy tớ nhân dân, “đối với nhân dân, phải
kính trọng lễ phép”, anh biết điều đó chứ? Anh quát tôi ầm ầm như là con anh
nghĩa là thế nào?
- Tôi đâu có quát anh,
nhưng anh vào cơ quan người ta cấm hút thuốc anh phải chấp hành.
- Tôi biết, chính vì vậy
tôi mới hỏi công an ở đây là chỗ nào hút thuốc được, hai công an chỉ cho tôi ra
chỗ đó ngồi hút, họ cùng ngồi hút với tôi vừa xong và họ vừa mời tôi hút tại
đó.
- Nhưng anh là khách,
khi đến cơ quan phải chấp hành biển cấm hút thuốc ở đó
- Tôi biết, ở đó có biển
“cấm hút thuốc” nhưng chính công an chỉ cho tôi và cùng ngồi hút ở đó, biển
không ghi là “Chỉ có công an được hút và cấm khách hút thuốc” nên công an hút
được, thì tôi hút được. Nếu cấm, anh phải cấm ngay nhân viên của anh cho
nghiêm.
Việc thứ hai, anh là cán
bộ công an, lại là trưởng phòng cơ quan pháp luật nhưng anh đã vi phạm nghiêm
trọng pháp luật, tước đoạt quyền tự do tôn giáo của tôi. Anh cho tôi biết văn
bản pháp luật nào cấm tôi không được đi lễ ngoài nơi cư trú? Tôi sang Trung
Quốc, sang Mỹ nếu có nhà thờ tôi vẫn có quyền đi. Anh là cán bộ công an mà
không biết khái niệm xem lễ, hành lễ và đi lễ thì cần xem lại.
Tôi là công dân, tôi có
quyền đến bất cứ chỗ nào, thăm ai nếu không bị nhà nước cấm.
Việc tôi mang máy ảnh
làm gì thì máy ảnh chỉ để chụp ảnh thôi, theo tôi biết chưa có văn bản nào cấm
công dân mang máy ảnh. Tôi có quyền chụp những nơi không có biển cấm đúng pháp
luật.
Việc ngoài đó có lộn xộn
hay không như thế nào là việc của cơ quan an ninh, còn tôi nếu ở đó không có
biển cấm, không có văn bản cấm, tôi có quyền đến. Việc các anh có cơ sở như thế
nào, đó là việc của các anh.
Tôi là nạn nhân, các anh
hỏi thì tôi đã trả lời. Có phải các anh muốn biến tôi là nạn nhân thành thủ
phạm ở đây không?
Anh cán bộ này nói với
cấp dưới:
- Ngày mai, làm tiếp và
đưa cho anh ấy xem các văn bản đó.
- Như vậy là anh đã hứa
với tôi, và hôm sau anh phải có văn bản đó cho tôi.
Đến đây, anh ta ra khỏi
phòng và không quay lại nữa. Một cán bộ công an khác vào bảo tôi “Anh về được
rồi”.
Cuộc gặp và làm việc chỉ
có thế, nhưng để lại một ấn tượng trong tôi. Đó là khả năng biến nạn nhân thành
tội phạm không phải là quá khó khăn với cách làm việc như vậy.
Nếu giả sử hôm bị đánh,
bị cướp, tôi chỉ cần kháng cự theo bản năng, có ai đó bị gây thương tích, hoặc
bên cạnh đó không có ai là nhân chứng cụ thể chứng minh việc vi phạm trắng trợn
của đám người đã đánh, cướp tôi… thì điều gì sẽ xảy ra?
Chắc hẳn sẽ có một vụ án
một mình ông Vinh cố ý gây thương tích cho 15 người không quen biết chăng? Điều
đó cũng rât có thể.
JB NGUYỄN HỮU VINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét