Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Bài tham luận của Ts Phạm Chí Dũng


Ảnh: Ts Phạm Chí Dũng

DienDanCTM: Vì bị nhà cầm quyền CSVN ngăn chặn không cho xuất cảnh tham dự Hội Thảo, Ts Phạm Chí Dũng đã quyết định phổ biến trước bài tham luận của mình.

Dưới đây là bài tóm tắt tham luận tại Hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam diễn ra tại Geneve ngày tháng 5/2/2014.
Toàn bài tham luận nằm ở cuối bài này.

***

Tác giả tham luận: Nhà báo độc lập, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng – Việt Nam
Vai trò của các NGO nhằm thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam
--------------------------------------

I. Người dân đang cần gì?


Vào mùa hè năma 2013, lần đầu tiên đã diễn ra vụ cáo buộc của tổ chức phi chính phủ lớn thứ hai trên thế giới - Global Witness - đối với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai về những khuất tất của tập đoàn này liên quan đến đất đai, môi trường và điều kiện sống của nông dân ở Campuchia. Sau đó, có những dấu hiệu cho thấy Hoàng Anh Gia Lai đã phải xem xét một cách cẩn trọng hơn nhiều những dự án mà họ đang tiến hành ở Campuchia và Lào để bớt bị dư luận phản ứng.

Vụ việc trên là một bằng chứng sống động nhất cho thấy vai trò của các NGO quốc tế quan trọng
đến thế nào trong việc tạo nên những tác động nhằm gìn giữ môi sinh và môi trường.

Nhưng điều hoàn toàn đáng tiếc là cho đến nay và sau gần một phần tư thế kỷ mở cửa kinh tế, vai trò của các NGO quốc tế có văn phòng ở Việt Nam vẫn khá mờ nhạt. Nhiều vấn đề và vấn nạn về đất đai, môi trường, lao động, trẻ em người già và phụ nữ đã không được chú tâm một cách đầy đủ và sâu sắc. Trong khi đó, đã hoàn toàn vắng bóng các NGO trong nước (còn gọi là NGO địa phương).

Thu hồi đất và xung đột đất đai luôn lại là tiêu điểm nóng bỏng trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Có hàng ngàn ví dụ tiêu cực về việc doanh nghiệp và các nhóm lợi ích bất động sản chiếm đoạt đất đai của người dân trong hai mươi năm qua ở Việt Nam theo cách thu hồi đất không thỏa đáng, trái pháp luật và sau này là bất chấp đạo lý đối với nông dân. Não trạng lợi ích của các nhóm đầu cơ bất động sản đã mau chóng chuyển từ tâm lý tham lam kềm chế sang tham lam quyết liệt và bất chấp. 

Tất cả những mâu thuẫn đó đã tích tụ đủ dày để biến thành ý thức phản kháng của một bộ phận nông dân bị mất đất, biến họ thành dân oan và tạo nên mối xung khắc, dẫn tới xung đột với giới quan chức chính quyền tại nhiều địa phương. Tại Việt Nam, mỗi năm có hàng chục ngàn cuộc biểu thị phản ứng, phản kháng của các cá nhân và tập thể nông dân, so với con số hàng trăm ngàn cuộc ở Trung Quốc. Cũng cho tới nay, ước tính tầng lớp dân oan đất đai ở Việt Nam phải lên đến ít nhất 3-4 triệu người - tương đương với số lượng đảng viên trong đảng cầm quyền.

Gần như toàn bộ những câu chuyện thương tâm xã hội đều bắt nguồn từ thái độ và cách hành xử vô cảm, vô lương tâm của chính quyền các cấp. Quá nhiều khổ nạn về đất đai, lao động, môi trường cho thấy vẫn chưa có một cải thiện đáng kể nào được chính quyền thực tâm thực hiện. 


II. Xã hội dân sự ở Việt Nam: phương châm và độ chín muồi:

* Phương châm nào?

Với sứ mệnh được mặc định của mình, xã hội dân sự chỉ nhằm làm cho chính quyền nhận ra được những sai lầm trong chính sách và quá trình thực hiện chính sách, từ đó tiến hành hủy bỏ hoặc điều chỉnh những chính sách, nhân sự thực hiện.

