Minh Diện
Ngày ấy cách đây tròn 35 năm, tôi cùng anh Bảy, cán bộ tỉnh đoàn Tây
Ninh lên Sa Mát tặng quà Trung Thu cho các em thiếu nhi. Sa Mát là một địa danh đã đi
vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, được giải phóng cùng với Cà Tum, Thiện Ngôn trong chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972, và trở thành thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau giải phóng dân cư Sa Mát đông
đúc, phần lớn là Việt kiều ở Campuchia đã trở về, tuy còn nghèo nhưng cuộc sống vui tươi đầm ấm.
|
Đồn biên phòng Sa
Mát (Tây Ninh)
|
.
Từ Sa Mát đến đường biên đi xe máy vài phút, là phum Chi Phu của Campuchia.
Ngày ấy chưa có đồn biên phòng, chưa có cửa khẩu, mốc biên giới bề thế như bây giờ, chỉ có một trạm Ba -ri-e sơ sài, dân hai bên qua lại nhau như hàng xóm láng
giềng. Lính Khmer Đỏ cũng thường xuyên sang Sa Mát mua nhu yếu phẩm, nhậu nhẹt, chơi bóng chuyền bóng
đá và tán tỉnh những cô gái Việt Nam rất tự nhiên bằng câu:
“Ôn-xa-lanh-boong-tê ?”- Em có yêu anh không? Nhân dân vùng biên giới này sống yên lành và
tin vào tình đoàn kết keo sơn giữa đảng cộng sản Campuchia và đảng cộng sản Việt Nam, chưa bị suy suyển gì về tình hữu nghị giữ hai nước …
Hôm ấy, sau khi tặng quà cho các em ở trường tiểu học Tân Lâp chúng
tôi xem trận bóng chuyền giao hữu giữa lính biên phòng Khmer Đỏ và thanh niên xã Tân Lập. Các cô giáo
và các em học sinh vỗ tay động viên hai đội rất vui. Tình cờ tôi gặp Ươn-Sà-Rươn, một sỹ quan cấp úy Khmer Đỏ mà tôi quen từ năm 1972.
Năm ấy tôi đi theo chiến dịch Chen - La II (Bộ đội ta giúp Khmer Đỏ đánh Lon- non
– Sric-ma-tắc) tình cờ gặp một người lính Khmer Đỏ bị thương nằm ngắc ngoải trên quốc lộ 7. Người lính này bị thương không nặng lắm nhưng mất nhiều máu, có nguy cơ tử vong. Anh ta nói tên là Ươn-Sa-Rươn, bị đơn vị bỏ lại khi bị thương. Tôi
và thiếu úy Khoản đặt Ươn-Sa-Rươn lên chiếc xe Honda 90, tôi ngồi sau ôm giữ Sa-Rươn, Khoản cầm lái chở về tiểu đoàn Công
Binh 739 đang làm đường gần đó. Quân y tiểu đoàn sơ cứu cho Ươn-Sà-Rươn sau đó đưa đi bệnh viện, nhờ vậy mà Ươn- Sa -Rươn thoát chết.
Gặp nhau nhắc lại chuyện cũ, Ươn-Sa- Rươn nắm tay tôi lắc lắc: “O-cun, ocun- chrơn”- Cám ơn, cám ơn nhiều!
Tạm biệt Ươn-Sa-Rươn chúng tôi đến xã Hảo Đước tặng quà rồi quay về thị xã Tây Ninh.
Đêm ấy trăng rằm sáng vằng vặc như ban ngày. Tôi nghĩ đêm nay các em trường cấp 1 Tân Lập, Hảo Đước chắc sẽ rất vui với những chiếc đèn
ông sao và những chiếc bánh Trung Thu của các anh chị tỉnh đoàn tặng.
Nhưng sáng sớm hôm sau, tôi chưa kịp đánh răng rửa mặt thì Bảy hớt hải chạy vào, mặt anh không còn một hạt máu. Bảy lấy tay chặn ngực nói: “Minh Diện ơi, đêm qua lính
Khmer Đỏ tràn sang tàn sát các em học sinh trường Tân Lập vô cùng giã
man!”. Tôi ném cái bàn chải đánh răng, cùng Bảy nhảy
lên xe máy phóng như điên lân Sa Mát.
Nghĩa trang liệt sĩ
Tân Biên (Tây Ninh)
|
.
Hiện trường vụ thảm sát đẫm máu vẫn còn nguyên: Xác ba cô giáo trẻ, 15 em học sinh bị lính Khmer Đỏ sát hại nằm trên sân trường. Chúng không
bắn mà dùng sạc lai (một loại dao phát cỏ) và búa đập đầu, cắt cổ nạn nhân. Ba cô giáo trẻ bị chúng xe nát quần áo, xẻo vú và cắm một khúc cây vào
cửa mình. Mọi người kể, bọn lính Khmer Đỏ giấu dao búa trong
sà rông giả làm dân sang xem rước đèn Trung Thu rồi bất ngờ ra tay tàn sát
chớp nhoáng. Hôm đó thứ Ba, ngày 27-9-1977 tức Rằm Trung Thu
tháng Tám.
Tiếng gào thét đau thương, căm hờn và uất ức của người thân các nạn nhân, của cả Sa Mát tưởng thấu tới tận trời xanh. Tôi thấy hình dáng của Ươn-Sa-Rươn hiển hiện trước mắt mình và tự hỏi, anh ta có
nhúng tay vào vụ này hay không? Nếu không trực tiếp ra tay thì anh ta cũng là đồng phạm! Ôi, những đồng chí vừa được mình cứu sống!?
.
Tôi chụp ảnh và ngồi ngay tại sân trường viết bài phóng sự và phóng xe về ngay thành phồ Hồ Chi Minh. Lúc
đó Tổng biên tập Đinh Văn Namđang có mặt tại Ban đại diện báo Tiền Phong. Anh đọc đi đọc lại bài phóng sự rồi nói: “Hiện tại ta và
Campuchia vẫn là hai đảng anh em, hai nước anh em, nên đây là vấn đề này rất nhạy cảm. Nhưng cứ đăng, xảy ra chuyện gì tôi chịu trách nhiệm!”. Rồi
đích thân Tổng biên tập Đinh Văn Nam chỉnh sửa từng chữ của bài báo.
Chúng tôi không nêu đích danh Khmer Đỏ mà viết “Những người mặc áo đen từ bên kia biên
giới” để chỉ bọn chúng. Tôi có thể khẳng định đó là bài phóng sự đầu tiên của làng báo Việt Nam tổ cáo bọn diệt chủng Pôn Pốt.
Mấy tháng sau chúng ào ạt tấn công ta ở khắp vùng biên giới Tây Ninh,
Long An, An Giang và cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam bắt đầu.
Biên giới, biển đảo của Tổ Quốc ta giờ đây đang bị nhòm ngó và xâm chiếm. Hãy cảnh giác và có
hành động kiên quyết để bảo vệ từng tấc đất thấm mô hôi và máu tổ tiên, cha anh, giữ những đêm trăng rằm bình yên cho
con em chúng ta.
M.D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét