Trần Mạnh Hảo
“Mình là một kẻ có truyền
thống ăn thịt người trên bốn nghìn năm”…”Mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi
mà người ta ăn thịt lẫn nhau từ bốn nghìn năm nay”…
(Lỗ Tấn – Nhật Ký người điên)
Viết kỷ niệm 76 năm ngày giỗ
của đại văn hào Lỗ Tấn ( 19.10.1936 – 19.10.2012)
Lỗ Tấn là nhà văn Trung Quốc nổi
tiếng, bậc thầy thể loại truyện ngắn, người đặt nền móng cho văn chương hiện
đại Trung Quốc. Chủ đề “truyền thống ăn thịt người của dân tộc Trung Hoa” ám
ảnh suốt những trang văn của ông như một lời cảnh báo nước Trung Hoa đã, đang
và sẽ bị chủ nghĩa DUY ÁC thống trị.
Mạc Ngôn, người vừa được
giải Nobel văn chương là một hậu duệ tuyệt vời của Lỗ Tấn, vẫn tiếp tục đưa món
thịt người khoái khẩu Trung Hoa vào văn chương của mình, đặng hoàn tất hành
trình mấy nghìn năm văn học Trung Quốc về nỗi ám ảnh người ăn thịt
người. Tác phẩm Mạc Ngôn có chuyện ăn thịt người thật ru ? Có đấy, hồi sau sẽ
rõ.
Ngay sau khi nhận giải văn chương
Nobel, trả lời một báo Pháp, Mạc Ngôn nói ông thích nhất tác phẩm “Tam quốc
chí” của La Quán Trung. Ngày bé, đọc “Tam quốc chí”, kẻ viết bài này quá kinh
hãi khi đọc đến đoạn có một người ái mộ Lưu Bị ( lúc còn hàn vi) đến mức mời vị
hoàng thân nhà Hán này đến nhà chơi, nhưng vì nghèo quá, không có gà lợn ngan
ngỗng, đã giết thịt bà vợ yêu quý của mình làm bữa cỗ thịnh soạn đãi Lưu Bị.
Trong danh tác “Thủy hử” của Thi
Nại Am, bàng bạc một không khí ăn thịt người, bánh bao nhân thịt người, thịt
người giả thịt nai, thịt người ngon hơn thịt lợn dê hay trâu bò khiến người đọc
có khi nổi da gà vì thú ăn thịt người của dân Trung Hoa. Nhân vật Lý Qủy giả
làm Lý Qùy chuyên chặn đường giết người cướp của. Khi Lý Qùy bắt được Lý Qủy,
bèn ngả anh này ra cắt tiết làm thịt như làm thịt một con chó, rồi ăn ngon lành
trong mấy ngày túy lúy mồi ngon rượu ngọt…
Vợ chồng Trương Thanh & Tôn
Nhị Nương trong “Thủy Hử”trước khi lên Lương Sơn Bạc từng làm nghề giết thịt
người để ăn, đem thịt người giả làm thịt bò, thịt heo mang ra chợ bán. Hai vợ
chồng này mở quán bán các món nhậu làm bằng thịt người trên đồi Thập tự, chuyên
đánh thuốc mê giết người xẻ thịt. Võ Tòng đả hổ chỉ chút nữa đã bị Tôn Nhị
Nương thọc tiết như heo…
Trước khi lên Lương Sơn bạc, Tống
Giang suýt nữa đã bị mổ bụng lấy gan làm thuốc giải rượu cho đầu lĩnh Trương
Anh…
Tuyệt tác “ Tây Du ký” của Ngô
Thừa Ân mô tả sư phụ Trần Huyền Trang và đệ tử Trư Bát Giới đi thỉnh Kinh Thiên
Trúc đã mấy lần bị yêu quái, bị bọn đầu lĩnh lục lâm thảo khấu toan làm thịt ăn
nếu không có đệ tử Tôn Ngộ Không kịp đến cứu thoát…Ngay cả một số nữ yêu quái
xinh đẹp cũng thèm ăn thịt nhà sư điển trai này…
“Đông Chu
liệt quốc” từng kể nhiều chuyện ăn thịt người như là một truyền thống văn hóa
Trung Hoa. Chỉ xin nêu ra mấy thí dụ :
Tề Hoàn công được coi là minh
quân thời Xuân Thu, từng làm chủ soái chư hầu trong 35 năm, được sử phong là
vua tốt có văn hóa “Hoàn văn”, lại chỉ thèm món thịt trẻ con, nghe nói ngon lắm
mà mình chưa được ăn. Dịch Nha là bề tôi nịnh thần chiều ý nhà vua, bèn về đè
con trai thừa tự của mình ra giết thịt, làm ra các món ngon tuyệt dâng Tề Hoàn
công. Tề Hoàn công khen món thịt trẻ con ngon nhất trần đời, bèn ngỏ ý tháng
nào cũng ăn cho đỡ nhớ…
Một thuở Nước Sở vây thành nước
Tống. Người Tống hết lương thực, bèn đổi con cho nhau mà giết ăn, còn xương trẻ
con thì dùng thay củi nhóm lửa để nhà này xào nấu thịt trẻ con nhà khác và
ngược lại…
Tấn Châu Xước bắt được hai tướng
nước Tề là Thực Xước và Quách Tối bèn giết thịt ăn, da hai ông này dùng làm nệm
trải gường vừa êm vừa ấm…
Đến các thủy thần trên hàng nghìn
con sông lớn bé Trung Hoa mỗi năm cũng ăn thịt đến hàng trăm ( có thể hàng
nghìn) gái trinh vô tội. Mỗi lần thủy thần dâng vỡ đê lụt lội, dân làng lại
phải ném một cô gái trinh còn sống xuống sông cho Thủy thần ăn tươi nuốt sống…
Sử Trung Hoa chép : Lã hậu vợ Lưu
Bang Hán Cao tổ từng giết đại tướng Hàn Tín rồi băm nát như tương để làm mắn
ông này, đoạn gửi cho các chư hầu ăn món mắn Hàn Tín để thấy thứ mắn tuyệt
chiêu của nhà Hán có ngon không ?
Thuở Phục Ba tướng quân Mã Viện
chinh nam đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bị Hai Bà đánh trả tới cùng. Khi
bị quân Hán dùng kế tiện nhân cởi truồng tấn công nữ binh của Nữ vương Việt,
quân Việt xấu hổ quá đã thua trận. May mà Hai Bà nhảy xuống Hát giang trầm mình
tự tử; nếu không, Hai Bà không may rơi vào tay Mã Viện, chắc chắn đã biến thành
hai hũ mắn gửi về dâng vua Hán dùng thử xem mắm làm bằng thịt hai vua bà xứ Man
di này ngon tới đâu ?
Dân tộc Trung Hoa có nền văn minh
sớm vào bậc nhất thế giới. Ngay từ thời cổ đại, Trung Hoa đã sinh ra nhiều vị
thánh tuyệt vời cứu nhân độ thế : Khổng tử, Mạnh tử, Lão tử, Trang tử, Chu Văn
Vương, Mặc tử, Tuân tử…Thời bách gia chư tử ( Xuân Thu Chiến quốc) là thời loạn
lạc nhưng cũng là thời nở hoa nhân bản của hàng chục nhà lấp thuyết nhân văn
giúp nền văn minh Trung Hoa hướng thiện.
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân
sinh năm 1881 ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, mất ở Thượng Hải 1936
Lẽ nào, trong một xứ sở có nền
văn minh xuất chúng như thế, nơi ánh sáng của triết học, thi ca rạng ngời như
thế, lại cũng là nơi mà cái ác, cái xấu xa ghê tởm của thói người ăn thịt người
dã man tới mức đầu thế kỷ XX, văn hào Lỗ Tấn còn đau đớn thốt lên cái thuộc
tính Trung Hoa ăn thịt lẫn nhau kia kinh tởm đến vô cùng bằng truyện ngắn “
Nhật ký người điên”, viết về một trí thức chống lại chế độ man rợ bị nhà cầm
quyền vu cho là điên và bắt nhốt chuẩn bị làm thịt. Xin quý vị đọc một ít đoạn
trích từ truyện ngắn này, như sau :
“…Mấy hôm trước, người tá điền
bên thôn Lang Sói sang báo mất mùa, kể chuyện với ông anh mình rằng bên ấy, có
một tên đại ác vừa bị người ta đánh chết. Có kẻ đến moi tim moi gan đem về rán
mỡ ăn cho được can đảm. Mình nói xen vào mấy câu thì ông anh và người tá điền
trố mắt nhìn. Hôm nay, mới biết là ánh mắt họ cũng giống hệt ánh mắt những
người gặp ngoài đường kia!
Nghĩ lại mà lạnh từ đầu đến chân.
Họ đã ăn được thịt người thì vị tất lại không ăn được thịt mình!
Rõ ràng câu nói "Ăn thịt mày một miếng..." của người đàn bà nọ, tiếng cười của những người mặt tái mét, răng nhọn hoắt kia, và mẩu chuyện của người tá điền hôm trước, đều là những ám hiệu cả. Mình thấy rõ trong lời nói của họ có thuốc độc, trong giọng cười họ có dao găm. Răng thì nhăn ra trắng hếu. Toàn là bọn ăn thịt người!
Theo mình nghĩ, tuy mình không phải là một người ác, nhưng từ ngày mình giẫm lên cuốn sổ ghi nợ của cụ Cố Cữu, thì không còn thể nói chắc được nữa. Hình như họ có ý định gì, không thể nào đoán ra được. Huống hồ, họ giở mặt một cái là có thể đổ riệt cho người ta là người ác. Còn nhớ hồi ông anh bầy cho mình làm luận. Mặc dù nhân vật đem ra bàn tốt đến đâu, hễ tìm được cách chê vài câu là ông ta khuyên cho mấy khuyên. Và đối với những nhân vật xấu, hễ lựa lời bào chữa, là ông ta phê ngay bên cạnh "Phiên thiên diệu thủ, dữ chúng bất đồng " (Có tài biện luận! Độc đáo!). Như vậy thì mình làm sao đoán biết được tâm địa họ thế nào? Huống hồ khi họ đã muốn ăn thịt mình!
Việc gì cũng phải suy nghĩ mới vỡ nhẽ. Cổ lai, việc ăn thịt người thường lắm, mình cũng còn nhớ, nhưng không được thật rõ. Liền giở lịch sử ra tra cứu thử. Lịch sử không đề niên đại, có điều trang nào cũng có mấy chữ "nhân, nghĩa, đạo đức" viết lung tung tí mẹt. Trằn trọc không sao ngủ được, đành cầm đọc thật kỹ, mãi đến khuya mới thấy từ đầu chí cuối, ở giữa các hàng, ba chữ: "Ăn thịt người".
Những chữ đó trên trang sách và những lời nói của người tá điền cũng lại cười khì khì và trợn mắt nhìn mình một cách quái gở.
Mình cũng là người, họ định ăn thịt mình thật!
Họ đã ăn được thịt người thì vị tất lại không ăn được thịt mình!
Rõ ràng câu nói "Ăn thịt mày một miếng..." của người đàn bà nọ, tiếng cười của những người mặt tái mét, răng nhọn hoắt kia, và mẩu chuyện của người tá điền hôm trước, đều là những ám hiệu cả. Mình thấy rõ trong lời nói của họ có thuốc độc, trong giọng cười họ có dao găm. Răng thì nhăn ra trắng hếu. Toàn là bọn ăn thịt người!
Theo mình nghĩ, tuy mình không phải là một người ác, nhưng từ ngày mình giẫm lên cuốn sổ ghi nợ của cụ Cố Cữu, thì không còn thể nói chắc được nữa. Hình như họ có ý định gì, không thể nào đoán ra được. Huống hồ, họ giở mặt một cái là có thể đổ riệt cho người ta là người ác. Còn nhớ hồi ông anh bầy cho mình làm luận. Mặc dù nhân vật đem ra bàn tốt đến đâu, hễ tìm được cách chê vài câu là ông ta khuyên cho mấy khuyên. Và đối với những nhân vật xấu, hễ lựa lời bào chữa, là ông ta phê ngay bên cạnh "Phiên thiên diệu thủ, dữ chúng bất đồng " (Có tài biện luận! Độc đáo!). Như vậy thì mình làm sao đoán biết được tâm địa họ thế nào? Huống hồ khi họ đã muốn ăn thịt mình!
Việc gì cũng phải suy nghĩ mới vỡ nhẽ. Cổ lai, việc ăn thịt người thường lắm, mình cũng còn nhớ, nhưng không được thật rõ. Liền giở lịch sử ra tra cứu thử. Lịch sử không đề niên đại, có điều trang nào cũng có mấy chữ "nhân, nghĩa, đạo đức" viết lung tung tí mẹt. Trằn trọc không sao ngủ được, đành cầm đọc thật kỹ, mãi đến khuya mới thấy từ đầu chí cuối, ở giữa các hàng, ba chữ: "Ăn thịt người".
Những chữ đó trên trang sách và những lời nói của người tá điền cũng lại cười khì khì và trợn mắt nhìn mình một cách quái gở.
Mình cũng là người, họ định ăn thịt mình thật!
Dịch Nha(8) nấu thịt con cho
Kiệt, Trụ ăn. Đó là chuyện ngày trước. Ai biết được từ khi Bàn Cổ khai thiên
lập địa, người vẫn ăn thịt người, cho đến con Dịch Nha, và từ con Dịch Nha cho
đến ông Từ Tích Lâm(9) rồi từ ông Từ Tích Lâm cho đến cái anh gì bên thôn Lang
Sói! Năm ngoái, trên tỉnh có mấy tên phạm nhân bị chém, còn có người mắc bệnh
lao lấy bánh bao chấm máu liếm(10).
Đứa em gái mình bị ông anh ăn
thịt, mẹ có biết thế hay không, mình làm sao hiểu được!
Nghĩ có lẽ mẹ cũng biết. Chẳng qua khi khóc, mẹ không nói ra đó thôi. Chắc cũng
cho là phải. Còn nhớ hồi lên bốn lên năm, mình đang ngồi hóng mát trước nhà,
nghe ông anh nói rằng: Cha mẹ ốm đau, con phải cắt một miếng thịt, nấu chín,
dâng cho cha mẹ, mới là có hiếu. Mẹ cũng không cãi lại. Ăn được một miếng thì
tất nhiên có thể ăn cả con người. Nhưng bây giờ nhớ lại thì hôm ấy, nghe mẹ
khóc, thương tâm quá đi mất! Thật là một chuyện lạ lùng!
XII
Không thể nghĩ được nữa.
Bây giờ mới biết mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi mà người ta ăn thịt lẫn nhau từ bốn nghìn năm nay”(hết trích)
XII
Không thể nghĩ được nữa.
Bây giờ mới biết mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi mà người ta ăn thịt lẫn nhau từ bốn nghìn năm nay”(hết trích)
Lỗ Tấn mang trong mình cả một
nước Trung Hoa cổ hủ và tàn ác, hèn hạ và dối trá, nghèo đói và thất học trong
cơn mê ngủ ảo tưởng về mình đang bị các đế quốc xâu xé. Ông sinh ra trong cuối
thời Thanh mạt, từng chứng kiến ông nội mình bị vua Quang Tự ra lệnh xử tử hình
vì tội hối lộ trong trường thi.
Khi nhìn thấy trong phim cảnh
người Nhật chém đầu một người Trung Hoa mà dân Trung Hoa lại hí hửng chen nhau
xem cảnh ô nhục đó, Lỗ Tấn bèn bỏ giở ngành y ông đang học tại Tokio, về nước
dùng ngòi bút cứu nước. Ngay khi còn học tại Nhật, ông đã tham gia “Quang phục
hội” là hội của những người sau này tham gia cách mạng Tân Hợi ( 1911) lật đổ
nhà Thanh tạo ra Trung Hoa Dân quốc.
Lỗ Tấn cho rằng căn bệnh trầm kha
của Trung Hoa là căn bệnh tinh thần, căn bệnh ảo tưởng, mê ngủ kinh niên, phải
chữa bằng ngòi bút chứ không thể chữa bằng dao kéo hay ống chích y khoa. Liệu
Lỗ Tấn có thể chữa nổi căn bệnh ung thư tinh thần của nước Trung Hoa lên cơn
thèm thịt đồng loại đang trong giai đoạn ung thư cuối cùng này chăng ?
Ông nhìn thấy nước Trung Hoa
chính là một con bệnh điên đang bị giam nơi nhà tù có tên là lịch sử trong ám
ảnh bị thời đại ăn thịt, như suốt bốn nghìn năm hội chứng ăn thịt nhau phải
chăng là nghiệp chướng Trung Hoa ? “Nhật ký người điên” là tác phẩm đầu tay
viết năm 1918 lại cũng chính là một kiệt tác của Lỗ Tấn.
Ông nhìn thấy nước Trung Hoa, dân
Trung Hoa trong số phận của chú AQ khờ khạo, ngu dốt, khôn lỏi, cả tin, ấm ớ dễ
bị lừa, ảo tưởng, tự huyễn hoặc mình, tự lừa mình bằng phép thắng lợi tinh thần
luôn luôn là miếng mồi ngon cho các triều đại, cho các thể chế chính trị trên
đất nước rồng điên này ăn thịt.
Một anh nông dân điển hình AQ vừa
đói, vừa dốt, vừa hèn hạ khôn vặt, vừa ảo tưởng vừa rất thiêu thân, dễ bị
kích động, ấm ớ, mơ ngủ…sao có
thể làm cách mạng? Chẳng qua cũng chỉ là thứ cách mạng a dua, thứ cách mạng súc
vật. Hàng tỉ anh AQ này chỉ là phương tiện cho bọn cai chính trị, bọn lãnh tụ
buôn chính trị, buôn cách mạng lợi dụng tính cả tin ngu xuẩn, tính thiêu thân
khi bị kích động, bị bơm nước đường của AQ, để rồi cuối cùng chú và các chú
thành nạn nhân của cách mạng.
Thiên tài Lỗ Tấn bằng truyện “AQ
chính truyện” đã tiên đoán số phận bi kịch của hàng trăm triệu các chú nông dân
thất học, đói rách, tự dối lừa mình và bị bọn cai đầu dài cách mạng lừa dối, dụ
dỗ đi tìm thiên đường ảo tưởng; để rồi anh em nhà AQ bị cuộc cách mạng cộng sản
tàn bạo nhất trong lịch sử bốn nghìn năm ăn thịt người của nước Trung Hoa giết
hoặc bị chết đói ngót trăm triệu nhân mạng trong thời cải cách ruộng đất, thời
hợp tác hóa, thời đại nhảy vọt, thời cách mạng văn hóa (cách mạng phản văn hóa,
diệt văn hóa mới đúng).
Tác phẩm “AQ chính truyện” là
kiệt tác hàng đầu của Lỗ Tấn được in trong tập truyện “Gào thét” ( 1923). Năm
1926, tập truyện lừng danh của Lỗ Tấn có tên là “Bàng Hoàng” ra đời đưa ông lên
vị trí số một của văn đàn Trung Hoa về thể loại truyện ngắn. Ngoài ra, Lỗ Tấn
còn xuất bản thêm bảy tập tạp văn kiệt xuất.
Viết truyện ngắn “Thuốc” kể lại
chuyện bài thuốc gia truyền kinh tởm chữa bệnh lao của người Trung Hoa bằng
cách ăn bánh bao chấm máu tử tội bị chém đầu. Các sách giáo khoa văn từ phổ
thông lên đại học của Trung cộng và Việt cộng dạy về “Thuốc” rằng: Lỗ Tấn lên
án chế độ phong kiến giữ nhiều hủ tục man rợ, chủ trương ngu dân để dễ cai trị.
Không, chế độ phong kiến Trung
Hoa mấy nghìn năm không hề chủ trương ngu dân mà luôn khuyến học, trọng kẻ sĩ:
“nhất sĩ nhì nông”, “nhân bất học bất tri lý”…
Trong lịch sử nhân loại, chỉ
những người cộng sản mới chủ trương ngu dân để dễ cai trị bằng cách diệt trí
thức: “trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”, coi trí thức không bằng cục
phân (câu nói của Lê Nin được Mao nhắc lại”
Viết truyện “Thuốc”, Lỗ Tấn công
bố một tư tưởng sâu sắc rằng máu (tức cách mạng bạo lực “súng đẻ ra chính
quyền” của Mao) mãi mãi không thể là phương thuốc chữa nổi con bệnh Trung Hoa,
không cứu nổi nước Trung Hoa chìm trong cơn mê ảo tưởng, lạc hậu, nghèo hèn.
Mao đã vay máu của hàng trăm triệu chú AQ, chắc chắn chỉ có thể trả bằng máu…Và
quả thực, lời tiên tri bằng văn học của Lỗ Tấn rất chính xác: Mao Trạch Đông đã
tắm máu nước Trung Hoa không phải chỉ một lần. Mao còn tìm cách tắm máu các dân
tộc khác bằng món bánh bao chấm máu người có tên là “tư tưởng Mao Trạch Đông”…
Trước hết, phải khẳng định một sự
thực, rằng Lỗ Tấn chưa bao giờ là một người cộng sản, mặc dù ông từng là bạn
thân một nhà văn, một lãnh tụ cộng sản Trung Hoa là Cù Thu Bạch (bị Quốc Dân
đảng xử bắn năm 1935). Ông từng cùng với Cù tiên sinh lập ra phong trào Tả liên
– các nhà văn cánh tả. Lỗ Tấn mãi mãi là một người quốc gia, yêu nước Trung Hoa
của người nghèo khổ bị cả bốn nghìn năm quan quyền bần cùng hóa, AQ hóa…
Chính là Mao Trạch Đông đã
“vơ vào”, đã lôi tên tuổi kiểu nhận vơ ông vào phong trào cộng sản
của mình sau khi ông chết năm 1936, để gọi ông là nhà văn vô sản số một Trung
Hoa, là tấm gương cách mạng Trung Hoa, coi ông như là Goocki của Trung quốc.
Từ năm 1949 Trung Quốc đã cho dạy
văn chương Lỗ Tấn trong nhà trường, từ năm 1954 ở Việt Nam cũng dạy học về Lỗ
Tấn y chang Trung Quốc, đều dùng lăng kính cộng sản để soi vào văn Lỗ Tấn, biến
ông thành công cụ tuyên truyền cho đảng cộng sản chính là công cuộc giết
chết văn tài Lỗ Tấn.
Giả sử trời cho Lỗ Tấn sống thọ
đến U 90, thì năm 1966, năm Mao làm cách mạng văn hóa, chắc chắn Lỗ Tấn đã phải
bị đấu tố tới chết hoặc cùng đường phải tự tử như Lão Xá mà thôi.
Suốt cả đời, Lỗ Tấn luôn chống
chủ trương ngu dân của những kẻ nhân danh cách mạng, như ông viết trong lời tựa
tập truyện “ Gào thét”(1923), như sau:
"Dân mà còn ngu
muội, hèn nhát thì dù thân thể có khỏe mạnh, cường tráng chăng nữa, cũng chỉ có
thể làm thứ người mà người đưa ta đưa ra chém đầu thị chúng và làm thứ người
đứng xem cuộc thị chúng vô vị như thế kia mà thôi.. Cho nên, điều chúng ta cần
phải làm trước là biến đổi tinh thần họ, và theo tôi hồi đó, thì muốn biến đổi
tinh thần họ, tất nhiên không gì bằng dùng văn nghệ..." (Tựa viết lấy cho
tập Gào thét, Trương Chính dịch)
Tinh thần ngạo nghễ nhưng hiền
dịu, nhu mì của Lỗ Tấn chừng như giấu ẩn trong câu thơ tuyệt vời này của ông :
Hoành mi lãnh đối thiên phu chi
Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu.
Xin tạm dịch là:
Trợn mắt xem khinh ngàn lực sĩ
Cúi đầu làm ngự các nhi đồng.
Hoành mi lãnh đối thiên phu chi
Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu.
Xin tạm dịch là:
Trợn mắt xem khinh ngàn lực sĩ
Cúi đầu làm ngự các nhi đồng.
