Một số nhà quan sát trong và ngoài nước nhận định rằng có dấu hiệu cho thấy tình trạng “đối đầu” ở hậu trường, trước khi Hà Nội “khởi tố hình sự” người dân Đồng Tâm.
Quyết định bất ngờ, khiến người dân xã ngoại thành Hà Nội “phẫn nộ” hôm 13/6, còn nổi lên thu hút sự quan tâm của dư luận nhất, theo trang tìm kiếm Google, mà nhiều người cho rằng đã “làm chìm” vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất lúc đang “nóng bỏng”.
Ông David Brown, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết rằng bản thân ông cũng “ngạc nhiên” vì vụ khởi tố, vì “ngày 22/4 [khi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký vào cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự”], ông ấy đã đánh cược với danh tiếng của bản thân cũng như uy tín của đảng”.
Bản cam kết của ông Chung hôm 22/4 đã dẫn tới việc hàng chục cảnh sát cơ động được người dân phóng thích.
“Ông Chung đi lên trong ngành công an và cũng dễ hiểu nếu ông ấy đã bàn chuyện cam kết với người dân Đồng Tâm với các quan chức cấp cao của Bộ Công an cũng như của Đảng Cộng sản”, nhà nghiên cứu chính trường Việt Nam nhiều năm qua này nói.
“Cũng không có gì khó hiểu nếu bước đi táo bạo của ông Chung có thể đã khiến một số người trong Bộ Công an không hài lòng, và chính vì thế, họ tìm cách khôi phục kỷ cương bằng cách điều tra và truy tố các dân làng. Nói tóm lại, vụ khởi tố này là bằng chứng cho thấy một sự đấu đá ở hậu trường”.
Cũng không có gì khó hiểu nếu bước đi táo bạo của ông Chung có thể đã khiến một số người trong Bộ Công an không hài lòng, và chính vì thế, họ tìm cách khôi phục kỷ cương bằng cách điều tra và truy tố các dân làng. Nói tóm lại, vụ khởi tố này là bằng chứng cho thấy một sự đấu đá ở hậu trường.
Nhà nghiên cứu về Việt Nam David Brown viết.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với Chủ tịch Chung để hỏi phản ứng của ông trước những ý kiến trái chiều của dư luận trong mấy ngày qua.
Dường như cũng đồng tình với quan điểm của nhà ngoại giao Mỹ từng làm việc ở Việt Nam, luật sư Võ An Đôn cho rằng vụ khởi tố này có vẻ cho thấy một sự khác biệt.
Người từng bào chữa cho nhiều người nghèo ở trong nước nói tiếp: “Vụ này người dân không nắm được luật, và hơn nữa, ở Việt Nam, thông thường người ta thấy ông lãnh đạo ở địa phương, chủ tịch hay bí thư chỉ đạo làm sao thì người dân tin thế, vì ở Việt Nam hoạt động của các cơ quan tư pháp đều dưới sự chỉ đạo của đảng nên một người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan đảng mà chỉ đạo thì đương nhiên các cơ quan khác nghe. Nhưng mà trường hợp này lại khác với các trường hợp thông lệ là, ông chủ tịch thành phố chỉ đạo như thế nhưng các cơ quan tư pháp thì không nghe lời, lại khởi tố vụ án”.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc (giữa) đang trao đổi với các đại biểu khác trong bức cảnh chụp năm 2016.
Trả lời An Tôn của VOA Việt Ngữ khi được hỏi là liệu ông Chung có vấp phải áp lực từ cấp cao hơn hay không trong vụ truy tố, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, một trong những người ký vào bản cam kết, nói: "Tôi không bình luận về việc này vì tôi không có thông tin nào cả".
Tôi nghĩ rằng cơ quan cảnh sát ở địa bàn xảy ra vụ việc làm theo quy định của pháp luật. Còn sức ép có hay không, tôi không nói, nhưng mà tôi muốn nói rằng việc khởi tố để mà điều tra là việc cần thiết phải làm. Không thể một câu chuyện như thế mà bây giờ mọi người cùng nhau quên đi. Không ai quên được cả. Nếu không cẩn thận nó sẽ trở thành một tiền đề, một cái tiền lệ, rất là nguy hại về lâu dài.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói.
"Tôi nghĩ rằng cơ quan cảnh sát ở địa bàn xảy ra vụ việc làm theo quy định của pháp luật. Còn sức ép có hay không, tôi không nói, nhưng mà tôi muốn nói rằng việc khởi tố để mà điều tra là việc cần thiết phải làm. Không thể một câu chuyện như thế mà bây giờ mọi người cùng nhau quên đi. Không ai quên được cả. Nếu không cẩn thận nó sẽ trở thành một tiền đề, một cái tiền lệ, rất là nguy hại về lâu dài", ông Quốc nói.
Nhà lập pháp này nói thêm: "Người ta chờ đợi xem ứng xử của nhà nước, ở một cách rất là nghiêm khắc, nhưng cũng rất là khoan dung, hay nói cho cùng là vì lợi ích lâu dài, lợi ích bền vững. Đấy chính là cái mà mọi người, trong đó có tôi đang chiêm nghiệm và theo dõi nó. Riêng cá nhân tôi, với tư cách là đại biểu quốc hội, tôi sẽ giám sát việc làm này".
Người nhà của ông Lê Đình Kình cho VOA Việt Ngữ biết rằng vị đại diện 82 tuổi của người dân Đồng Tâm này đã gọi điện cho ông Chung sau khi nghe tin về quyết định truy tố của Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an Hà Nội) , và được chủ tịch thủ đô của Việt Nam nói rằng bản cam kết chỉ có chữ ký của ông và không có con dấu của chính quyền cũng như quyết định truy tố là của cơ quan pháp luật.
Tin cho hay, ông Chung đã nói với cụ ông Lê Đình Kình rằng
bản cam kết không có dấu của chính quyền.
Một văn bản điều lệ đảng được đăng trên trang web của báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đề ngày 25/7/2016 viết: “… Đồng chí phó bí thư là chủ tịch ủy ban nhân dân được phân công phụ trách đảng ủy công an địa phương cùng cấp thường xuyên nắm chắc tình hình mọi mặt của cấp ủy công an”.
Đồng chí phó bí thư là chủ tịch ủy ban nhân dân được phân công phụ trách đảng ủy công an địa phương cùng cấp thường xuyên nắm chắc tình hình mọi mặt của cấp ủy công an...
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có đoạn.
Ngoài ra, theo điều lệ này, vị trí mà ông Chung hiện nắm giữ “chịu trách nhiệm trước cấp ủy địa phương về hoạt động của cấp ủy công an; tham gia cùng cấp ủy địa phương lãnh đạo kiện toàn cấp ủy công an; trực tiếp tham dự các hội nghị quan trọng của cấp ủy công an để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của cấp ủy địa phương đối với cấp ủy công an về những vấn đề có liên quan đến giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân ở địa phương”.
Vụ khởi tố bất chấp “cam kết” của ông Chung đã khiến người dân Đồng Tâm chỉ trích nhà lãnh đạo thành phố Hà Nội là người “lật lọng”. VOA Việt Ngữ muốn hỏi suy nghĩ của người từng làm giám đốc công an của thủ đô Việt Nam về phản ứng này của người dân, nhưng không thể liên lạc được với ông.
Chúc mừng người dân Đồng Tâm đã được đảng dậy cho ‘sáng mắt, sáng lòng'
Facebooker Stephanie Nong viết.
Không chỉ chính dân Đồng Tâm mà nhiều độc giả của VOA cũng đưa ra nhiều ý kiến bình luận trái chiều. Một Facebooker tên Stephanie Nong viết: “Chúc mừng người dân Đồng Tâm đã được đảng dậy cho ‘sáng mắt, sáng lòng’”, trong khi một người khác tên Bui Trong Loi viết: “Khởi tố là việc khởi tố còn có khởi tố bị can không mới là vấn đề, mà có khởi tố bị can đi chăng nữa thì mức án nhẹ nhất sẽ đc áp dụng, khởi tố là để răn đe những trường hợp khác chứ, không thì loạn hết…”
Về việc ông Chung cam kết “sẽ hoàn chỉnh kết quả điều tra về việc quản lý và sử dụng đất đai ở Đồng Tâm vào tháng Bảy tới”, nhà nghiên cứu David Brown cho rằng đó là điều “đáng hoan nghênh”.
Cựu quan chức Mỹ từng nhiều năm làm việc ở Việt Nam nhận định rằng “sẽ sớm biết phe nào sẽ thắng thế”.
“Liệu đó có phải cách tiếp cận mới mẻ của ông Chung trong việc quản lý các vấn đề đất đai hay cách tiếp cận mang tính áp chế ‘như thường lệ’ mà nhiều năm qua đã làm tổn hại tới tính chính danh của đảng cầm quyền trong mắt nhiều người dân Việt Nam?”, ông Brown đặt câu hỏi.
Mời quý vị xem thêm:
Bài học Đồng Tâm chẳng những dành cho những người dân bấy lâu cứ mãi ngơ ngẩn tin theo "Đảng và chính phủ" mà không biết thực chất phi nhân của họ, mà còn dành cho những cán bộ cao cấp như Nguyễn Đức Chung giờ đành phải ngậm hột thị vì "trở đi cách núi trở về cách sông" vì đã rơi vào cái bẫy duật bạng tương tranh thâm độc của đối phương mà có hành động mất lòng dân thấy rõ.
Trả lờiXóaChưa bao giờ thấy thấm thía hơn mấy câu thơ trong bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi đến thế:
"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
....
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi"