Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC : “ KẺ NHIỀU CHỮ NGHÈO NGHĨA “ ( PHÂN II )

Cuộc chiến tranh huynh đệ, à quên, bằng hữu tương tàn tiếp tục theo yêu cầu của cả hai ông bạn :)
================

VÂN THUYẾT


Về phê bình văn học - NHĐ viết khỏe - viết nhanh - có nhiều ý tưởng nhạy bén với những sự kiện của đời sống văn chương - xã hội - có bản lĩnh - thông minh - sắc sảo - táo bạo trong phê bình phán xét (đôi khi xen lẫn sự “ khùng điên phân liệt “) - sử dụng nhiều danh ngôn - phương ngôn - châm ngôn - dụ ngôn - ngụy ngôn - ngoa ngôn - thường ngôn - chợ ngôn - làng ngôn – xóm ngôn - phố ngôn - vỉa hè ngôn …( tuôn chảy tự do như một chiếc vòi nước không có người khóa lại ) để chứng minh cho những luận điểm của NHĐ ( đó chính là sở trường của NHĐ -
làm cho các bài viết của NHĐ chỉ đạt ở tầm có nhiều kiến thức - nhưng không có những kinh nghiệm riêng của trí tuệ - sự khôn ngoan - vẻ đẹp cao nhã cao sang - thuần khiết trí thức uyên thâm thông tuệ - tinh hoa thâm thúy của bậc minh triết hiền nhân đại trí. )

NHĐ gọi tôi là : “ kẻ vô học - gan trời - gần Chùa gọi Bụt bằng anh “ nên mới dám “bút chiến” với NHĐ . Tôi xin tặng NHĐ những dòng thơ của một thi hào người Anh:

“ Nhìn anh tôi qua “kính hiển vi của sự chỉ trích“- tôi thấy anh tôi thật thô lỗ

Nhìn anh tôi qua “kính viễn vọng của sự khinh bỉ“ - tôi thấy anh tôi thật là nhỏ bé thấp hèn

Bây giờ nhìn vào “tấm gương chân lý“ - thì ra anh tôi giống hệt như tôi .”

Là kẻ tự coi mình là “ vĩ nhân - là bậc thầy của dân tộc “ - NHĐ không bao giờ chấp nhận bất kỳ người Việt Nam nào hơn NHĐ về triết học - thơ văn - chữ nghĩa . Những nụ cười “hồn nhiên“của kẻ rối loạn cảm xúc tư duy tư tưởng ẩn dấu sự kiêu ngạo - pha chút “ điên khùng “.

Là kẻ luôn đòi hủy diệt thơ - NHĐ không hề nghĩ rằng :Trong cuộc sống và nghệ thuật -người ta thường dùng thơ để ví von ca ngợi cái đẹp - ví dụ như : bức tranh đẹp như một bài thơ - cuốn tiểu thuyết như một bài thơ - bản nhạc như một bài thơ - phong cảnh nên thơ - cuộc đời thơ mộng - có hàng ngàn bài thơ được phổ nhạc để có thể trở nên những bài ca bất tử của nhân loại . Thật vinh hạnh cho thơ - thơ quá siêu tuyệt mỹ - là tinh hoa của chữ nghĩa ngôn từ - là tiếng vọng của tâm hồn tư tưởng .Tất cả có phải là sự tôn vinh thơ !?

Là kẻ chê bai thơ - NHĐ cố tìm những ý tưởng xấu để ngăn trở những ý tưởng đẹp - nhưng vẫn luôn cho thơ của mình là hay nhất - không muốn bất kỳ ai hay hơn - đem thơ ra thách đấu tỉ thí như mấy bọn “ võ lâm cái bang “ là phỉ nhạo thơ - chỉ có kẻ “ tâm thần phân liệt “ mới có những hành động như vậy - trong não trạng của NHĐ có cục “ dục lạc tham sân si “ cai trị nên hắn luôn hừng hực như một “ võ sĩ giác đấu “ .