Lỗ Tấn một bác sĩ chữa bệnh tinh
thần cho nước Trung Hoa rất tài giỏi, gọi tên căn bệnh ấy là bệnh mê ăn thịt
người, bệnh ảo tưởng cho cái ngu của mình là tài giỏi, cho cái ấm ớ của mình là
minh triết, cho cái hèn hạ của mình là anh hùng, cho cái tàn ác vô song của
mình là thiện căn…Nhưng căn bệnh tinh thần của đời mình, Lỗ Tấn chừng như không
chữa nổi.
Một người có tham gia vừa trực
tiếp vừa gián tiếp vào cuộc cách mạng Tân Hợi, xóa bỏ mấy nghìn năm phong kiến,
trao nước Trung Hoa vào tay nhân dân gọi là dân quốc, thế mà Lỗ Tấn vẫn còn bị
hủ tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đó hành hạ một đời. Đang du học tại Nhật thì mẹ
ông là Lỗ Thụy gọi về cưới vợ. Cuộc hôn nhân không có tình yêu này là bi kịch
cả đời ông.
Đêm tân hôn ông mới biết mặt cô
dâu Chu An là một phụ nữa xấu, lại mù chữ nên
suốt cả đêm động phòng hoa chúc, ông quyết không động phòng, thức đến sáng đọc
sách. Và cả đời ông cho đến chết vẫn không hề động phòng với bà vợ lấy do mẹ
ông chọn. Cuộc hôn nhân này đã là nấm mồ chôn bà Chu
An ngay trên cõi dương thế. Và tâm hồn ông chừng cũng bị chôn sống trong nỗi
đau khổ cô đơn, khi nhìn thấy sự bất hạnh ghê gớm của bà vợ Chu
An bị chữ hiếu cực đoan của mình giết chết ngay trong cõi sống…
May là cô sinh viên của ông: Hứa
Quảng Bình đã đến yêu ông và trở thành vợ hai của ông, cho ông một đứa con trai
nối dõi.
Bi kịch từ nhau của người em ruột
Chu Tác Nhân (cũng là một nhà văn, một giáo sư đại học) vì chuyện không đâu do
cô vợ ngươi Nhật của ông em ghét anh chồng, vu cho Lỗ Tấn rình xem trộm em dâu
tắm, đã trở thành nỗi đau lớn trong tâm hồn Lỗ Tấn, cùng với nỗi đau không một lần
ân ái với bà vợ cả do không có tình yêu, khiến ông sinh bệnh mà chết sớm lúc 55
tuổi.
Sau 13 năm Lỗ Tấn qua đời, nước
Trung Hoa đã rơi vào tay bạo chúa Mao Trạch Đông. Mao nhất quyết dùng máu, hơn
nữa dùng cả biển máu chữa căn bệnh Trung Hoa bằng mấy cuộc tắm máu sau: năm
1949 sau chiến thắng do cuộc tranh hùng Mao-Tưởng, Mao đã tắm máu hàng triệu
đảng viên Quốc Dân đảng, rồi cuộc tắm máu cải cách ruộng đất, cuộc đại chết đói
do phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, đại chết đói trong cuộc đại nhảy vọt, cuộc
đại tắm máu 1966 cách mạng văn hóa…
Chưa có thời kỳ nào trong lịch sử
Trung Hoa mà cái ác, cái xấu, cái đểu cáng dối lừa lại được tôn vinh đến thế.
Chưa bao giờ máu Trung Hoa lại đổ nhiều đến thế, hội chứng ăn thịt người lại
trở thành kinh khủng như dưới thời Mao đến thế. Xin quý độc giả xem hai đoạn
trích dưới đây :
“Ngày 27-5-2012, Tân Hoa
xã đưa tin, công an đã bắt Trương Vĩnh Minh, 56 tuổi, người thôn Nam Môn, thị
trấn Tấn Thành, huyện Tân Ninh, tỉnh Vân Nam vì bị cáo buộc giết người hàng
trăm người để ăn thịt và lấy thịt người giả làm thịt đà điểu đưa ra chợ bán
nhiều năm.
Năm 1992, vợ chồng ký giả
Nicholas D.Kristof và Sheryl Wudunn của tờ New York Times tìm được một số hồ sơ
tiết lộ chi tiết về những vụ ăn thịt người tập thể trong giai đoạn Đại cách
mạng văn hóa tại một số khu vực ở tỉnh Quảng Tây hồi cuối thập niên 60.
Theo những tài liệu kể trên,
đã có ít nhất 137 người đã bị ăn thịt – mỗi nạn nhân bị cả chục người cùng ăn.
Hầu hết những người liên quan đến việc ăn thịt người tại tỉnh Quảng Tây chỉ bị
phạt nhẹ sau khi kết thúc Đại cách mạng văn hóa.
Theo cuốn “Mao Trạch Đông ngàn
năm công tội” của tác giả Tân Tử Lăng: Trong tình cảnh này xuất hiện nạn ăn
thịt người ở tỉnh Tứ Xuyên và nhiều nơi khác – khi chôn người chết chỉ vùi sơ
sài, đợi đến tối bới lên lấy thịt ăn, hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước
khi mai táng.
Tàn nhẫn nhất là nạn ăn thịt
trẻ con ở Đội sản xuất số 1, Đại đội 5, Công xã Đông Dương, huyện Sùng Khánh,
khu Ôn Giang, tỉnh Tứ Xuyên.
Đội sản xuất này có 82 hộ, 491
nhân khẩu, chỉ trong 1 năm (từ tháng 12-1959 đến tháng 12-1960) đã có 48 bé gái
(từ 7 tuổi trở xuống) bị người lớn làm thịt và 83% số gia đình ở đội này từng
ăn thịt người.
Kế toán Vương Giải Phóng là
người đầu tiên phát hiện tình trạng ăn thịt trẻ con bởi khi đó tuy nhà ăn tập
thể đã ngừng hoạt động trên thực tế vì không còn lương thực, nhưng lệnh cấm các
gia đình nấu nướng vẫn còn hiệu lực, bếp nhà ai nổi lửa là phạm pháp.Các gia
đình đổi con cho nhau để giết thịt chúng cho bớt đau lòng.
Đêm ấy, đến lượt Vương Giải
Phóng cùng 2 người khác đi tuần và họ phát hiện một dải khói mỏng tỏa ra từ mái
nhà bần nông Mạc Nhị Oa. Khi ập vào nhà Mạc Nhị Oa có 8 nhân khẩu, đã chết đói
2, còn lại 6 người, nhưng khi đó chỉ thấy có 5 bởi bé gái Thụ Tài 3 tuổi vừa bị
giết, xẻ lấy thịt và đang luộc trong nồi.
Trong lúc tổ tuần tra tìm cây
trói can phạm, Mạc Nhị Oa và mấy đứa con lao vào cướp thịt Thụ Tài, ăn ngấu
nghiến. Lãnh đạo địa phương sau khi cân nhắc đã quyết định ỉm vụ này đi vì sợ
bị kỷ luật – sau 1 ngày bị giam giữ, cả nhà Mạc Nhị Oa được phóng thích.
Những tưởng các câu chuyện kể
trên chỉ có thể diễn ra trong thời kỳ “đói kém”, nhưng sự kiện Trương Vĩnh Minh
thực sự khiến dư luận bị sốc bởi bởi lẽ xã hội Trung Quốc ngày nay không làm gì
có chuyện đói kém đến thế.
Ngày 225-2012, Vince Weiguang
Li, người nhập cư gốc Trung Quốc không bị kết án cho dù đã chặt đầu và ăn thịt
Tim McLean trên xe buýt Greyhound ở Canada trước sự chứng kiến của hành khách
hôm 30-7-2008 bởi ông ta bị coi mắc bệnh tâm thần phân liệt chứng hoang tưởng.”
Báo chí Hàn Quốc đưa tin từ
tháng 8.2011 hải quan Hàn Quốc đã ngăn chặn tới 35 vụ buôn lậu thuốc làm từ
thịt trẻ em tán bột và cho rằng chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Họ đã tịch
thu 17.451 viên được cất giấu trong hành lý của du khách hoặc chuyển qua đường
bưu điện. Nhiều người cho rằng, loại thuốc này có khả năng trị bách bệnh và
tăng cường sinh lực. Cơ quan Giám định pháp y quốc gia Hàn Quốc đã kiểm định,
cho thấy 99,7% thành phần trong viên thuốc tương ứng với ADN của người.
Có nhiều thông tin khác nhau
về thứ thuốc “thịt người” này. Chẳng hạn có ý kiến cho rằng đó chỉ là những mẩu
nhau thai được lấy từ các bệnh viện phụ sản, mà theo y học cổ truyền, đó cũng
là những vị thuốc chữa bệnh. Nhưng một đài truyền hình lớn của Hàn Quốc đã mất
công điều tra công nghệ làm thuốc kinh hoàng này. Những người trực tiếp chế
thuốc dường như không có cảm giác ghê tay. Họ cắt nhỏ từng xác thai nhi ra
thành từng mảnh, sau đó đưa vào lò vi sóng sấy khô. Khi những lớp da và thịt đã
khô cong, những miếng nhỏ này được đưa ra, bỏ vào máy nghiền, hoặc máy đập để
tán nhỏ thành bột. Sau đó, chất bột này được trộn đều với các loại thảo dược
theo tỷ lệ vừa đủ để đóng thành viên nang hòng che giấu thành phần thực sự của
nó với mục đích đánh lừa các nhà điều tra y tế và các nhân viên hải quan…”
Lỗ Tấn hình như đã truyền lại cho
hậu duệ Mạc Ngôn ám ảnh một nền văn minh nghiện ăn thịt người suốt bốn nghìn
năm? Trong các tác phẩm của Mạc Ngôn có thấy nhân vật nào giết thịt
người ăn đâu? Nhầm!
Chả lẽ con người chỉ có thể xác
mà không có tâm hồn ru? Này nhé, các nhân vật của Mạc Ngôn hầu như đã bị bọn
quan quyền, bọn buôn cách mạng,bọn đầu lậu chính trị ăn thịt hết linh hồn họ là
gì?
Cứ nhìn các bà các chị trong “
Mông to vú nở” bị cán bộ nông trang buộc rọ vào miệng khi bóc vỏ đậu để họ khỏi
ăn hạt đậu sống vì đói, thì họ có khác gì con vật đâu ? Những người đàn bà này
và hàng ngót tỉ chú AQ tân thời hình như đã bị tà thuyết của các bác ăn thịt
hết linh hồn, khiến họ sống y như súc vật đó sao?
Xin hãy đọc dòng văn học vết thương
được mở đầu bằng truyện “Chủ nhiệm lớp” (1977) của nhà văn Tứ Xuyên Lưu Tâm Vũ,
các tác giả kế tiếp: Lý Bích Hoa, Tông Phác, Trương Khiết, Trần Thế Cưu,
Trịnh Nghĩa, Vương Á Bình, Vương Tống Hán, Ngô Cường, Lục Văn Phu…Rồi đến
các tác phẩm của Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Vương Mông…Hầu hết
các nhân vật bi kịch của dòng văn học vết thương nơi các tác giả trên đều đã bị
tà thuyết của bác Mao ăn thịt hết linh hồn…
Văn học mô tả con người ăn thịt
thân xác nhau đã kinh khiếp như Lỗ Tấn đã viết; chẳng lẽ việc con người bị kẻ
khác ăn thịt hết linh hồn của mình như nhân vật của Mạc Ngôn lại ít kinh hãi
hơn sao ?
Để kết thúc bài viết này, chúng
tôi xin nhắc các vị cầm quyền Việt Nam rằng, đừng quên chuyện Trương Phụ tướng
nhà Minh sang cướp nước ta vẫn thích ăn thịt người dân Việt, đã tiếp sứ thần/
Nguyễn Biểu thay mặt vua hậu Trần
là Trùng Quang đến gặp tướng nhà Minh Trương Phụ cầu hòa. Trương Phụ đãi sứ
Việt ngay trên đất Việt món đầu người luộc để thử gan tướng Việt nhà hậu Trần
có dám xơi thịt người như chúng hay không? Xin trích từ điển mạng Wikipedia mục
“Nguyễn Biểu”:
“Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ)
cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử (Ngự Sử). Khi quân nhà Minh xâm
lược Đại Ngu,
ông đã phò vua Trần Trùng Quang
Đế (1409-1413) tổ chức cuộc kháng chiến.
Năm 1413, quân Minh đánh
vào Nghệ An, vua Trùng Quang
Đế chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ giảng hoà. Tướng giặc là Trương Phụ dọn
cỗ đầu người để thử lòng. Nguyễn Biểu móc mắt ăn, rồi làm thơ đòi quân Minh
công nhận chủ quyền Đại Việt, ông tức giận mắng Trương Phụ: "Trong
bụng thì mưu đánh lấy nước, bên ngoài giả làm quân nhân nghĩa. Đã hứa lập con
cháu nhà Trần, lại đặt quận huyện, không chỉ cướp lấy vàng bạc châu báu, lại
còn giết hại nhân dân, thực là giặc tàn ngược". Trương Phụ trả thù bằng cách buộc ông vào cột
cầu sông Lam để cho nước dâng lên ngập chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông
dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ: "Thất nguyệt, thập nhất nhật
Nguyễn Biểu tử" (Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7).
Vua Trùng Quang Đế cảm kích của
với khí tiết đáng trân trọng của ông đã làm bài thơ tiễn Nguyễn Biểu đi sứ và
bài văn tế Nguyễn Biểu. Cả hai bài này đều được lưu truyền đời sau.”(hết trích)
Than ôi, vòng kim cô 16 chữ vàng
và 4 tốt mà hậu duệ bác Mao ban cho hậu duệ bác Hồ liệu có cứu nổi hội chứng ăn
thịt người Trung Hoa, bắt đầu bằng cuộc ăn thịt 16.000 km2 mặt biển của ta và
hàng ngàn km2 đất liền Việt Nam, lại toan ăn thịt hết linh hồn các bác lãnh đạo
nước Việt ta chăng?
Xin các vị nhớ, rằng hàng tỉ chú
AQ nước họ , mà họ còn xơi thịt cả thân xác lẫn tâm hồn, lẽ nào họ lại đi
thương bọn ngoại tộc mà họ từng khinh bỉ gọi là man di?
Sài Gòn ngày 19-10-2012 (ngày giỗ
thứ 76 văn hào Lỗ Tấn)
Trần Mạnh Hảo
Tác giả gửi cho NTT blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét