Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

VNTB- Việt Nam cần chấm dứt việc tra tấn tù nhân lương tâm

(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)


(VNTB) - Rất nhiều việc cần làm để dừng việc tra tấn tù nhân ở Việt Nam.


Công an đánh đập tàn nhẫn vợ Mục sư Nguyễn Công Chính

Thứ Tư tuần trước, cô Vũ Minh Khánh, vợ của luật sư nhân quyền bị bắt giam Nguyễn Văn Đài, lặng lẽ quay trở về Việt Nam sau khi hoàn thành một chuyến đi vận động tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc nhằm cung cấp thông tin về tình trạng của chồng cô, và cô đã bị bắt ngay tại sân bay Hà Nội.

Chính phủ Việt Nam không xem nhẹ những nỗ lực của công dân trong việc cung cấp thông tin cho quốc tế về tình trạng nhân quyền ở trong nước. Cô Khánh, có chồng bị bắt vào tháng 12 năm 2015 ngay trước lúc ông định đi đến cuộc họp với các đại diện Liên minh châu Âu để thảo luận về chủ đề này, hiểu rất rõ điều này.

Và cô đã có quyết định dũng cảm để đi ra nước ngoài để cảnh báo về tình trạng của chồng mình. Trong chuyến đi, Khánh nói rằng cô không phải là một nhà hoạt động nhưng đã buộc phải hành động bởi sự thiếu niềm tin vào hệ thống tư pháp của Việt Nam và vì sợ rằng Đài sẽ bị kết án 20 năm tù nếu bị cho là có tội với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước".

Cô Khánh đã bị câu lưu tại sân bay và bị thẩm vấn trong nhiều giờ trước khi được trả tự do vào giữa đêm. Trong thời điểm đó, một nhóm nhỏ bạn bè và các nhà hoạt động người đã tụ tập bên ngoài sân bay để chào đón sự trở lại của cô nhưng họ không có được thông tin về cô.

Việc câu lưu và tra hỏi như kiểu này không phải là hiếm. Trong chuyến đi vận động của mình, khi nói về việc chồng mình bị đối xử Khánh cho biết cô không được gặp và liên lạc bằng mọi hình thức với chồng kể từ ngày anh bị bắt. Cô giải thích rằng mặc dù chồng cô bị viêm gan B, cô không có cách nào để biết liệu anh có cần điều trị và nếu có thì nhà chức trách có chữa trị cho anh ấy không. Thật vậy, trong khi cô tin rằng anh Đài đang bị giam giữ tại Trại giam B14 tại Hà Nội, Khánh cho biết cô cũng không tin chắc về địa điểm giam giữ anh vì nhà chức trách thường xuyên di chuyển người bị bắt, bị kết án giữa các nhà tù mà không thông báo cho gia đình.

Trường hợp của anh Đài là tiêu biểu về tình trạng tù nhân lương tâm ở Việt Nam- cả nam và nữ bị bắt giam chỉ vì niềm tin tôn giáo hoặc vì những hành động ôn hòa. Theo số liệu của Ân xá Quốc tế, hiện có ít nhất 84 tù nhân lương tâm tại Việt Nam, cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ Tư tới, Ân xá Quốc tế sẽ công bố một báo cáo về việc đối xử với các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Báo cáo này được viết dựa trên một loạt các cuộc phỏng vấn dài với các cựu tù nhân lương tâm, những người được trả tự do trong năm năm qua, và rọi ánh sáng vào bên trong các nhà tù và các trung tâm giam giữ tại nước này.

Báo cáo bao gồm nhiều chi tiết về việc tra tấn và ngược đãi đối với tù nhân lương tâm, trong đó bao gồm thủ tiêu, biệt giam kéo dài, gây đau đớn về thể chất, bị từ chối chăm sóc sức khỏe, đưa tù nhân đến những địa điểm xa gia đình và mạng lưới hỗ trợ.

Mục tiêu của các việc làm trên nhằm buộc các tù nhân lương tâm phải "thừa nhận" với những cáo buộc chống lại họ và để trừng phạt họ vì các hoạt động của họ, cả khi ở bên ngoài và trong nhà tù. Những người được phỏng vấn miêu tả với Ân xá Quốc tế về việc họ bị đánh đập, bị tra tấn bằng điện, và trong một trường hợp bị đốt bởi cảnh sát và nhân viên nhà tù, và làm thế nào họ mà họ vượt qua được những tháng ngày trong phòng biệt giam, trong bóng tối và im lặng hoàn toàn.

Một người được phỏng vấn nói với Ân xá Quốc tế rằng cô bị giam giữ trong một nhà tù cách gia đình cô 2.000 km. Một người cho biết trong thời gian thụ án tù hai năm rưỡi, người này chứng kiến trạm y tế của cơ sở giam giữ không cung cấp dịch vụ y tế cho 11 người bị phơi nhiễm HIV/AID.

Báo cáo của chúng tôi được dựa trên lời khai của các sự kiện diễn ra trước khi phê chuẩn Công ước về chống tra tấn, nhưng nó chứa những thông tin liên quan đến 84 tù nhân hiện tại ở Việt Nam, một số người trong số đó được biết đến hoặc được cho là vẫn phải chịu đựng những đối xử như vậy.

Việt Nam phê chuẩn Công ước LHQ về chống Tra tấn năm 2015 là một tiến bộ, nhưng từ trường hợp của anh Đài cho ta thấy việc thực thi công ước này là một quá trình dài và cần phải có nhiều nỗ lực để chấm dứt việc tra tấn ở quốc gia này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét