Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Lại về điểm trường đỉnh non

Nguyễn Văn Khải-Ông già Ôzôn 


Tháng trước tôi lại về thành phố Lào Cai hướng dẫn giáo viên và học sinh thực hành thí nghiệm Vật lí hiện đại – Nhiệt,quang,từ,điện,lượng tử.Theo kế hoạch,buổi chiều cuối cùng tôi sẽ đi thăm hoa địa lan SaPa và trại nuôi cá tầm,cá hồi lưng núi.Nhưng học sinh trường chuyên lại muốn gặp tôi sau giờ học lí thuyết buổi chiều,khoảng ba giờ chiều.Tôi đành khất lần sau sẽ thực hiện nốt kế hoạch,còn bây giờ tất cả vì học sinh thích học hẵng.Sau khi phổ biến cho học trò những kinh nghiệm làm thực hành và giải các bài tập lí thuyết, tôi hỏi: “Các con có suy nghĩ gì sau nhiều lần thầy về trường hướng dẫn thực hành và nâng cao,mở rộng kiến thức”.Một nữ sinh giơ tay phát biểu: “Thưa thầy từ nay con sẽ không chỉ học vì phục vụ nhân dân chung chung mà học để thành người lao động giỏi nuôi sống mình,đền ơn bố mẹ,nuôi gia đình,con cái mình, và đóng góp nhiều cho xã hội”.Một nam sinh to khỏe đẹp trai giơ tay phát biểu: “Thưa thầy con đồng ý với bạn Như,nhưng con sẽ quyết học giỏi để làm được những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao từ các tài nguyên Việt Nam để bán cho nước ngoài lấy tiền về cho tỉnh nhà chứ không bán nguyên liệu thô như bây giờ người ta đang làm”. Tôi nhận ra đấy là em Lê Quốc Quân, đợt trước khi tôi lên đây giảng,buổi tối bố em đã đến trường để cùng các bạn đợi làm thí nghiệm cùng tôi. 
Khoảng 5 giờ chiều tôi chuẩn bị rời trường THPT Lào Cai 1 để đi ăn tối, một học sinh phóng xe tới : “Thầy ơi! Bao giờ thầy lại về với chúng con”.Tôi cười: “Thế không sợ bị thầy véo tai à?” . Cậu bé cười: “Con chưa được véo tai,thầy véo cả hai tai con đi”. Tôi nhớ,tối hôm qua, tôi mới chỉ vỗ mạnh vào vai cậu bé vì cậu ta là nam sinh đầu tiên đã lắp ráp xong đèn LED 1,8W từ các LED 0,06W và công tắc quang.Sớm hơn cậu ta là hai bạn gái có khả năng thực hành rất tốt.Một nam sinh trong đội tuyển của khối 10 cười hềnh hệch: “con mong thầy lên chửi con để con biết sửa cái sai vì thầy chửi đúng tim đen”.Thầy sẽ quay lại cho các con là thí nghiệm cực khó để các con bị chửi như tát nước mà không vuốt mặt kịp. 

Gần 9h tối,tôi bước gần tới cửa soát vé tàu ga Lào Cai,thầy Thành và nhiều học sinh chạy tới đưa cho tôi ớt Mường Khương,rau cải mèo Bát Xát,rượu ngô Bắc Hà.Một nữ học sinh tôi chưa kịp biết tên, bẽn lẽn nói: “Thầy mang về Hà Nội,bảo quản hộ chúng con rau cải và ớt,sau này thầy quay lại dạy chúng con để chúng con và dân bản trồng nhiều ớt,rau cải mèo gửi về xuôi”.Bốn tuần rồi ớt vẫn tươi. 

