Bản quyền hình ảnh DAN KITWOOD/GETTY IMAGES Lãnh đạo Mỹ và Anh tại hội nghị NATO cuối tháng 5. Không rõ ông Trump ngủ gật hay nhắm mắt vì chói nắng
"Có phải Trump đang bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ?"
Phóng viên Paul Adams đã đặt câu hỏi như vậy trên trang BBC News khi có tin Tổng thống Mỹ rút ra khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris.
"NATO tạo ra bộ khung cho mối liên hệ mạnh mẽ xuyên Đại Tây Dương nên không thể nào hình dung được NATO không có Hoa Kỳ," Tổng thư ký Liên minh quân sự Jens Stoltenberg nói với đài CNBC.
Điều "không ai dám nghĩ đến sau Thế Chiến 2" là Hoa Kỳ bỏ vai trò lãnh đạo an ninh - quân sự châu Âu, đã trở thành điều được nói ra công khai.
Các động thái liên tiếp của Tổng thống Donald Trump đang nêu chỉ dấu Hoa Kỳ không coi trọng các cam kết từ nhiều năm qua với những định chế quốc tế.
Với châu Á, ông cũng bỏ Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP), để cho một nước nhỏ như New Zealand quyết định phê chuẩn một mình và kêu gọi các nước từng cùng đàm phán "đi tiếp" bằng TPP mà không cần Mỹ.
Bản quyền hình ảnh JEFF J MITCHELL/GETTY IMAGES Tỷ phú Donald Trump và con gái Ivanka
Tại châu Âu, hôm 25/05, ông Trump không cam kết về Điều 5 Hiến chương NATO về "đồng thuận phòng phủ", coi mọi tấn công vào một thành viên là tấn công vào mọi thành viên NATO.
Sau đó, các quan chức Mỹ phải "thanh minh" rằng tổng thống nước họ vẫn mặn mà với NATO nhưng cảm giác đắng ngắt đã có ở đó.
Sau đây là một số ý kiến:
Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia thời Obama:
"Tác động cộng hưởng từ các chính sách của Trump, cộng với quyết định tai hại và ngu dốt về Thỏa thuận Paris, có nghĩa là Hoa Kỳ từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu. Thật xấu hổ!"
G John Ikenberry, Giáo sư chính trị ĐH Princeton:
"Bản năng của Donald Trump là đi ngược lại các ý tưởng là xương sống cho hệ thống quốc tế sau Thế Chiến 2."
HR McMaster, cố vấn an ninh và Gary Cohnin, cố vấn kinh tế cho Tổng thống Mỹ:
"Nước Mỹ trên hết không có nghĩa là nước Mỹ đơn độc (America First does not mean America alone)."
Bản quyền hình ảnh SEAN GALLUP/GETTY IMAGES Lính NATO tập trận
Tuy thế, điều chắc chắn là trong con mắt của Donald Trump, thế giới không còn là "cộng đồng toàn cầu" (global community), mà đơn giản là sân khấu của các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, của doanh nghiệp cùng giao lưu nhưng cũng cùng cạnh tranh để giành ưu thế, phóng viên BBC Paul Adams trích thuật các ý kiến.
Angela Merkel, Thủ tướng Đức:
"Người châu Âu chúng ta nay thực sự cần phải tự quyết định số phận của mình."
"Chúng ta sống trong thời đại bất định toàn cầu..."
David Frum, tác giả nghiên cứu chính trị:
"Hoa Kỳ không còn là nước lãnh đạo các đối tác kính trọng mà trở thành thế lực bất trắc, nguy hiểm trong chính trị quốc tế, và cần được kiềm chế, nhắc nhở bởi một liên minh mới gồm các đồng minh cũ."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét