NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Nếu
tiết lộ thì không có lợi cho anh (chị)
Những người hoạt động xã hội dân sự (XHDS)
rất lưu ý đến hành vi của mình sao cho luôn nằm trong phạm vi pháp luật cho
phép. Tuy nhiên, không phạm luật là một chuyện, còn bị bắt là chuyện khác.
Không phải cứ bị bắt là phạm tội. Cái chế độ này nó như thế.
Mặc dù phù hợp với pháp luật nhưng những
hoạt động XHDS làm cho giới cầm quyền khó chịu. Họ khó chịu vì những hoạt động ấy
gây khó khăn cho việc cai trị của họ theo
kiểu của họ chứ không theo pháp luật. Để đối phó với việc này, nhà cầm quyền
thường có 2 cách xử lý: một là đàn áp, hai là răn đe. Việc mời, triệu tập hay đến
nhà là thực hiện biện pháp thứ hai. Biện pháp này nhiều khi được thực hiện bằng
cưỡng bức.
Thường là sau khi làm việc với an
ninh, anh em chia sẻ lên mạng xã hội để vạch ra những sai trái của an ninh (AN)
hoặc để tham khảo ý kiến của cộng đồng. Nhưng có những trường hợp AN thỏa thuận
giữ kín nội dung làm việc và không quên đe nếu để lộ ra thì không có lợi cho
anh (chị).
Gia đình tù nhân lương tâm (TNLT)
cũng vậy, khi gặp an ninh điều tra cũng có khi được dặn rằng không tiết lộ với
ai việc này việc khác, điều đó sẽ có lợi cho chồng, con mình.
Tại
sao phải lại giữ kín?
Khi giải quyết vấn đề theo con đường
thỏa thuận cần lưu ý không phải lúc nào cũng đem lại điều tốt. Nhiều người bị
thiệt hại về những điều thỏa thuận do thiếu hiểu biết hoặc không đánh giá đúng
đối tượng (như ký nhầm với kẻ hay lật lọng chẳng hạn)
Theo kinh nghiệm của nhiều người thì
không nên giữ kín nội dung làm viêc với an ninh. Vì sao?
- Thứ nhất là khi làm việc với AN thì
đó việc giữa đại diện cầm quyền và công dân. Vì vậy, cần căn cứ vào pháp luật để
làm việc. “Sống và làm việc theo pháp luật” là khẩu hiệu họ thường rêu rao
nhưng khi hô hào như vậy, họ chỉ hướng về người dân, kêu gọi người dân chứ với
họ thì không. Vì vậy khi người dân đòi hỏi tôn trọng pháp luật, đòi cơ sở pháp
luật cũng gây ra khó cho họ vì họ quen xài luật rừng. Nội dung làm việc cũng thể
hiện lối làm việc áp đặt nên giữ kín tức là che đậy cho sai trái của họ.
Ngược lại, “đối tượng” của họ, tức là
những người hoạt động hợp pháp, gia đình TNLT không vi phạm gì, chỉ làm những
điều nhà cầm quyền không muốn nên không việc gì phải giữ kín theo ý họ. Nếu giấu
giếm tức là đánh đồng những hành vi xâm phạm pháp luật và những hành vi hợp
pháp.
Có thể nói, nếu công khai tất cả thì
sự thiệt hại chỉ ở phía nhà cầm quyền, ở đây trực tiếp là an ninh, còn phía “đối
tượng” của họ không có gì để mất. Điều này giải thích tại sao, nhà cầm quyền
nói chung và công an nói riêng rất sợ bị quay phim, chụp ảnh, còn chúng ta thì
không.
Cần biết, những người làm việc với
chúng ta nhân danh chính quyền nhưng thực tế họ đều lồng ý chí cá nhân của họ
khi làm việc. Vì vậy, trước mắt chúng ta chẳng có ông đảng, ông chế độ nào cả,
kể cả mấy ông bà lãnh đạo cao nhất nước. Chỉ có pháp luật là thể hiện ý chí của
nhà nước (cho dù chỉ để cho đẹp) nên khi không làm gì được nhà nước này thì ta
cứ phải dựa vào pháp luật của họ chứ không theo một cá nhân nào hết. Cần tận dụng
pháp luật một cách triệt để. Chỉ cần hỏi dựa trên cơ sở nào là họ đã cứng họng
rồi.
- Thứ hai là nội dung làm việc với
công an không phải là bí mật quốc gia. Khi người dân bình thường cũng biết thì
sao gọi là bí mật quốc gia. Vậy chuyện yêu cầu giữ kín chỉ mang một ý đồ cá
nhân không tốt. Làm việc mà thì thì thụt thụt rõ ràng là có mưu đồ xấu. Không nên
đồng lõa tiếp tay cho họ làm những việc trong bóng tối. Nếu nghe theo họ chỉ
đem lại những điều không tốt, trước hết là cho mình, sau đó là tiếp tay cho lối
làm việc tùy tiện.
- Thứ ba là gia đình TNLT lo cho chồng
con mình điều đó là đương nhiên. Nhưng lo thế nào để tốt cho chồng con mình lại
là chuyện khác. Chồng con đã bị bắt rồi còn gì nữa để mà sợ. Không phải
"biết điều" thì chồng con mình được nhẹ án, điều đó thật mơ hồ nhưng
người dân thường nhẹ dạ cả tin nên vẫn cứ có chuyện an ninh điều tra, viện kiểm
sát dặn thế nào nghe vậy, sợ trái ý họ.
Tùy mỗi người lựa chọn nhưng theo
kinh nghiệm từ nhiều người, cứ theo pháp luật mà làm, cứ công khai là tốt nhất,
không việc gì phải thì thụt với họ.
Thực tế có người nghe theo và người bỏ
ngoài tai thì nhiều hơn. Họ cứ công khai kể cho báo chí hoặc đưa thông tin lên
mạng. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ mình.
Khi
gia đình TNLT làm việc với luật sư (LS)
Nhân đây nói thêm về chuyện gia đình
tù nhân lương tâm làm việc với LS. Khi
chồng con bị bắt, việc đầu tiên gia đình nghĩ đến là thuê LS. Khi ký hợp đồng với
ls rồi thì thường phó mặc chồng con mình cho LS, LS nói gì cũng theo, dặn không
được nói cũng nghe. Trong khi đó, không phải LS nào cũng giỏi chuyên môn và có
nhiều kinh nghiệm. Có LS còn nhầm lẫn giữa chức năng báo chí (truyền thông) với
chức năng tư pháp. LS cũng có thể đầy toan tính cá nhân. Không phải LS nào cũng
can đảm vạch ra tất cả sự thật để bảo vệ thân chủ. Khi đã toan tính cá nhân thì
họ phải dung hòa giữa được việc cho thân chủ và an toàn (quá mức) cho bản thân.
Và vì vậy, việc bảo vệ thân chủ và nhất là bảo vệ cho công lý và lẽ phải trong
các vụ án chính trị sẽ bị hạn chế đi nhiều.
Có lần mọi người hỏi gia đình về
thông tin phiên tòa thì LS nhắc "cần gì thì hỏi LS", tức là LS giành
cho mình quyền phát ngôn duy nhất. Có LS không dám đi cùng với người hoạt động
XHDS, sợ an ninh… trông thấy. Có LS khuyên thân chủ nhận tội để được khoan hồng
hoặc khuyên từ chối LS này, LS khác v.v..
Vì vậy, ngoài tư vấn của LS, gia đình
nên tham khảo thêm ý kiến từ người khác để quyết định, chứ không nên răm rắp
nghe theo. Tôi cũng đã từng được gia đình tham khảo ý kiến khi LS tư vấn và họ chấp
nhận ý kiến của tôi. Ngược lại có gia đình kể rất chi tiết về những chuyện xảy
ra đối với thân nhân nhưng khi tôi ngỏ ý viết lên công luận thì từ chối.
Tôi lấy làm lạ là gần đây, kết luận
điều tra hay cáo trạng của viện kiểm sát rất ít được công khai. Trong khi cáo
trạng là một tài liệu rất cần để công luận vạch mặt các cơ quan tư pháp.
Cáo trạng chắc chắn LS phải có và phải
được công khai. Cáo trạng mà bí mật thì ai biết bị cáo phạm tội như thế nào, ai
biết các cơ quan tư pháp chụp tội bị cáo như thế nào? Các gia đình nên yêu cầu
có được cáo trạng để đưa lên công luận.
14/3/2018
"Những người hoạt động xã hội dân sự" ở việt nam chưa công nhận cái gọi là xã hội dân sự nhé, đừng có đưa cái thứ vớ vẩn đấy về hoạt động đến khi bị đuổi rồi lại kêu là vi phạm nhân quyền
Trả lờiXóa