Thụy My
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng (trái) và người thân tại phi trường (DR)
Tối nay 01/02/2014 tại sân bay Tân Sơn Nhất khi đang làm thủ tục xuất cảnh đi tham dự hội thảo về nhân quyền tổ chức tại Genève, Thụy Sĩ với tư cách diễn giả theo lời mời của tổ chức UN Watch – một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên Hiệp Quốc, tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã bị giữ lại và tịch thu hộ chiếu.
Như vậy là tôi đã qua khâu gửi hành lý và trình hộ chiếu, nghĩ là mọi chuyện đã tương đối ổn. Nhưng khi đến khâu kiểm tra an ninh thì họ ngần ngại, ngừng một chút. Một người nói là « Máy kẹt rồi ! ». Sau đó mấy nhân viên công an mặc sắc phục tới, đề nghị tôi đi vào một căn phòng riêng để kiểm tra lại, vì theo họ, tên của tôi tương đối phổ thông, trùng với một số người khác.
Nhưng sau đó có một sĩ quan an ninh mặc thường phục của cơ quan PA 81 thuộc Công an thành phố đến, nói với tôi là trường hợp của tôi không được xuất cảnh. Tôi hỏi lý do tại sao, họ nói là việc đi Thụy Sĩ có thể bị lợi dụng bởi những thế lực thù địch, xuyên tạc chống phá Nhà nước Việt Nam. Vì vậy trường hợp tôi đi không có lợi.
Sau đó họ làm biên bản và giữ hộ chiếu của tôi, có ghi lý do là Công an Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị, vì tôi là diện bị cấm xuất cảnh. Họ đề nghị tôi đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh của Bộ Công an để nhận lại hộ chiếu.
Nhưng với tôi, thì tôi không cần nhận lại hộ chiếu nữa. Tại vì từ nay trở đi tất cả những việc đi lại của tôi ra nước ngoài sẽ do Nhà nước Việt Nam quyết định, trên căn bản tinh thần nhân quyền của Nhà nước khi tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Nếu Nhà nước Việt Nam cảm thấy còn muốn giữ một chút hình ảnh nào đó về nhân quyền, thì ít nhất họ phải tôn trọng quyền tự do đi lại, quyền được xuất cảnh của công dân một cách bình thường, một cách tự do như Hiến pháp Việt Nam đã quy định. Còn nếu họ không cần tới điều đó nữa thì tôi cũng đương nhiên không cần tới hộ chiếu.
Và ngày mai tôi sẽ chính thức viết thư khiếu nại tới Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an về vụ việc này. Đồng thời sẽ thông tin rộng rãi và sâu sắc tới tổ chức Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhân đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ vào ngày 5 tháng Hai sắp tới.
Tin liên quan:
Một đánh giá ban đầu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã được nộp cho Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 20/6/2013, sau đó công bố tháng 12/2013. Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cũng ra phúc trình hàng năm về Việt Nam ngày 21/1/2014.
Trả lờiXóaTrong các đánh giá, Việt Nam đều bị cho là tiếp tục vi phạm nhân quyền trong các khía cạnh quan trọng như tự do ngôn luận, hội họp, tụ tập, tôn giáo, quyền lao động, thuê đất và được xét xử công bằng.