Là kẻ luôn khinh thường châu Á là “ tranh tre nứa lá “ - nhưng NHĐ lại luôn dùng danh ngôn - châm ngôn - ngụ ngôn của Trung Quốc - lấy TQ làm ví dụ về sự hủy bỏ thơ - là tâm tính của kẻ biển lận ngụy ngôn . (Trí tuệ của dân tộc TQ làm sao sánh được với dân tộc có trí tuệ phát minh triết học - khoa học - âm nhạc - thi ca vào bậc nhất của nhân loại là Đức rất yêu thơ - NHĐ không biết rằng nhân loại vẫn đang tôn thờ thơ - giải Nobel văn học năm 2011 đã vinh danh nhà thơ người Thụy Điển - Tomas Transtroemer ( thơ của ông nắm bắt được những sắc thái của mùa đông kéo dài của Thụy Điển - nhịp điệu của các mùa - cho ta cảm giác sờ thấy không khí của vẻ đẹp thiên nhiên - hình ảnh giản dị rõ ràng - có chất hiện đại - biểu hiện - siêu thực là những đặc trưng của ngôn ngữ thi ca thế kỷ 20 - có cái nhìn sâu sắc của cảm giác thần bí - đến các khía cạnh phổ quát của tâm trí con người về xã hội chính trị - những câu hỏi cơ bản của cuộc sống hàng ngày và niềm tin nơi tôn giáo - Thượng Đế - ông được coi là nhà thơ Kito giáo - ông viết thơ - truyện ngắn - tiểu thuyết - không có trường ca - có nhiều bài thơ được phổ nhạc nên ông được bầu là thành viên của Viện âm nhạc Hoàng gia Thụy Điển - thơ của ông được dịch ra hơn 60 ngôn ngữ . Cả cuộc đời ông luôn gắn liền với chiếc đàn Dương cầm .

Nếu có ai đó viết bài dùng TQ để phản bác lại NHĐ - hắn sẽ thản nhiên cho ngay một câu xanh rợn : TQ là bọn “ âm lịch ngũ âm - trí tuệ hạng hai không bàn “ - có phải đó một cách nói ngụy biện trắng trợn biển lận !?

.
Là kẻ “ngoại đạo” về phê bình nghệ thuật - tôi xin đưa ra một vài những suy niệm của cá nhân tôi về phê bình nghệ thuật :

Hoạt động phê bình đòi hỏi cả trí tuệ lẫn cảm xúc - nó mang tính lý thuyết nhiều hơn là thực hành .Từ tư duy nó phát thành ngôn từ để rồi lại tạo ra ngôn từ .

Nhà phê bình không thể không quan tâm đến tư tưởng thầm kín ẩn dật trong tác phẩm - sức mạnh khả năng biểu cảm của ngôn từ của chữ nghĩa - của chất liệu thể hiện trên bề mặt tác phẩm - nhà phê bình phân biệt cảm nhận được cảm xúc tưởng tượng vô thức với tư duy tưởng tượng hữu thức .

Niềm vui cao nhất của người nghệ sĩ là sáng tạo ra những gì mới mẻ - huy hoàng tráng lệ nhất - kỳ lạ nhất . Khi sáng tạo họ lạc quan ngây ngất hạnh phúc trong sự khám phá để đạt đến tột cùng của cái đẹp - cái đẹp của tác phẩm điều khiển chúng ta . Trí tưởng tượng khêu gợi chúng ta nhào nặn nên ngôn từ - hình thể - máu sắc - đường nét - hình khối cho tác phẩm - nó hiển hiện mơ màng và từ từ - sự lắng đọng sâu kín dần dần được bộc lộ - những hình tượng hư ảo trào dâng hiện hữu để nó trở thành một thực thể hoàn thiện . Tất cả những điều đó nhà phê bình phải có khả năng cảm thụ - ghi nhớ phát hiện và chuyển thành ngôn ngữ để trình bày như một sự sáng tạo lần thứ hai cho người thưởng ngoạn thấu hiểu sâu sắc hơn và làm cho họ yêu mến tác phẩm hơn hoặc nhận thức đúng hơn về giá trị của tác phẩm .

