Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Chuyện của một người đi tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ Bùi Thị Minh Hằng.


7h30’ sáng 12/12/2014, nhóm 5 người chúng tôi rời khách sạn. Dạo qua những con phố, bến xe, khi đến chợ Cao Lãnh thì chúng tôi dừng lại và chụp hình kỉ niệm. Quan sát xung quanh tôi nhận thấy có vài nhóm người cả sắc phục lẫn thường phục theo và giám sát mọi cử chỉ và hành động của chúng tôi. Chúng tôi thẳng tiến đến toà án và họ cũng dõi theo. Khi đến sát cổng toà tôi quan sát thấy một nhóm đồng đội cũng tiến gần, họ bị chặn bởi barie và lính CSCĐ với dùi cui lăm lăm trên tay, bộ mặt dữ tợn nhìn vào nhóm Phật giáo Hòa Hảo. Tôi tiến sát lại gần và rút điện thoại ra quay thì bất chợt đằng sau có một thanh niên chạy nhanh lại giật tung máy của tôi. Chiếc máy bị rơi xuống đất, tôi nhặt lên, giận dữ:
- Cớ sao anh giật máy của tôi?
- Tao là dân, tao không thích mày quay phim chụp hình, có sao không ta? Hắn ta rít lên.
Rồi hắn đạp thẳng vào người tôi trước sự chứng kiến của vài chục tên công an. Tôi lặng người trước vài ống quay phim và rừng an mật vụ dày đặc đang hướng ánh mắt dữ tợn về phía chúng tôi. Nhóm chúng tôi nắm chặt tay bảo vệ nhau cùng đoàn PGHH rẽ vào một quán cà phê, ở đó rất đông người dân cũng ngồi quan sát tường tận sự việc. 
Tôi lấy điện thoại ra liên lạc với một blogger thì đột nhiên một tên lao đến chỗ tôi đang ngồi, hắn ghè cổ tôi và giật chiếc điện thoại, tôi vùng dậy và hô “cướp! Cướp!” trước sự chứng kiến của hàng chục tên an ninh, mật vụ và những người dân. 
- Đây là quán cà phê, tôi không thù oán gì với anh, không nợ nần gì anh, cớ sao anh cướp điện thoại của tôi. Mà mấy anh công an kia đứng đấy nhìn côn đồ cướp đồ của người khác mà không lên tiếng, vậy pháp luật ở đâu? Hay chính các người là những kẻ bảo kê cho côn đồ? Tôi quát lên.
- Tao là dân, không thích tiếng mày nói, tao ghét mày ... Vậy mày làm gì được tao? Tên kia khiêu khích.
Tôi nhìn hắn, căm phẫn, nhưng biết hắn là cướp có môn bài. 
Bất ngờ tiếng còi rú inh ỏi làm náo loạn cả quán, xe của cảnh sát cơ động với khoảng trên 50 người ấp xuống và họ cùng những người mặc sắc phục cảnh sát đàn áp và cưỡng bức tất cả chúng tôi lên xe. 
- Các anh bắt người thì phải có lệnh! Tôi hét lên.
Hai tên xốc tay lôi tôi xềnh xệch lên xe. Dường như họ chẳng coi chúng tôi là con người, trong khi ấy bản thân tôi đang mặc áo có logo quyền con người.
- Bỏ tôi ra, tự tôi đi được! Tôi lại hét lên.
Tôi bước lên xe ngồi ghế sau người lái xe và một người cảnh sát. Đột nhiên tên giật điện thoai của tôi ban nãy nhảy tót lên ngồi ngay cạnh tôi. 
- Anh lên đây làm gì? Tôi hỏi.
- Tao là dân , tao có quyền lên đây và tao đi cùng để đến công an phường rồi giám sát công an làm việc.
- Hơ hơ kẻ cướp lại có quyền đi giám sát người bị hại, đúng là xứ lừa. Tôi nói.
- Ờ, ai cướp điện thoại nhỉ, máy của mày ngon đấy nha, nhưng mà coi chừng nha. Hắn ta lại khiêu khích.
Về đồn, chúng tôi bị tách ra từng phòng riêng. 
- Tôi đang làm việc với ai đây?! Và anh là ai mà yêu cầu tôi đưa điện thoại lên bàn? Tôi hỏi tên an ninh, và hắn ta quay đi.
Rồi tên Đại úy Phương (mà tôi đã gặp lần trước, hôm 26/8), đi vào, nói:
- Tôi làm việc với anh, anh đến địa phương tôi thì tôi yêu cầu anh xuất trình giấy tờ tùy thân. 
- Tôi không mang theo CMT, nhưng có bằng lái xe ô tô? 
- Không được. Hắn ta trả lời.
Một tên nói khẽ vào tai tên Phương, sau đó hắn ta yêu cầu tôi bỏ điện thoại ra để lập biên bản thu giữ 
- Đây là tài sản của cá nhân tôi, tôi không làm điều gì vi phạm sao các anh đòi thu giữ?
Chúng đành để lại cái điện thoại trên bàn.
- Tôi nói anh biết nhé, tôi tôn trọng anh là người thực thi pháp luật và đang làm việc với tôi, vậy tôi cũng yêu cầu anh Nguyễn Văn Phương làm việc đúng pháp luật. Tôi nói.
- Em đến Đồng Tháp lần này làm gì? Và sao quay phim chụp ảnh quá trời vậy? Hắn ta xuống gọng
- Quay gì, chụp gì là quyền của tôi, miễn sao nơi tôi quay, chụp không có biển cấm. Như vậy có điều gì sai? Tôi trà lời.
Một tên khác đưa hình ảnh lần dự phiên toà trước có hình tôi ở trong phường, nói: 
- Trùng hợp quá ha?
- Thì đã sao? Mà tôi nói cho các anh biết nhé, làm việc phải theo pháp luật, nhất là các anh đang là người thực thi pháp luật. Tôi vẫn còn nhớ hôm 26/8, trước sự chứng kiến của cả trăm người mà tên an ninh mặc thường phục đánh em Nguyễn Ngọc Lụa tại phòng làm việc, thế mà các anh còn bao che cho nhau nói là không biết không nghe không thấy. Tôi đến để dự một phiên toà xét sử công khai, tại sao các anh lại có thể cấm tôi quay phim chụp ảnh?
12h30 thì một tên an yêu cầu tôi làm việc về vấn đề không xuất trình giấy tờ tuỳ thân. 
- Bây giờ là mấy giờ mà các anh làm việc? Tôi có phải tội phạm đặc biệt nguy hiểm đâu mà các anh làm việc vào giờ này? Đúng là công an của Việt nam ta tài giỏi nhất thế giới, hành dân đến nỗi ăn trưa cũng không yên. Tôi quát lên.
Đến 1h30 phút hắn ta quay lại lập biên bản vẫn việc không xuất trình giấy tờ tùy thân. Hắn ghi ngày 16/12/2014 tôi phải quay lại để nộp phạt. 
- Các anh hành dân vừa phải thôi. Tại sao phải đến tận ngày 16 tôi mới có thể nộp phạt mà không phải là bây giờ, trong khi tôi ở tận Hà Nội?
Hắn đành sửa lại thành ngày 12. Đến 16h, ngồi đợi không thấy ai lên thu tiền, tôi bèn đi xuống yêu cầu nộp phạt thì anh ta lờ đi và nói không có biên bản nào cả. 
- Vậy giờ tôi có thể đi được chưa vì phiên toà đã xử xong từ lâu rồi. Tôi nói . 
- Cứ ngồi đợi đấy! Hắn ta trả lời.
- Tôi không ngồi được nữa vì bây giờ đã 16h30 rồi, sắp hết xe khách về Sài gòn rồi. Tôi nói.
- Cứ ngồi đấy!
- Tôi ko ngồi nữa, nếu giữ người thì yêu cầu anh lập biên bản tạm giữ. 
Hắn lỉnh đi mất.
Khi chúng tôi bước ra khỏi đồn công an thì được biết vẫn y án sơ thẩm. Lòng tôi buồn bã thất vọng về một phiên tòa bất công, tôi hoàn toàn mất niềm tin vào công lý. Mà ở Việt nam làm gì có công lý, pháp luật chỉ là trò lừa, chúng muốn bắt ai thì bắt, muốn cướp gì thì cướp. Giả sử nếu một ngày tôi có bị oan trái như ba người bạn của tôi thì tôi cũng chẳng có chút hi vọng vào công lý, nơi mà luật sư chỉ để trang điểm. 
Than ôi! buồn cho một mầu tối của Việt nam!!!
Phạm Nam Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét