Đào thoát (tiếp theo)
Thực ra, khi nảy ra ý định trèo tường, tôi chưa nghĩ đến thằng cháu vợ ngay mà nghĩ đến Hà vì hắn gần tôi hơn cả. Tôi vào mạng facebook hỏi hắn tình hình thế nào, hắn bảo có 2 thằng CA yêu cầu em sáng mai lên đồn, còn Thanh thì bị giữ rồi. Lại hỏi, có bị canh không, một lúc sau, hắn bảo hai đứa canh em, đang ngồi ngay trong nhà.
Định nhờ một đứa đang bị canh đến giải thoát cho mình cũng đang bị canh – nghĩ thế tôi bật cười một mình. Tôi lờ đi không nói gì nữa. Cho đến bây giờ, chắc Hà vẫn còn cảm động vì trong lúc căng thẳng như thế, tôi vẫn nghĩ đến hắn. Sau đó, theo Hà kể thì hắn mặc quần soóc chạy thẳng ra ngoài đường, vừa chạy chậm vừa đánh tay như là tập thể dục. Chẳng ai nghĩ một người với tư thế ấy lại cứ thế vào tận Miền Nam được. Thế là hắn thoát. Đến vị trí an toàn, hắn mới gọi người quen mang quần áo cho hắn mặc.
Không thể nhờ Hà, tôi mới bảo bà xã gọi thằng cháu đến như đã kể.
Tôi gọi điện về cho vợ (tất nhiên là dùng sim rác):
- Còn canh không?
- Vẫn thế. Hi hí
- Hay là anh đăng lên mạng là đã ra khỏi nhà để họ về. Khổ thân.
- Anh có đăng nó cũng không tin đâu mà còn cho là anh lừa chúng rút quân để thoát đấy.
-Ừ thôi, cứ để chúng nó trông cái nóc nhà.
Có lẽ vợ tôi nói có lý. Tôi đổi ý, viết lên facebook: “Các chú canh thì canh cho cẩn thận nhé, để tớ ra khỏi nhà rồi mà không biết thì khối chú rụng sao, rụng gạch đó”.
Hơn 2 giờ sáng, tôi đi nằm, cố dỗ giấc ngủ để mai còn lấy sức. Thiếp đi được một lúc thì có tiếng gõ cửa.
Tôi rón rén chân không đi ra, áp tai vào tường. Lại ba tiếng gõ nữa. Tôi vẫn không lên tiếng. Rồi có tiếng thì thào:
-Em đây, Tèo đây.
Tèo là dì thằng Khải. Tôi quen cô rồi mới biết đến nó. Tôi vẫn không dám bật điện nên quay vào đánh thức thằng Tú dậy để khỏi mang tiếng trai gái thì thầm với nhau khi trời nhập nhoạng rồi mới dám vặn tay nắm. Tèo bảo: “Đi theo em”.
Tôi nhìn đồng hồ. Chưa tới 5 giờ sáng, trời còn tối om. Tôi hỏi:
-Thằng Khải đâu?
-Nó không dám đến, sợ có người theo nên bàn giao cho em.
Hai chúng tôi theo Tèo, len lỏi qua các con hẻm. Hai mươi phút sau thì ra tới đầu đường Nguyễn Hoàng Tôn. Một chiếc taxi chờ sẵn. Tèo mở cửa xe, nhét hai chúng tôi vào hàng ghế sau. Nhưng cô không đóng cửa ngay mà quay về phía gốc cây xà cừ vẫy tay một cái. Một bóng đen tiến nhanh đến, không phát ra một tiếng động, lẹ như con mèo. Bóng đen đến sát, tôi nhận ra là thằng Hải. Tèo ấn luôn thằng Hải vào cạnh tôi, bảo chịu khó ngồi chật tí nhá, không được leo lên ghế trên đâu đấy.
Cô khép nhẹ cửa xe nhưng ấn mạnh, bảo lái xe: “Đi thôi” rồi giơ hai ngón tay về phía chúng tôi:
-May mắn nhé.
Tới sân bay Nội Bài, tôi gặp 3 người dân Dương Nội. Mừng quá, tôi hỏi: “Các bác cũng đi Đồng Tháp à? Không, chúng tôi tiễn thằng con chị Thêu. Thằng Phương thấy chúng tôi, chạy đến. Mai Dũng và Lai Tiến Sơn cũng vừa tới nơi. Dũng và Sơn cùng nhóm 5 người với tôi nhưng chúng tôi không dám cùng đi mà hẹn nhau tại sân bay.
Với bà con Dương Nội tại sân bay
Tiếp theo một nhóm 4 nữa đến. Đó là Mai Phương Thảo, Trương Văn Dũng, Bùi Tiến Hưng, Trần Đức Thịnh.
Nhưng vậy trên chuyến bay 9h45 hôm ấy (23/8/2014) quân đi Đồng Tháp có tròn 10 người.
Ít khi tôi có tiền đi hãng bay Vietnam Airlines mà chủ yếu đi Jetstar hay VietJet. Đúng ra là những lần đầu tôi chỉ đi Vietnam Airlines vì cho nó chính hãng. Khi ấy, tôi cứ tưởng Jetstar hay VietJet vé rẻ hơn thì máy bay cũ hơn, xộc xệch hơn như bánh xe mòn, cánh thiếu vài con ốc hay phi công trình độ kém, từng gây sự cố nên bị chấm dứt hợp đồng ở các hãng khác, và như vậy độ an toàn cũng thấp hơn, nhỡ rơi tòm xuống biển thì phí một đời trai. Sau biết không phải như thế, tôi mới dám đi hai hãng này. Mà hai cái hãng này bay không chậm mới là lạ, khi 2 giờ, khi 4 giờ, lại nghe nói gần đây VietJet còn tha hành khách đi Sài Gòn đáp xuống Nha Trang mới chết chứ. Nhưng chẳng hiểu sao chuyến bay hôm ấy cất cánh đúng giờ như vé đặt. Tôi nghĩ đây là điềm báo hiệu cho những điều tốt lành. Nhất định chúng tôi sẽ đón được Minh Hằng trở về.
11h45’, máy bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Chúng tôi tách làm hai đoàn. Trịnh Bá Phương nhập vào đoàn tôi thành 6 người.
Hạnh đã vào từ hôm trước để tiền trạm. Xuống sân bay, cô hẹn chúng tôi đến một địa điểm. Chúng tôi gọi 1 tắc xi 7 chỗ. Đến điểm hẹn, trông thấy Hạnh, cô quay ngoắt mặt đi. Chúng tôi hiểu ý, đi rải ra, người sau trông người trước đến một tòa nhà cao tầng. Bây giờ có cho kẹo, tôi cũng không thể tìm lại tòa nhà ấy. Hạnh dẫn mọi người đi thang cuốn qua ba tầng dịch vụ. Rồi cô chui vào thang máy, chúng tôi cũng chui vào thang máy. Lúc này, Hạnh mới bắt đầu nói:
-Đã bảo anh ở nhà cơ mà. Nghe nói anh đột tử mà vẫn cứ đi, em lo quá. Bây giờ, việc bảo vệ sức khỏe cho anh là nhiệm vụ hàng đầu.
Tôi dựng tóc gáy tưởng mình nghe nhầm. Mấy đứa nhanh nhảu:
-Đột quỵ chứ?
Hạnh xếp chúng tôi vào hai phòng, mỗi bên 3, còn cô một phòng riêng.
Ổn định chỗ ở xong, Hạnh kiểm tra điện thoại của từng người, xem đã thay sim chưa. Thấy tôi hai máy, một máy vẫn dùng sim cũ, cô tịch thu luôn. Xong Hạnh gọi cơm hộp cho mọi người ăn, cấm chúng tôi thò mặt ra ngoài phố. Còn ngủ nghỉ, tắm giặt, đi vệ sinh thì cứ việc, không phải xin phép.
2 giờ, tôi gọi điện cho vợ, thị bảo nó vẫn canh anh ạ. Tôi thắc mắc:
-Bọn anh ra máy bay, đi bao nhiêu người, là những ai, ở sân bay họ nắm được cả rồi chứ. Sao không báo về để cho đồng đội khỏi chầu chực?
-Ai mà biết được. Anh đi mà hỏi chúng nó ấy.
Rồi thị kể: Sáng nay, em vừa mở cửa cho con đi học thì một chiếc xe cảnh sát trờ đến. Một thằng nhảy xuống. Khi chỉ thấy hai mẹ con em, không thấy anh, nó mới sang đường, đến chỗ canh, còn chiếc xe cũng bỏ đi. À, còn tối qua thằng Phan chở anh đi, về tới cửa, chúng nó nhốn nháo cả lên nhưng cuối cùng thì không phải là ông Thụy. Vui đáo để.
Tôi tranh thủ nằm nghỉ, nghĩ không biết chương trình tiếp theo như thế nào, bao giờ thì đi Cao Lãnh nhưng hãi không dám hỏi sợ bị cho là nhờn với cán bộ. Mọi người tuyệt đối tin cậy vào tư lệnh tối cao lúc này là Hạnh.
Trưa hôm sau ăn cơm xong, Hạnh bảo mang hết hành lý đi, không quay lại nữa đâu nhá. Lần này, cô cho chúng tôi xuống thẳng tầng trệt, không phải đi thang cuốn nữa. Thì ra lúc lên, cô sợ có kẻ theo. Lại dặn ra đường, đi cách nhau 10 mét một, không được nói chuyện. Mọi người răm rắp tuân theo. Tới một ngã ba thì dừng lại chờ. Một chiếc xe trờ đến. Hạnh ra hiệu lên xe, chúng tôi lần lượt chui vào. Lúc này, tôi mới biết, xe là của anh em Sài Gòn bố trí sẵn.
Xe nhằm hướng Đồng Tháp lăn bánh. Lần đầu tiên, tôi đi sâu hơn vào các tỉnh miền Tây. Năm ngoái, trong phiên tòa phúc thẩm dẫn tới việc thả Nguyễn Phương Uyên, tôi mới chỉ tới Long An. Bây giờ, nỗi lo bị truy đuổi không còn nữa mà là nỗi lo bị vây bắt tại khách sạn, tại khu vực tòa án. Nhưng dù sao, chúng tôi đã vượt qua được một nửa.
Đường tới Cao Lãnh
Tạm gác mối lo trước mắt, chúng tôi ngồi trên xe nói chuyện vui để bớt đi sự căng thẳng đến nghẹt thở trong hai ngày qua. Mọi người kể cho nhau nghe những câu chuyện cười đứt ruột. Trần Bang làm hướng dẫn viên du lịch bất đắc dĩ nhưng rất nhiệt tình. Những câu chuyện của anh khiến mọi người thích thú, tranh thủ bổ sung kiến thức địa lý, lịch sử một vùng đất xa xôi của Tổ quốc. Hạnh thì chuyên đề chuyện cười. Cái miệng có duyên cùng với tài ăn nói của một học sinh giỏi văn cũng là hoa khôi của Trường cấp 3 Cẩm Giàng, tỉnh Hải dương xưa làm câu chuyện thêm hấp dẫn. Mỗi lần đi đâu có Hạnh, mọi người đều yên tâm vì cô là người chu đáo, biết lo xa. Sự có mặt của thằng Hải trong chuyến đi này cũng là do Hạnh sắp đặt. Cô bắt nó đi là để trông coi tôi vì tôi vừa xuất viện.
Xe chạy trên con đường rộng, hai bên là ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng sông Cửu Long nhưng dân cư lại thưa thớt. Chỉ tiếc rằng, tiềm năng ấy cùng với sức lao động không được giải phóng khiến hiệu quả phục vụ con người bị hạn chế rất nhiều. Nếu nói về thiên nhiên, đất nước mình cũng đẹp chứ. Tạo hóa đâu có nhằm vào nước Việt để gây khó cho con cháu Lạc Hồng. Nhưng về kiến trúc, tại sao ta không có những công trình kỳ vĩ? Quanh đi quẩn lại chỉ tới mức như Khu quần thể cố đô Huế, Tháp Bình Sơn, Thành Nhà Hồ. Còn Hoàng Thành giờ chỉ là những nền móng, cung điện chỉ còn trong phim ảnh, trong tiểu thuyết dã sử. Cuộc sống vẫn chật vật khó khăn. Người ta không tránh khỏi mặc cảm khi nhìn ra các nước xung quanh. Phải chăng dân tộc mình kém cỏi? Phải chăng hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến xưa và độc tài nay đã làm cho dân tộc mình hèn yếu, không ngóc đầu lên nổi?
Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng đất phì nhiêu nhất của Đất Nước. Tôi chợt nhớ đến Chúa Nguyễn Hoàng, người có công khai khẩn đất hoang, mở rộng bờ cõi cho Tổ Quốc. Nếu không có các Chúa Nguyễn thì lúc này đây, chúng tôi đang là khách du lịch trên lãnh thổ của quốc gia khác. Tôi khe khẽ đọc mấy câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:
Ai đi về Bắc ta theo với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.
19/9/2014
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Kỳ sau: Đêm Cao Lãnh
Mời xem lại Kỳ 1
Lần nầy tôi không " cò kè bớt một thêm hai " với anh Thụy nữa . Tôi sẽ hào phóng như bà con Nam bộ cũng mình ( chỉ trừ Nguyễn Tấn Dũng , có thể ông ta là con cuả Nguyễn Chí Thanh Chăng ? ) . ̃Đã có người gắn lon đại tá ngang hàng với đại tá cức Ca , vì đã chỉ huy trận ăn cướp đất cuả dân oan , hắn tự sướng như truyền thống cuả đảng ta giết hàng trăm ngàn điạ chủ ác ghê, hắn tự sướng khi nói câu chuyện đáng viết thành sách quay thành phim .
Trả lờiXóaChuyện trinh thám tập hai , thoát khỏi nhà trong lúc CA đóng chốt trước nhà cuả anh hay quá . Nên tôi phong quân hàm đại tướng cho nhà văn viết truyện trinh thám hay quá , để đại tướng Thụy ngang hàng với người đồng nhiệm với đại tướng côn an Trần Đại Quang.
Nhưng anh nhớ là , nếu nay mai Trần Đại Quang yêu cầu anh dạy cho trường đại học CA về trinh thám , anh phải từ chối , cho dù Quang phong cho cái chức tiến sĩ đi nữa , và anh trả lời với Quang là đi bán vé số mà lương thiện hơn là làm đại tướng CA
Và nay mai đại tướng mặt không thông minh Phùng Quang Thanh yêu cầu đại tướng Thụy dạy bộ đội tại học viện quân đội, tôi xin viết kiến nghị lên đại tướng Thụy đừng từ chối ! Vì đại bộ phận trong quân đội nhân dân toàn là con em của dân oan ,vì nghèo phải đi bộ đội , còn con cháu của đầy tớ cuả nhân dân thì đi Mỹ , ngu gì đi nghĩa vụ quân sự ! Giả sử , nếu có đi bộ đội cũng sẽ được gắn lon từ cấp tá trở lên .
Trả lờiXóaTuy nhiên đại tướng chuyên ngành trinh thám Thụy , nếu đồng ý dạy đám bộ đội lê thê lếch thếch về chiến thuật trinh thám , thì tôi lạy đại tướng Thụy làm ơn đừng ác nhân ác đức dạy con cháu bộ đội chúng ta chiến thuật " đánh biển người " như bác khốn nạn chó đẻ Mao Trạch Đông trong cuộc chiến Nam và Bắc Triều Tiên ! Hay cuộc chiến đánh biển người của đại tướng " cầm quần chị em " trong trận chiến thắng thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ.
Cám ơn đại tướng Nguyễn Tường Thụy.
Nhà anh mà, tại sao phải "đào thoát"? Nên là "Vượt khỏi vòng vây".
Trả lờiXóa