Cảm
ơn bạn đọc đã đồng hành trong câu chuyện của tôi. Tôi không có ý định để mọi
người phải chờ, nhưng tôi không có nhiều thời gian. Tôi viết được đến đâu post luôn
đến đó.
7 giờ
trong trạng thái mệt mỏi, không có phương tiện hỗ trợ, nên tôi chỉ dựa vào trí
nhớ. Vì vậy có thể những chi tiết không theo trật tự thời gian như chi tiết sau
có thể đưa lên trước và ngược lại. Cũng có những chi tiết bị quên, sau khi post
lên mới nhớ ra. Chuyển sang văn viết nên tôi không thể mang nguyên câu nói (và
cũng không thể nhớ nguyên văn) còn từ ngữ nếu không nhớ chính xác thì dùng từ
đồng nghĩa hay gần nghĩa nhưng đảm bảo trung thực.
Tôi
chỉ viêc kể, còn nhận xét như thế nào là quyền của các bạn.
Có vẻ như bạn đọc rất thích thú với nhân vật Vũ (Vũ tiến sĩ) trong ghi chép này nên tôi kể thêm chút nữa.
Khi
Vũ đang ca ngợi lý tưởng của cậu ta và thao thao chửi bới bọn phản động, một
tay công an đến bảo tôi:
-Đã
làm chính trị thì đừng sợ, sợ thì đừng làm (có lẽ vì cậu ta thấy tôi thường ngồi im, không đối đáp với Vũ)
Tôi
nói:
- Tôi
không làm chính trị. Tôi không có khả năng và tuổi cũng cao rồi. Tôi không có
tham vọng chính trị mà tôi chỉ bày tỏ thái độ chính trị. Tôi phản ánh sự thật và nói lên chính kiến của mình. Tôi chỉ là giọt
nước góp phần làm nên biển cả. Vợ tôi nói, cô ấy không đồng ý cho tôi nhận bất
cứ vị trí nào trong chính quyền, cô ấy muốn tôi vẫn là chồng cô ấy. Tôi
đồng ý với ý kiến này. [Cô ấy bảo: “Em chỉ sợ có chút quyền chức trong tay, anh sẽ biến thành con người khác”].
Tôi ý
thức được việc làm của mình. Nhiều người
đấu tranh ôn hòa, bày tỏ thái độ chính trị theo đúng Hiến pháp qui định nhưng vẫn bị bỏ tù. Điều này họ đều lường trước nhưng vẫn dấn
thân.
Không
thể nói rằng “tôi không có gì để sợ”. Con người phải có cái để mà sợ. Đó là sợ
làm những điều gì hại cho Đất Nước, cho Dân Tộc.
Có người nói vâng (hoặc đúng vậy), tán thành cái nỗi sợ mà tôi vừa nêu ra làm tôi hơi ngạc nhiên.
Vũ
hỏi:
- Anh
cho rằng nhiều người đã phải trả giá. Tại sao anh nói thế? (ý Vũ nói đến câu “nhiều blogger đã phải trả giá, kể cả đi
tù với mức án nặng nề” trong nội dung điều trần của tôi tại Quốc hội Hoa
Kỳ).
Tôi nói:
- Trần
Văn Hải - Điếu Cày với hai án tổng cộng 14,5 năm, Tạ Phong Tần 10 năm rồi Phạm Viết Đào,
Trương Duy Nhất… gần đây nhất là Ba Sàm, thế chưa đủ sao.
Trước
khi ra khỏi phòng thẩm vấn, Vũ nói rằng hôm nay cậu ta làm việc như thế, chứ
chưa dùng đến phương pháp khác… Tôi hiểu
phương pháp mà cậu ta nói ở đây ngầm ý là phương pháp... chân tay.
Vũ
tiến sĩ đi rồi, trong phòng lúc này có tôi 5,6 người còn lại. Tôi không biết
tên bất cứ một ai trong số này vì họ không giới thiệu mà tôi cũng không hỏi.
Việc thẩm
vấn lại tiếp tục. Lại quan tâm đến mối quan hệ của tôi với Việt Tân và bản điều
trần. Tôi vẫn giữ thái độ điềm tĩnh, tránh mắc mưu khiêu khích, chỉ nói khi
thấy cần thiết.
Thực
ra, tôi chưa bao giờ quan tâm tìm hiểu Việt Tân như thế nào. Quan niệm của tôi
là tiếp xúc với ai không quan trọng, vấn đề là mình nói thế nào và hành vi của
mình ra sao. Trong luật Việt Nam, các hành vi bị xử lý tôi không thấy có hành
vi tiếp xúc với Việt Tân. Tôi cũng không thấy văn bản nào cấm Việt Tân hoạt
động. Và như đã nói ở kỳ trước, xét về nguyên tắc, tôi không thể khẳng định ai
là Việt Tân khi tôi không là cán bộ tổ chức của Đảng này.
Vì
vậy, khi tiếp xúc hay trả lời phỏng vấn tôi chẳng bao giờ quan tâm xem người đó
là ai, “phản động” tới mức nào. Điều quan tâm của tôi là phải tôn trọng sự thật,
đừng bịa đặt hay thêm bớt.
Nghe
nói Việt Tân là một tổ chức khủng bố. Lại có ý kiến cho rằng, Việt Tân là cánh
tay nối dài của Việt cộng. Vì vậy, nhiều người sợ dính líu đến Việt Tân. Cũng
có những người cho rằng, cứ ai bị tuyên truyền nói xấu nhiều nhất thì phải hiểu
ngược lại.
Ông
Đỗ Hoàng Điềm có kể cho chúng tôi nghe một chuyện:
Năm 2007 ông có dịp nói
chuyện với tổng thống Mỹ George Walker Bush trong Nhà Trắng. Ông nói vui:
- Ông có biết là ông đang
tiếp chuyện trùm khủng bố không?"
George W. Bush cũng khôi hài:
- Ông là khủng bố vậy thì
tôi đồng lõa với khủng bố.
Còn ông phó Tổng thống ngồi
bên nói:
- Các ông là khủng bố thế
thì tôi là đồng lõa với ai?
Tổng thống Mỹ George Walker Bush tiếp ông Đỗ Hoàng Điềm tại Nhà Trắng (ông Điềm ngồi đầu tiên, phía tay trái ông Bush)
Nước Mỹ là quốc gia đi tiên phong trong việc chống khủng bố. Chẳng lẽ Việt Tân là tổ chức khủng bố mà Mỹ lại dung túng?
Tôi đã gặp một số người được cho là đảng viên đảng Việt Tân, họ đều nói mục tiêu của họ là đấu tranh cho một nước Việt Nam mới. Họ muốn có một chế độ có khả năng đưa đất nước phát triển, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Hôm biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles, tôi thấy tràn ngập cờ Việt Nam Cộng hòa. Một người giải thích: “Bây giờ chưa có cờ nào thì dùng tạm cờ này để đối chọi lại cờ đỏ thôi. Sau này đất nước thay đổi, cần phải có một lá cờ khác, chung cho cả nước”....
(Còn tiếp)
MỘT LÁ CỜ KHÁC!
Trả lờiXóaDư luận nói, Đảng Việt Tân là cánh tay nối dài của Đảng CSVN, tôi không tin. Vì thực tế, Đảng Việt Tân và Đảng CSVN như nước với lữa.
Trả lờiXóaĐúng rồi. Hiện nay "dư luận" đang khuấy cho đục để "đục nước béo cò." Rất đơn giản để phân loại - đảng nào tham nhũng là xấu!
XóaBao giờ dân Việt là người nhỉ?
Trả lờiXóaĐể chẳng cúi đầu lũ tiểu nhân.
Việt Tân là những người theo chế độ dân chủ . Họ và cộng sản thù nhau đâu có gì lạ ? . Khi nào cộng sản về lại với dân ,công nhận chế độ dân chủ là tốt , thì Việt Tân và Việt cộng sẽ ôm nhau ăn mừng vì tổ quốc VN có tương lai sáng lạn .Thế thôi .
Trả lờiXóa