Ôn hòa, bất bạo động, tránh đổ máu là những đặc trưng trong phương pháp hoạt động của xã hội dân sự và các phong trào dân sự.

* Ảnh hưởng đối ngoại đối với sự hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam:

Hiển nhiên là giai đoạn đầu của xã hội dân sự đang diễn ra ở Việt Nam, trong bối cảnh nhà nước này đang dần phải chấp nhận những giá trị phổ quát về nhân sinh, nhân quyền và dân chủ của cộng đồng quốc tế. Cũng có những tín hiệu cho thấy một số quan chức cao cấp nào đó của đảng và chính quyền đang có xu hướng âm thầm “xoay trục” sang phương Tây và dần chấp nhận đường hướng một mô hình xã hội dân sự trong tương lai cho Việt Nam.


III. Dự báo những diễn biến chủ lưu ở Việt Nam năm 2014:

Dự báo tổng quan, năm 2014 sẽ chứng kiến 5 diễn biến chủ lưu ở Việt Nam:

(1) 2014 là năm đầu tiên của một chu kỳ khủng hoảng ngân hàng, bắt đầu từ sự đổ vỡ của vài ngân hàng hạng trung và có thể dẫn đến sụp đổ dây chuyền trong ít nhất 50% số ngân hàng hiện hữu trong vài năm sau đó, dẫn đến khủng hoảng gần như toàn bộ nền kinh tế. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế có thể lên đến cao điểm vào năm 2016 - 2017 và trở thành sóng nhấn cuối cùng đối với con thuyền chính trị bươm rách. Đây là diễn biến quan yếu nhất.

(2) Bất ổn xã hội và phản kháng dân chúng sẽ tăng cao về số lượng, quy mô, tạo nên áp lực lớn đối với chính thể và nằm trong giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng xã hội trong những năm sau. Xu hướng này sẽ mau chóng biến thành xu thế ở rất nhiều địa phương, liên quan đến đất đai, môi trường, quan hệ giữa người dân và nhân viên công lực, nạn tham nhũng… Sẽ xuất hiện nhiều hội nhóm độc lập của người dân như những tiền đề của xã hội dân sự.

(3) Bước khởi động cho cuộc tranh đua chính trị chuẩn bị cho đại hội đảng thứ 12, đặc biệt là vị trí tổng bí thư đảng và vai trò thủ tướng, kể cả vấn đề “hậu chuyển tiếp” cho một mô hình chính trị mới.

(4) Xu hướng và lực lượng gần gũi với phương Tây sẽ rõ nét và chiếm ưu thế hơn trong nội bộ đảng. Nếu thành công trong hai năm 2014 - 2015, xu hướng này sẽ chuyển thành xu thế vào các năm 2016 - 2017 và có thể tạo nên một sự thay đổi lớn về bản chất chế độ chính trị. 

(5) Hoạt động dân chủ gia tăng đáng kể về số lượng hội nhóm, nhưng bị hạn chế về nguồn nhân lực và thiếu tính trực tiếp với nhu cầu dân sinh nên không thu hút được số đông quần chúng. Chỉ một bộ phận nhỏ trong số các nhóm dân chủ hoạt động có tính thực chất và đạt được thành công ở mức độ khiêm tốn.


IV. Hành động của xã hội dân sự:

Trong giai đoạn đầu của xã hội dân sự, một số hành động cần được ưu tiên triển khai là:

Nhóm hành động chính trị - xã hội: lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo, hạn chế sự phụ thuộc của nền kinh tế và chính trị Việt Nam vào Trung Quốc; phản biện chống tham nhũng và các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu; thúc đẩy Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân ý; thúc đẩy tiếng nói của trí thức độc lập tại Quốc hội; thúc đẩy tính hợp hiến và hợp pháp hóa của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo; phản biện đối với các điều luật chính trị hóa hành vi phản phản biện như điều 79, 87, 88, 258 trong Bộ luật hình sự; phản biện đối với điều kiện giam giữ phạm nhân trong các trại giam; hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các gia đình có người bị giam giữ, liên quan đến yếu tố chính trị…

Nhóm hành động kinh tế - xã hội: bảo vệ quyền lợi của nông dân trước hành vi trưng thu đất đai bất hợp pháp và vô lối; phản biện đối với chủ đề sở hữu trong Luật đất đai và cơ chế thu hồi đất đối với các dự án kinh tế - xã hội; bảo vệ quyền lợi của công nhân và thị dân về điều kiện làm việc và an sinh xã hội; đấu tranh chống tác động tiêu cực của một số doanh nghiệp đối với môi trường tự nhiên…

Thái độ lên tiếng của phong trào dân sự cũng không thể bỏ qua việc phản biện đối với một số vấn đề kinh tế gay gắt như nợ công quốc gia; nợ và nợ xấu; tính độc quyền của kinh tế quốc doanh và một số tập đoàn; ngân hàng; các thị trường đầu cơ như vàng, bất động sản; những ngành có liên quan mật thiết đến người tiêu dùng như điện, xăng dầu, nước…

Và để tự nâng mình lên, các phong trào dân sự cũng phải phản biện với chính những tiếng nói phản biện thiếu tinh thần xây dựng và đoàn kết trong giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam và hải ngoại.

Trước mắt hoạt động của phong trào dân sự cần nhích thêm một bước: không chỉ là diễn đàn trên mạng, mà phải hình thành các nhóm công khai trong đời sống theo phương châm ôn hòa, bất bạo động.

Ngay từ bây giờ, đang rất cần đến một sự kết nối có tính thành tâm, hữu dụng và bài bản giữa các nhóm trí thức phản biện độc lập, trí thức trong đảng với các nhóm dân sự tiêu biểu của nông dân, công nhân, tiểu thương, sinh viên, tín đồ tôn giáo trong nước, cùng khối trí thức và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.


V. Những đề nghị với các NGO quốc tế:

Dân sinh và môi trường luôn là những tiêu chí đấu tranh rất quan trọng của phong trào dân sự trên thế giới.
Tham luận này xin nêu ra một đề nghị ban đầu với các NGO quốc tế: cần thành lập mạng lưới NGO quốc tế và NGO Việt Nam.

Mạng lưới này nhằm tiến hành một số hoạt động như:

- Tổ chức nghiên cứu các dự án xã hội, thể chế. Trước mắt cần tổ chức nghiên cứu đề tài về xã hội dân sự ở Việt Nam để chuẩn bị cho tương lai.

- Tổ chức truyền thông: đào tạo người viết và cách thức làm báo.

- Can thiệp, tác động các vấn đề về nhân quyền. Trước mắt, cần can thiệp, tác động về chủ đề đất đai, môi trường, nghiệp đoàn lao động, cải thiện chế độ lao tù. Cần thí điểm một số trường hợp cụ thể tại một số địa phương.

- Tổ chức đào tạo diễn giả, thông tín viên để chuyển tải thông tin từ trong nước ra quốc tế.


Kèm đây là toàn bài tham luận của Ts Phạm Chí Dũng:


PDF - 286.5 kb
Ts Phạm Chí Dũng_Bài tham luận UPR

8 nhận xét:

  1. Người thích tào lao2/2/14 10:53 SA

    Thấp thoáng bóng dáng những nhà lãnh đạo tầm cỡ trong tương lai Việt Nam : Phạm Chí Dũng và Lê Quốc Quân!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh3/2/14 6:31 CH

      Ta nên dùng "người điều hành". Đó mới đích thị là DÂN CHỦ.
      "Lãnh đạo", "cầm quyền" là thích nắm đầu người khác, độc tài. Chỉ đem lại sự bất ổn xã hội.

      Xóa
  2. Nặc danh2/2/14 7:28 CH

    Tôi nói chuyện nghiêm chỉnh , NTT sẽ là bộ trưởng bộ văn học nghệ thuật , còn tôi sẽ " Gác cửa" cho NTT ...vì như vậy tôi sẽ được tiếp cận NTT và được vịnh họa thơ với thi sĩ NTT.
    NTT có khai bút đầu xuân bằng chùm thơ đường luật , khổ nổi tôi không làm thơ nhưng lại biết ca ngợi thơ ( chỉ trừ ca ngợi thơ của bác Hồ kính yêu và của đao phủ thơ Tố Hữu ) . Cho nên ngày xuân thi sĩ chàng ta nhắc tới mẹ cha , quê hương và bạn bè ....tôi xin mượn thơ của nữ thi sĩ Thân Thị Ngọc Quế (1918- 2007) và thơ vịnh vào họa ra của Bùi Giáng cho vui.

    TÌNH NGƯỜI QUÊ CŨ
    Ngọc Quế

    Về quê nhà tôi yêu từng nhánh lúa
    Lúa nghiêng nghiêng trên đất đá khô cằn
    Bao mồ hôi nhỏ xuống nỗi băng khoăn
    Cho cây lúa muôn đời tươi sống mãi

    Tôi yêu hoài vườn xưa vàng hoa cải
    Gọi bướm về mang nắng đẹp ngày xuân
    Có cành hoa nào thương nhớ bâng khuâng
    Cho vầng thơ mãi chưa tàn nhung bướm

    Nhớ giòng sông chở câu hò sương sớm
    Mát hồn tôi những làn sóng triền miên
    Cho thơ trôi theo dòng nước lặng yên
    Thuyền ai lướt giữa trời xanh mây trắng

    Bàn tay đời có khi trao mật đắng
    Nhưng tình quê muôn thưở vẫn ngọt ngào
    Khi tôi về vườn nắng có xôn xao
    Tình người vẫn nhánh cúc vàng đại đóa

    Tôi âm thầm gieo vần thơ trên lá
    Nhớ quê nghèo vườn cũ vẫn nở hoa
    Phải chăng tôi mang giòng máu bao la
    Nên thơ cũng vấn vương sầu vạn cổ

    Và Bùi Giáng vịnh

    Về quê nhà thấy tôi yêu
    Yêu từng nhánh lúa xiêu xiêu nghiêng mình
    Nghiêng trên đất lúa khô cằn
    Bao mồ hôi nhỏ bao băn khoăn chờ
    Cho cây lúa được muôn đời
    Tốt tươi sống mãi bên người nông dân

    Tôi yêu hoa cải xưa vàng
    Vườn xưa gọi bướm về mang xuân về
    Cánh hoa nào nhớ thương chi
    Cho vần thơ mãi chưa phai tình đầu

    Nhớ dòng sông chở câu hò
    Hồn tôi mát mẻ sóng xô nhau ùn
    Thuyến ai lướt giữa trời xanh
    Lướt về mây trắng long đong cuối trời

    Bàn tay đời có khi trao
    Giấm chua mật đắng xiết bao đau buồn
    Nhưng tình quê vẫn luôn luôn
    Đậm đà muôn thuở tình thương lạ lùng
    Về vườn nắng có buông lung
    Tình người vẫn nhánh thủy chung cúc vàng

    Vần thơ trên lá thầm gieo
    Vườn xưa nguyện ước quê nghèo nở hoa
    Phải chăng dòng máu bao la
    Tôi mang suốt kiếp mà ra thơ sầu

    NTT cũng vậy , thơ sầu vì mang suốt kiếp .
    Anh nhớ tổng bí thư Lú Tư Bản Đỏ cũng than thở " Không biết hết thế kỷ nầy có tiến lên XHCN hay không " sao ? . Cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa qua có ghi vào sổ điếu tang của ông Lê Hiếu Đằng rằng ...đời còn lắm gian truôn....sao ? Thi sĩ NTT biết Lú , X , 4S , Vịnh , Rứa , Ngọ , Quang v,v.... ai cũng còn lắm gian truôn sao ?
    Kính chào anh


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người thích tào lao3/2/14 2:47 SA

      Còn thơ Hoàng Quang Thuận thì sao hả Nặc danh2/2/14 7:28 CH? Tay này còn "té giếng"nặng hơn nhiều! Tính "dựa hơi" thơ thần hả bạn?

      Xóa
    2. Nặc danh3/2/14 9:02 SA

      Hoàng Quang Thuận là ai vậy bạn ? Bạn làm ơn cho biết it nhiều về thơ của HQT, tôi hứa sẽ tào lao với bạn một cách nghiêm chỉnh , và biết đâu tôi sẽ làm bạn cười ? Giới thiệu với bạn tôi có mẹ già đang nằm trong những lều bạt ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng trong cái lạnh của cái tết giáp ngọ 2014 nầy . Tạm gọi tôi là nặc danh ưu tú nhân dân dân oan , nếu bạn thích.

      Xóa
    3. Nặc danh3/2/14 9:28 SA

      Thưa bạn Người thích tào lao. Dạo rày sao bộ chính trị của chúng ta không còn đỉnh cao trí tuệ ? Phạm Chí Dũng chỉ vừa tới phi trường , đảng không kiên nhẩn nên đã vội gởi 1 " vi phạm nhân quyền bỏ túi " khẩn trương tới Geneva ? Còn bản chính điều trần của nhà thấp thoáng lãnh đạo VN thì tới sau đó bằng công nghệ thông tin toàn cầu ! Tôi thích bạn tào lao , vì ngôn ngữ bạn văn minh , không đòi bắt tôi bỏ tù , không dùng ngôn ngữ dơ bẩn , không nói xấu vợ tôi là lăn loàng, không khủng bố cha mẹ của tôi, và bạn cũng không liên kết với xã hội đen để ném mắm tôm pha với c.. để ném vào gia đình của tôi v.v.... .Chúc gia đình bạn và vợ con có một mùa xuân êm ấm , tôi và bạn có thể có hai chổ đứng khác nhau , nhưng vợ con chúng ta cùng có một chổ đó là hạnh phúc và thương yêu . Riêng tôi , tôi sẽ khoe với vợ con tôi những gì tôi viết ở cái còm nầy , còn bạn ?

      Xóa
    4. Người thích tào lao3/2/14 11:57 SA

      Thông tin về "thần thơ" Hoàng Quang Thuận bạn dễ dàng tra cứu trên internet. Còn tôi viết " dựa hơi" trong "ngoặc kép" là có ý đùa ghẹo bạn thôi và ý tôi là ngoài thơ TH và HCM trước đây do hoàn cảnh buộc phải khen thi gần đây "còn có thơ của HQT dở "như cứt mắc mưa" vậy mà cũng được cái Hội nhà "Văn...g mạng" mắc dịch gì đó trao giải nữa. Tôi chẳng đứng chung mà cũng chẳng đứng riêng với bạn. Tui chỉ biết rằng tui đồng suy nghĩ với bạn. Chúc bạn và gia đình năm mới may mắn, mạnh khỏe, hạnh phúc. Cảm ơn bạn.

      Xóa
    5. dân oan ưu tú4/2/14 11:22 SA

      Xin lỗi bạn tào lao . Vì tôi " nhạy cảm " với CAM và DLV . Hú hồn vậy bạn không là CAM nên gia đình tôi thoát khỏi cảnh CA sai người đem đá và cưa trước cửa nhà tôi , nên không có âm thanh đinh tai nhức óc , bụi bay mịt mù . Vầy thì đứng riêng làm gì nữa, ngồi chung bàn với tôi và ông anh NTT của tôi làm vài chai.
      Về " phê bình thơ " , " thần thơ" , "thần đồng thơ" , "tán thơ" v.v...tôi đã có còm nhiều lần trên blog của NTT, về cái nhìn của tôi.
      Bạn tào lao rảnh thử ghé tễu-blog để thử nhìn con mắt của tôi trong hội họa, bài mới đăng của Tễu . Ý tôi nói cái nhìn của tôi về thiên tài và trẻ thơ , bởi vậy vài lần tôi chửi cha thần đồng thơ Trần Đăng Khoa , chửi mẹ bộ 4 đao phủ thơ trong thời kỳ NVGP là Tố Hữu , Hoài Thanh , Chế Lan Viên, Xuân Diệu cũng trên mảnh đất của anh Thụy . Còm nầy về bức tranh con anh Nguyễn Xuân Diện vẽ 3 con ngựa tặng bố mẹ này tết ,tào lao đọc thấy tôi cuối cùng chỉ có cái nhìn của đứa trẻ , còm dưới cái tên là dân oan .

      Xóa