Người nghệ sĩ hao tổn bao nhiêu tâm trí công sức để hoàn thành nên tác phẩm - nhà phê bình cũng phải cẩn trọng - hao tổn bấy nhiêu công sức để có được sự đánh giá phán xét .

Các nhà phê bình nghệ thuật lớn thường dõi theo chiều hướng phát triển nghệ thuật của xã hội hay của từng tác giả mà họ quan tâm .Bỡi mỗi tác phẩm ra đời như một giấc mơ thần bí nó hiện ra như có một sức mạnh siêu nhiên linh thiêng trợ giúp - nhà phê bình chìm sâu trong cảm xúc - trí tuệ âm thầm rèn luyện cho trí tưởng tượng hòa đồng cùng với nghệ sĩ . Trong sự bay bổng hòa đồng đó - tư duy bác học - sự uyên thâm thông tuệ - minh triết - sâu sắc - những trải nghiệm của cuộc đời của óc phán đoán - lặng lẽ ghi nhận giải mã và phán xét . Niềm say mê thẩm mỹ tương tác với trí tưởng tượng hòa với trí tuệ và tư tưởng dẫn dắt nhà phê bình phát hiện những biến cố dị biệt của cảm xúc - của tư duy nghệ thuật trong tác phẩm do quá trình đam của nghệ sĩ tạo nên .Nhà phê bình luôn đồng hành phiêu lưu cùng với thẩm mỹ biết khêu gợi những thầm kín ẩn sâu trong tác phẩm - chỉ ra cái gì là tối tăm là xấu xí - cái gì là đẹp là mới lạ là độc sáng - chỉ ra cái gì thực sự là nghệ thuật - cái gì không phải là nghệ thuật . Khi ca ngợi hay phán xét các yếu tố thẩm mỹ yêu cầu tối thượng là phải trung thành tuyệt đối với cảm xúc và tư duy của mình - một cảm xúc giả tạo hay một chút dễ dãi yếu hèn thiên chấp của lý trí sẽ mất đi sức mạnh của trí tuệ - của sự chân thành - của ý nghĩa giá trị nghệ thuật.

Khi người sáng tạo bùng cháy - phát sinh những ý tưởng siêu việt - nhà phê bình cũng cần có những những cảm xúc sáng tạo siêu việt trong tư tưởng để có được những ngôn từ dị biệt - đủ sức mạnh để giải mã tác phẩm . Người nghệ sĩ luôn mơ màng bay bổng để cho cảm xúc bản năng vô thức tuôn trào - niềm vui - tình yêu - hạnh phúc - hy vọng - sự thanh lọc tâm - sự khao khát - cao cả - bình an - cùng với lo âu - hồi hộp - hoang mang - hoài nghi - cô đơn - thất vọng và đau khổ - tất cả được tương tác trong một trạng thái phấn khích cao độ để cho sự sáng tạo tối thượng ra đời - đó là điều thách thức với nhà phê bình - ông ta phải trải qua một nghịch lý đáng sợ : - phải tỉnh táo hơn - can đảm dũng cảm hơn - táo bạo hơn - bản lĩnh hơn - nhưng tâm hồn vẫn phải buông thả để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng có thể hòa nhập vào tác phẩm - rồi từ đó tạo nên một xung lực mới - một biến dạng khác của tâm hồn có khả năng giải mã khám phá những thỏa mãn mà người nghệ sĩ tạo nên . Đó là phần thưởng cao quý quyến rũ nhất mà nhà phê bình có được .

Những khao khát bản năng - trí tuệ minh triết - tâm linh - lý tưởng của nhà phê bình đạt tới điểm giới hạn trùng với niềm khao khát bản năng - trí tuệ minh triết tâm linh - lý tưởng của người nghệ sĩ - một sự hòa nhập ngẫu nhiên - hoàn hảo - linh thiêng thần thánh - một triết lý - một học thuyết thẩm mỹ mới phát sinh ra đời.