Hôm qua có mấy tình nguyện viên đến mời tôi tham gia lên giúp đỡ các trường học miền núi vào mấy ngày giáp Tết như ở Yên Lập,Phú Thọ.Tôi mời họ xem ớt Mường Khương (Lào Cai),cam,chanh Pu lua mang về từ Điện Biên ngày 6-11-2012,cam Quang Thuận (Bắc Kạn) mua ngày 31-12-2012 ở thị xã Bắc Kạn,bưởi Đông Tảo-Hưng Yên và táo Nghệ An đã được 15 ngày.Còn rau cải mèo đã phải ăn cách đây 10 ngày rồi.Tôi bàn với chị Lan và anh Huy trong đoàn đi sắp tới lên Yên Lập,Phú Thọ tặng học sinh,giáo viên quà Tết.Không chỉ là bánh chưng,kẹo bánh, đồ chơi,quần áo mà còn phải có bít tất,ủng cao su,giày,cho các cháu đi trong mùa rét này,nhất là những hôm mưa,đường rất lầy lội,khó đi.Hơn nữa,tôi sẽ tặng trường THCS nhiều bài thí nghiệm,sách giáo khoa,truyện tranh,báo chí.Nếu kịp sẽ có cả tôm khô,cá khô được bảo quản bằng Anolyt để các cháu ăn dè sau Tết.Tôi rát muốn mọi người sẽ ủng hộ các cháu những thứ mà đoàn tình nguyện đã thông báo trên facebook. 

Hơn hết tôi sẽ hướng dẫn các cháu lớn tuổi giúp việc gia đình bằng cách chăm sóc gà,lợn,rau cỏ,bảo quản lá,hoa,quả ,củ bằng Anolyt.Động viên,giúp đỡ các cô giáo mầm non,tiểu học,trung học cơ sở trồng rau sạch đặc sản như rau cải mèo,… để ăn hàng ngày và có thể sẽ gửi về xuôi.Mà những người tiêu thụ chúng đầu tiên là các gia đình của các thành viên trong đoàn tình nguyện.Trong tuần này ,rau cải cúc ở Hà Nội còn rễ,giá 21.000/kg; cải canh còn rễ 24.000/kg,… mà không ai dám chắc rằng chúng có nhiều hay ít thuốc trừ sâu.Còn rau cải mèo ở Điện Biên,Lào cai,giá 5-6.000đ/kg ở vườn,ở chợ không có rễ,cắt sạch sẽ khoảng 12.000đ/kg.Tối lên xe hoặc tàu ,sáng sớm về đến Hà Nội,giá vẫn chuyển khoảng 1.000đ/kg.Nếu người miền núi trồng nhiều rau,hoa,quả,củ đặc sản để ăn hằng ngày và chuyển về xuôi rõ ràng sẽ có lợi cho cả người ở hai miền xuôi ngược.Sáng 6-11-2012,tôi ở đồn biên phòng Nạ Cọ đã cùng đi hái rau với các chiến sĩ ở đây.Sáng hôm sau,ở trường mần non Mường Nhà,cũng hái rau với các cô giáo,ở bất kì điểm trường mầm non nào,tiểu học nội trú nào tôi cũng thấy có những luống rau xanh mơn mởn.Trung tá Lò Văn Khụt vui vẻ nói với tôi: “Đồn trồng được nhiều rau quá! Ăn không hết,thường xuyên đem xuống bản cho dân”. 

Mọi người nhất trí cùng tôi.Muốn giúp dân nơi phên dậu tổ quốc giàu lên không cho con cá,cũng không cho cần câu,mà phải hướng dẫn cho họ làm được nhiều loại cần câu,giúp các cháu nhỏ thích học ngay từ bé,có điều kiện học tập để có tay nghề giỏi hoặc học thức cao. 

Chiều nay sẽ có một thầy giáo Vật lí, một sinh viên chuyên nghành về Điện dân dụng đến để học làm đèn LED,trước hết những đèn có công suất nhỏ cho bà con nghèo miền núi dùng với thủy điện mini.Một sinh viên trong lực lượng vũ trang tới học cách trồng cây không dùng thuốc trừ sâu,phân vô cơ.Một thạc sĩ tới học cách bảo quản táo và mơ,trước hết để công ty của gia đình mình có sản phẩm sạch xuất khẩu.Tất cả đều đã hứa sẽ cùng tôi đem các công nghệ này lên non.Còn tôi gấp rút chuẩn bị đồ thí nghiệm,sách giáo khoa,truyện tranh,báo chí,để về các trường trên non cao trước Tết.Đó là cách tốt nhất mà tôi có thể thực hiện được để bảo vệ đất nước:giúp dân nước mình giàu lên,thì nước mình sẽ mạnh lên. 


dân Đông tảo học bảo quản bưởi,xin hạt giống chanh Pu Lua


ớt Mương Khương bảo quản 42 ngày,Quýt Quang Thuận bảo quản 16 ngày,hai quả không bảo quản đã hỏng


                                                                                                 Rau cải mèo

Ngày 16-01-2013
Tác giả gửi cho NTT blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét