Duy Đức
Đinh La Thăng có điểm yếu tuyệt đối là hồn
nhiên, cả tin vào bạn bè, chiến hữu, đồng chí. Người ta lập mưu sắp
giết mình nhưng vẫn bỏ ngoài tai mọi lời nhắc nhở của người khác
quan tâm đến mình. Trong vụ UBKTTW đề nghị kỉ luật Thăng, tận đến
phút trót, khi mọi thứ công khai trên báo, ông Bí thư cựu Bộ trưởng
mới tin là họ đang đánh mình thật.
Nhưng bất chấp cả chính thực tế đau thương
đó, đến tận giờ này mà Thăng vẫn hồn nhiên khen ông Trọng hoàn toàn
trong sáng, khen ông Vượng là người mẫn cán, vô tư làm theo chức
trách, thanh minh hết lời cho ông Thưởng về vụ báo chí đồng loạt
“bêu” mình để tạo áp lực trước cho những người sẽ bỏ phiếu kỉ luật
mình? Thậm chí nghe nói Thăng còn mắng người đến bảo với ông ta về nhận
định cho rằng ông Thưởng ra lệnh báo chí phải đăng đồng loạt tin về
Thăng.
Riêng chuyện này thì tôi tin Thăng.
Ông Thưởng từng là ứng cử viên sáng giá cho
vị trí Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng rồi Thăng thay
mất vị trí ấy của Thưởng. Về mặt logic thông thường, mọi người dễ
nghĩ nhất định Thưởng phải ghét Thăng. Nhưng nếu quan sát kĩ qua cả
một quá trình công tác, qua những vụ việc cụ thể gắn với ngành
tuyên giáo thời gian qua, đặc biệt qua một số phát biểu gần đây của
ông Thưởng, trong đó có ý kiến liên quan đến vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức,
thì có thể thấy ông Thưởng hoàn toàn khác những gì mọi người vẫn
nghĩ ác ý về những ông lãnh đạo tuyên giáo. Ông Thưởng khá đĩnh
đạc, mềm mỏng, dù tuổi còn trẻ, lại hiểu biết, chịu lắng nghe
những lời chân thành, phải trái từ người khác. Tôi cam đoan rằng,
trong vụ ông không được về làm Bí thư thành ủy thành phố HCM, thì mấy
ông anh đỡ đầu (vốn đầy ắp toan tính lợi ích) của ông Thưởng buồn
hơn là chính ông. Còn trong vụ của ông Thăng, ông Thưởng thừa hiểu
rằng, mình hành động không cẩn thận, chỉ cần sơ suất, sẽ tiếng để
đời là kẻ tiểu nhân, là thù hằn cá nhân, là tầm thường trong ứng
xử. Người thường còn nghĩ được thế, người như ông không thể không
nghĩ hơn thế nhiều lần.
Vả lại, qua nhân tướng học, ông Thưởng cũng
cho thấy từ ông tỏa ra nhiều thiên lương. Người có thiên lương không
hành xử như một kẻ chỉ quen nghĩ ác làm ác.
Nhưng vì sao lại có cái sự cố rất tai tiếng
vừa rồi, (dân mình tinh thật,cứ nhìn bề ngoài tưởng họ chẳng quan
tâm gì nhưng qua vụ ông Thăng bị bêu, mới thấy hóa ra họ biết cả),
thì ông Thưởng sẽ phải tự tìm hiểu lấy, xem có thằng cấp dưới nào
lợi dụng chơi đểu mình không? Dân gian hiện đại vẫn có câu: Cấp phó
là cấp ăn chơi/ Chầu chực chờ cấp trưởng qua đời lập tức lên thay.
Mà cấp phó, rồi cận kề cấp phó lúc nào cũng nhan nhản. Chả đang
khủng hoảng cấp phó đấy thôi. Mong ông Trưởng ban cẩn thận.
Nhân đây cũng xin kể hầu bạn đọc một chuyện.
Khi Thăng còn làm Chủ tịch Hội đồng quan trị Tổng công ty Sông Đà, có
một tờ báo thuộc Trung ương đoàn đến xin Thăng tài trợ cho một cuộc
thi của trẻ con. Nói đến trẻ con, Thăng cười hết cỡ miệng, cầm bút
ghi luôn cho mấy chục triệu, bảo nhân viên tài vụ xuất tiền ngay tức
khắc. Mọi người, kể cả người đi xin cũng nghĩ chắc ông này thích
nổi danh trên báo chí, mới hào phóng tiền công thế. Sau đó, quả nhiên
bản báo kia cũng viết mấy lời có ý cảm ơn Thăng, giọng rõ là da
diết. Ngày báo ra, chức vụ của Thăng như ghi trong bài báo bị hạ mấy
cấp so với thực tế. Những người đi xin tài trợ vừa xấu hổ, vừa
ngại phản ứng của ông Chủ tịch HĐQT. Có khác gì điềm giáng chức
người ta. Đám nhân viên của Thăng đều giận những kẻ xin tài trợ đoảng
tính đồng thời sợ tái mặt. Không khéo họ vạ lây. Sau mấy hồi toan
tính, đùn đẩy, cuối cùng họ quyết định cử người đến báo cáo với
Thăng, đề xuất luôn cả cách xử lý là phải đính chính toàn bộ mấy
vạn tờ báo. Thăng cầm tờ báo xem xong lại cười hết cỡ miệng, bảo:
“In ấn nhầm là thường, có gì đâu mà phải bắt bí họ cho tốn kém ra.
Mình chưa khiến người ta phải nhớ, thì là lỗi của mình, chứ đâu
phải của người ta. Họ nhắc mình không nỗ lực thì lại xuống cấp,
xuống chức, thế càng tốt”.
Thăng tin người, xuê xoa với lỗi lầm người
khác, thậm chí nhiều lần người khác chơi đểu ra mặt nhưng Thăng vẫn
dễ dàng bỏ qua, khiến Thăng không có nhiều kẻ thù.
Hội nghị TW5 đã bắt đầu. Sau những quyết
sách để giữ chế độ không nghiêng ngả, sẽ có mục luận tội Thăng. Nhiều
tin đồn đoán đang làm rối dư luận. Nào là Thăng không được bào chữa,
nào là Thăng xin từ chức, nào là ông Trọng quyết cho Thăng thân bại
danh liệt. Toàn tin vịt! Riêng tôi nghĩ, Thăng sẽ bị đưa ra luận tội,
tìm hình thức kỷ luật, nhưng ăn được Thăng không dễ. Mới chỉ hơn một
năm Thăng vào thành phố HCM, nhưng Thăng đã chiếm được cảm tình của
hầu hết những người vốn được ai đó giao cho nhiệm vụ phải bằng mọi
cách loại bỏ Thăng. Vì Thăng tài hay vì ông ta sống có tình, có thể
là cả hai? Hay chính vì cái bản tính hồn nhiên như ông tiên của Thăng.
Dù thế nào, thì Thăng cũng không đơn độc.
Những người bầu Thăng vào BCT khi ông ta nằm ngoài cơ cơ cấu của Ban
chấp hành TƯ khóa trước, hẳn phải có lý do nào đó cực kỳ thuyết
phục. Nay ai đó muốn dìm ông ta xuống, cũng phải có lý do đủ thuyết
phục ngược lại với họ. Mà lý do đưa ra trong bản kết luận của UBKTTW
thì thuyết phục trẻ con cũng còn khó, nữa là các Ủy viên Trung ương
đảng.
Tội nặng như ông Trương Tấn Sang, mà hồi năm
2003, cũng chỉ bị lôi ra Hà Nội, chịu mức khiển trách, để rồi sau
đó thành “phó Tổng bí thư”, rồi tót lên quốc vương. Mà ông Sang chủ
động can dự gây ra tội, đằng này Thăng chỉ làm theo chỉ đạo, không
làm thì toi lâu rồi, làm gì còn đến giờ để bị luận tội.
Cứ thử chờ xem con Tạo xoay vần đến đâu. Biết
đâu điểm yếu rất con người của Thăng, có khi lại là điểm mạnh tuyệt
đối dưới con mắt của Giời?
Ngồi ở những vị trí cao chót vót như vậy mà lại "Hồn nhiên" thì đất nước không lụn bại, dân tình không đói nghèo mới là chuyện lạ ! Có phải không thiên hạ ?
Trả lờiXóa