Chê mãi - khen mãi không phải là phê bình nghệ thuật . Chẳng khác nào ta chê kẻ nghèo khó - khen kẻ giầu có . Hãy tìm cách mở rộng cánh cửa của văn minh chữ nghĩa - những nguồn sáng nhiều chiều của nhân loại - soi dọi - kích hoạt vào tác phẩm - khơi gợi nên những tiềm năng có thể phát triển của từng người - hay phát hiện ra những “lỗ đen“ ở ngay cả những thiên tài .

(Tôi tin chắc chắn rằng NHĐ không bao giờ nghĩ đến những điều trên .)

Những câu tôi viết :

“Là tình cờ của tư duy hay là bổ phận của tư tưởng
Là nghệ thuật hay không là nghệ thuật
Là hiện sinh hay không là hiện sinh
Là dấn thân đam mê hay cuộc sống đời thường
Là khát vọng siêu tự do hay chấp nhận truyền thống
La khát vọng thiên tài hay lặng lẽ vô danh “
Đó là quyền lựa chọn của mỗi thi nhân mỗi nghệ sĩ .

Trong cuộc đời - mỗi con người có quyền tự do lựa chọn cách sống - lựa chọn tình yêu - lựa chọn lý tưởng để theo đuổi - với nghệ sĩ điều này càng hệ trọng hơn . Là nghệ sĩ họ không thể sống theo bản năng du mục - họ phải lựa chọn cho mình một hay nhiều con đường trong sáng tạo nghệ thuật . Ở mọi thời đại - nhất là vào thời của : “Thế đạo suy vi - tà thuyết bạo hành “ người ta thường phải sống “ nước đôi nước ba hay hai mang “để sinh tồn - đó cũng chính là bản năng sinh tồn của con người - đó không phải là điều xấu xa cho ta phê phán lên án - nhưng thực tế cuộc đời chính các nhà chính trị - những kẻ làm nghề bí mật - Mafia - gián điệp - tình báo mới thực sự là kẻ có nghiệp vụ chuyên nghiệp - có sở trường có năng khiếu về “nước đôi hay hai mang ba mang “ thậm chí còn nhiều hơn rất nhiều để che dấu bộ mặt thật của họ .Bạn NHĐ ơi !? bạn không nghĩ rằng chính bạn mới là kẻ được đào tạo cơ bản về điều đó sao - nó đã ngấm sâu vào cốt tủy của bạn - rõ ràng như ánh sáng mặt trời thế mà bạn cố tình vu vê xuyên tạc tôi là kẻ có “cách sống nước đôi “- nó chẳng ăn nhập gì tới bình thơ - điều hệ trọng là tác phẩm chứ không phải là tâm lý cách sống của tác giả - bạn tầm thường thấp hèn kém quá - chỗ này tôi bất đắc dĩ phải dùng từ mà bạn rất hay thường dùng “ôi”! ‘NHĐ - bạn có phải là kẻ sinh ra để “ khủng bố - chụp mũ - vu vê xuyên tạc “ - ta có nên cảnh giác NHĐ là ai !?.

Điều quan trọng nhất của phê bình nghệ thuật là giải mã tác phẩm :“nếu không có tác phẩm nghệ thuật sẽ không có phê bình nghệ thuật“ - vậy mà NHĐ thản nhiên vu vạ ngay là tôi “ không hề bám vào văn bản học “. Nếu tôi không đọc thơ của NHĐ làm sao tôi có thể đưa ra những ngôn từ để bình phẩm thơ của NHĐ.

Khi bàn trực diện vào thơ của tôi - NHĐ càng tỏ ra vô cùng yếu kém về thẩm mỹ thơ - rồi vu khống chụp mũ cách sống của tác giả vào thơ - đó là sự hèn kém tiểu nhân của kẻ phàm phu “ suy đồi trụy lạc” trong phê bình nghệ thuật . Với giọng điệu bình thơ của NHĐ như vậy - tôi không tin NHĐ có thể cảm thụ được thơ hiện đại - thơ hậu hiện đại ( thơTân hình thức chắc là mù tịt ).

NHĐ chỉ quanh quẩn với những khái niệm nghệ thuật của Aristole - Platon - Hegel ..và một vài vị cổ điến khác - đã trải qua hơn 2000 năm rồi mà NHĐ vẫn ôm chặt những khái niệm đã không còn là những “ lời vàng ý ngọc “ cho nghệ thuật ( ở đây tôi không phản bác các vị vĩ nhân đó - những triết lý về cuộc đời của họ đã trở nên bất tử - nhưng những triết lý về tư tưởng nghệ thuật của họ đến nay đã quá quen thuộc nhàm chán rôi - có khi còn lạc hậu cổ hủ …

NHĐ luôn thích sử dụng khái niệm “âm lịch “ để ám chỉ khinh miệt lối tư duy châu Á -phương Đông - gắn cho toàn bộ giới thơ văn Việt Nam và bất kể những ai chê văn chương của NHĐ - phản bác lại lý lẽ của NHĐ - đó là một trò chơi chữ hạ cấp - áp đặt rất ngạo mạn - rất lố bịch - bản thân hắn cũng sinh ra từ làng quê Việt Nam - ăn ngủ và có “cái ấy nho nhỏ “ kiểu Á đông đã ăn sâu vào máu thịt hắn như hình với bóng - vậy mà có ít chữ nghĩa tiếng Tây - uống chút rượu Tây - đi giầy tây - ngồi xe Tây …nay lại “trưởng giả chữ học làm sang nghĩa“ phản lại chính nơi đã sinh ra NHĐ . “.
Nghệ thuật không thể nói âm hay dương ( triết lý phương Đông quan niệm rằng :“âm“ là đêm là bóng tối - mặt trăng - đàn bà… - “dương“ là ban ngày - là mặt trời - ánh sáng l- đàn ông…nhưng chính bóng đêm mới là kẻ bao chùm vũ trụ - đàn bà là phái đẹp chứ không phải là đàn ông - chưa thấy có bản “Xonate Mặt trời” nào mà chỉ có bản “Xonat Ánh trăng” bất tử của Betthoven - những đại tiệc linh đình nhất được tổ chức vào ban đêm hay thường gọi là “Dạ tiệc”- đêm mới là “yến tiệc”của tình yêu...) - nó là sự giao thoa tri thức của nhân loại - dĩ nhiên phương Tây có nhiều những ưu thế phát minh về khoa học công nghệ đưa ra nhiều triết thuyết về triết học và nghệ thuật - âm nhạc - thi ca - hội họa điêu khắc… nó trở nên nền tảng tư tưởng trong toàn bộ đời sống của nhân loại hiện đại - nó khai sáng nền văn minh nhân loại - nhưng không có nghĩa rằng những thành tựu của nghệ thuật Á đông sẽ mất đi - nó sẽ tiếp thu những tinh hoa của nhân loại để tạo nên những bản chất mới - khái niệm âm dương chẳng có gì là hệ trọng với nghệ thuật - chẳng qua NHĐ muốn miệt thị những người hắn cho là thấp kém hay đối lập với hắn - Y tỏ ra là người tân tiến văn minh phương Tây - nhưng bản chất hắn rất “Độc tài - bạo chúa“ như Tần Thủy Hoàng hay “Mo Tru Dong” …nó là tâm tính cơ bản nằm sâu trong vô thức của người Á Đông - nó bộc lộ trong từng lời ăn tiếng nói của NHĐ .

Theo cách phê bình văn học của NHĐ - có thể lập danh sách chia nhà thơ nhà văn thành 2 trường phái : “âm lịch và dương lịch “ - có lẽ nên gọi NHĐ là :“Đức dương lịch“ - qua đó để tham chiếu “ tài nghệ chữ nghĩa” của nhau - gọi tên cho “chuẩn “ và tiện dùng .

Nhà phân tâm học S. Frued đã viết : “ Tôi thường nhận xét bề sâu của một tác phẩm nhiều hơn là những hình thức và kỹ thuật …song để đoán được ý đồ đó - trước hết tôi phải khám phá ý nghĩa và nội dung cái được biểu đạt trong tác phẩm” .
Làm sao mà NHĐ có được sự sâu sắc - uyên thâm thông tuệ đó .

Bài thơ : “ ĐÊM THU TRẦM NGÂM “ tôi có thể tự tin rằng : bài thơ có khả năng khoan sâu vào con tim mỗi người - nếu có ai đó không cảm thụ được thơ tôi cũng là lẽ đời thường ( đến ngay cả Tagor cũng có nhiều người không càm thụ được…) - chắc chắn rằng nó có một phong cách một giọng điệu riêng - cách hiển lộ nghệ thuật tu từ giản dị - táo bạo - độc đáo - bất ngờ nhưng rất tự nhiên vô tình đến mức tôi nhận ra chúng có số phận có cuộc đời riêng ngoài ý muốn của ta . NHĐ không thể cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên đậm chất đời của câu thơ được viết như một câu văn xuôi : “Đêm thu trầm ngâm - ta không quên nhấm nháp một ly rượu“ . Rượu là tinh hoa của lúa gạo - của cuộc sống tinh thần - là linh hồn của yến tiệc - chúng ra sẽ không hình dung nổi sẽ buồn sao khi yến tiệc không có rượu - các vị vua chúa - các nguyên thủ Quốc gia gặp nhau đều mở đại tiệc khởi đầu là nâng ly rượu chúc mừng nhau chứ đâu nâng bát đũa để chạm nhau .

Câu thơ : “Niềm hy vọng đánh thức cuộc đời - chờ đợi tương lai nằm tronh quá khứ “ - rất logic với suy tưởng phương Đông - nhất là trong Đạo Phật và tính vật lý của thời gian - chúng ta chỉ có thể hình dung những trạng từ chỉ thời gian như ngày mai - ngày kia - tuần sau - tháng sau - năm sau bằng ý niệm ngôn ngữ - khi ta mong tới ngày mai - khi ngày mai đến nó đã lại là quá khứ - hiện tại của chúng ta luôn là quá khứ - thời gian chảy liên tục - sau một giây đã là quá khứ . Đó là chưa nói đến chất siêu thực trong nghệ thuật thi ca - hội họa - điêu khắc và nó cũng rất vô tình trùng với nghệ thụật tu từ .Thật là thất vọng vô cùng với kẻ tự cho mình là thông thái - tôi tin rằng NHĐ đủ cảm xúc tư duy để cảm thụ thơ tôi và nhận ra hương vị độc đáo của thơ tôi - nhưng vì không chịu nổi những nhận định phán xét đánh giá thấp thơ của NHĐ - Y nổi cơn “ thịnh suy đố kỵ hằn thù “- đảo tâm tính suy tư - trút giận vào thơ tôi bằng những ngôn từ chộp dật - chụp mũ rất vu vơ tối nghĩa - không như trước đây - đã từng ca ngợi tôi là “ một tài năng thơ hiếm có “…

Tư tưởng là một hệ thống của những ý tưởng - những suy tư trí thức hiển thị những quan niệm riêng của một người - hướng đạo cho nhận thức mục đích hành động của người đó - khả năng soi rọi nhận biết tư tưởng của NHĐ khá lờ mờ nên không nhận thấy những vần thơ có ánh sáng của triết lý - của tư tưởng nghệ thuật . Có “nằm mơ” NHĐ cũng không thể viết nên những câu thơ :

“ Những ngọn gió khỏa thân dạo chơi trên hè phố mông lung - nhiều lá vàng rơi
Bâng khuâng áng mây chiều - lưu lạc trên khuôn mặt trí tuệ sáng trong
Lòng trắc ẩn cất cánh bay xa - dập tắt nỗi buồn thiên niên kỷ
Một lần nữa may mắn - cõi thần tiên ban tặng kho báu kiệt tác của tâm hồn
Ánh sáng ngân nga ru tình bay xa - khởi đầu rên rỉ niềm hoan lạc
Chinh phục thế gian - màn đêm chạy chốn bầu trời đen - bỏ rơi bóng tối
Lao xao quyến rũ - giai điệu màu xanh ngủ say trên cơn bão ưu sầu
Thanh kiếm thủy triều bị ánh trăng khước từ - leo lên đỉnh núi cao ngồi trầm tư
Ngọn lửa si tình thèm khát tự do - đi gom nhặt những nốt nhạc bị lãng quên
Đêm thu trầm ngâm - ta không quên nhấm nháp một ly rượu
Trên khắp thế gian - những cây đèn phải ra đi - vượt qua bão tố .”

Dưới đây là những suy niệm “ ngẫu hứng ”- phản tỉnh “Triết gia Nguyễn Hoàng Đức “ :

Giọng thơ - trường ca của NHĐ “phăng phăng như cầm đá ném cá“ là sự “hành hạ lưu đầy những con chữ “

NHĐ là kẻ tài năng ở tầm “Siêu thị ngôn“ - chưa đạt đến vẻ đẹp của “Lâu đài ngôn ngữ “ - “nhiều chữ ít nghĩa - thừa ngôn thiếu ngữ“

NHĐ là con thuyền nhỏ có “cánh buồm to” chất chứa đầy định kiến - hoang tưởng - đố kỵ và ích kỷ - làm sao có thể vuợt qua đại dương sóng gầm bão lớn đi đến bến bờ bên kia của Chân Thiện Mỹ .

Đáng tiếc thay cho kẻ có nhiều tri thức học vấn - nhưng lại tê liệt nội tâm - rối loạn cảm xúc - tư tưởng - phí phạm sức lực thời gian dấn quá sâu đến lì lợm vào những tầm thường của “vắn nạn” văn chương Việt Nam.Với những gì NHĐ đang có - hắn ta có thể sẽ trở nên thiên tài - vĩ nhân - vĩ đại - nếu như hắn vượt qua thế tục - thiền định - siêu xuất thế gian - hướng đến những điều cao thượng và vĩnh cửu hơn - trung thành với một vị thần linh siêu nhiên - đó là CÁI ĐẸP . Hoặc dấn thân vào “con đường khác “ để trở nên một nhân vật lịch sử của dân tộc .

Nếu NHĐ không : “Giác ngộ Chân tâm” - cả hai điều trên chắc chắn sẽ không phải là số phận - sứ mệnh của NHĐ - hắn sẽ lờ mờ nhìn thấy cái đẹp khiêu vũ trên mặt trăng vào những năm cuối của cuộc đời hắn .

Đức Phật dạy rằng : “Đau khổ lớn dẫn đến giác ngộ lớn.“

Lời của kinh Phật : “Hãy tự nỗ lực - các đấng Như lai chỉ là đạo sư.“

Đức Chúa Jesu dạy rằng : “Phải bất khuất khi chiến bại - phải khiêm nhường khi chiến thắng.“
Lời của kinh Thánh : “Yêu là cho và cho đến cùng.“

Triết gia Spinoza viết rằng : “Tâm trí con người trở nên bất diệt khi tư tưởng luôn hướng đến sự bất diệt .“

Danh ngôn là những suy tưởng - suy niệm - những lời diệu tâm diệu trí cốt tủy của những vĩ nhân - thiên tài - của những bậc minh triết hiền nhân đại trí đã quá trải nghiệm sâu sắc với cuộc đời với nghề nghiệp viết về tất cả mọi lĩnh vực của con người - nó có thể gọi là những “ nguyên lý - đinh luật - công thức” của cuộc sống - nó đánh động vào tâm hồn tư tưởng ta - kích thích tâm trí - trí tưởng tượng ta - nó có thể hướng đạo nhận thức và hành động của ta cho đúng hơn đẹp hơn tốt hơn - nó hoàn toàn tùy thuộc vào quan niệm trình độ khả năng nhận biết của mỗi người và mỗi người tự do lựa chọn không bắt buộc phải nghe theo làm theo . Tại sao ta không thể viết như họ !?. Tôi cho rằng bất kỳ ai ngay cả những người ít học nhất cũng đều có những trải nghiệm riêng trong cuộc sống - nếu họ chịu khó suy tư - chịu khó viết - chắc chắn rằng họ sẽ viết được ít nhất một câu trong đời như một danh ngôn . Thiên tài Pascan đã nói rằng “Tất cả những người tôi gặp - tôi đều có thể học được một điều gì đó“ - kinh nghiệm ở đời chẳng bao giờ thừa - tri thức con người như đại dương bao la - có ai dám nói rằng ta có đủ . Đức Phật có một câu đại ý rằng : - ”Những điều ta biết như nắm lá cầm tay - còn tri thức ở đời như cánh rừng bao la“.

Là nhà điêu khắc - họa sĩ tôn thờ nghệ thuật - cái đẹp - đam mê chữ nghĩa - với những suy tư chân thành - những điều tôi viết không ngoài mục đích vì thơ - cho thơ và phản tỉnh “Triết gia Nguyễn Hoàng Đức “ - chứ không hề phân định tranh tài hơn thua với NHĐ - và kết thúc sự tranh luận với NHĐ .

Vân Thuyết
tháng 9 - 2013

“Hạ mãn thu sang - đông tàn xuân đến“ . Thu đang dần qua mùa đông gần đến - tôi gửi những bạn yêu thơ bài thơ “ĐÊM MÙA ĐÔNG“. Tôi viết từ năm 1974 khi tôi còn là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà nội . Chân thành cảm ơn những lời tâm giao của bạn đọc yêu thơ !

ĐÊM MÙA ĐÔNG

Đêm mùa đông ảo ảnh thấm đượm màu xanh.
Và có cả màu hồng lẳng lơ im lặng đa tình
Những ngôi sao bị mùa thu bỏ rơi rưng rựng lệ
Bóng tối nhiễm lạnh kiên nhẫn khiêm nhường
Ẩn mình trong những căn gác xép nhỏ đìu hiu
Những giai điệu ký ức nằm sâu trong chờ đợi
Gió mưa sương mù và những đám mây sầu ngơ ngẩn
Một thời gian dài thao thức lâm ly lê bước chân hành khất
Cùng nhau nâng ly rượu say con sóng sầu tư
Cùng nhau trầm ngâm say khúc nhạc tình muôn thủa
Dấu vết của mùa đông giá lạnh lây lan cảm xúc cô đơn
Hình bóng của ngọn lửa cháy trong tim cưu mang số phận
Chiếu dọi vào cuộc đời đam mê thức tỉnh giấc mơ dài
Tâm hồn tôi yêu đơn độc nhìn thấy tương lai bị vấp ngã
Dòng chảy thời gian âm thầm luôn giành vinh quang chiến thắng
Kết duyên với quyền lực siêu nhiên trở về nơi vĩnh cửu
Một cái nhìn thoáng qua của đêm lạnh mùa đông
Làm sợi tơ nhện run run những vần thơ suy tưởng
Trong ánh sáng trầm lặng có hương thơm man mác
Của âm thanh của thiên nhiên yên tĩnh không màu
Tôi đi dạo dưới những hàng cây không khí rung rinh
Tôi hy vọng sẽ có được một nụ hôn chưa bao giờ gặp mặt
Của mối tình ngẫu nhiên âm thầm rực cháy trong tim
Nhưng tôi lạc đường thất bại ê chề thất bại
Trong đêm tối mùa đông gió thì thầm than vãn
Tôi cô đơn buông thả theo men rượu tâm tình
Rượu thất tình thơ thẩn theo tôi cầu xin luyến ái
Mối tình điên của tôi tan chảy trong lời hát của men
Dưới ánh sáng của con đường hoa sương tim tím
Mùa đông buốt lạnh khởi động trên đôi môi tôi .



Vân Thuyết

Hà nội 1974

====================

Hôm qua Nguyễn Hoàng Đức đánh xe đến rủ Vân Thuyết đến mình chơi. Vân Thuyết khong có nhà nên Đức đành đi một mình. Cuộc tọa đàm chỉ có nhõn hai người nên cũng không rôm rả lắm.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét