Xung quanh
comment của Nguyễn Thành Nam trên blog của Nguyễn Tường Thụy sẽ có nhiều những
bình luận, phản bác thậm chí là lên án gay gắt, ở đây Han Times sẽ hiểu Phạm
Thành Nam theo một hướng khác: hướng đó mang tên “Nỗi bất lực và lời nhắn gửi:
Đấu tranh mà làm gì khi tù đày luôn đe dọa, chúng ta đang mơ về viễn mơ”. Đồng
thời cũng thông qua trao đổi nói rõ với Phạm Thành Nam về hiện trạng những gì ta đang
có.
Nỗi bất
lực và sự cô đơn
Nguyễn
Thành Nam
nói rất nhiều về nỗi bất lực và sự cô đơn khi ai đó (chúng ta, hoặc không phải
là chúng ta) dám mơ về một vùng viễn mơ. Nơi đó có một nền giáo dục khai phóng,
nơi đó mọi quan điểm chính trị (bao gồm cả đảng phái) được bình quyền và có cơ
hội thể hiện như nhau, nơi đó công dân thực thi quyền làm chủ, sẵn sàng bãi
truất những vị lãnh đạo không được lòng mình.
Xin xem
một đoạn trích: “Đảng và Nhà nước không vì những bài viết của các anh mà thay
đổi quan điểm. Các anh càng cố tình “lên án”, “vạch mặt” bao nhiêu cũng bằng
thừa. Ngược lại các anh đang tự đưa các anh vào vòng lao lý rồi tù đày khiến
gia đình, vợ chồng, con cái, người thân của các anh thêm buồn phiền và dang dở
cuộc đời mà thôi”.
Tức là
Đảng – Nhà nước sẽ mãi bảo lưu những quyền lực của mình, ngó lơ, coi thường
trước những ý kiến được coi là phản biện, lên án thậm chí là cả phản động. Ở
một vế khác, chính quyền sẵn sàng sử dụng sức mạnh của mình để biến cuộc đời
của những kẻ đang mơ về vùng viễn mơ trở nên dang dở bởi lao lý tù đày. Đừng
than vãn về điều đó, ranh giới luôn là quá mong manh!!
Có lẽ phải
rất dũng cảm, Thành Nam
mới dám nói lên điều này?
Còn đây là
sự cô đơn: “Cao lắm thì độ một hai trăm người vào xem blog các anh mỗi ngày.
Nhưng tổng dân số nước ta là gần 90 triệu người đấy các anh ạ. Trừ người già và
trẻ con ra vẫn còn ngót đến 30 triệu người còn để ý đến thời sự đất nước và xã
hội. Nhưng chỉ có ngần ấy vào blog các anh thì e rằng “lực lượng” của các anh quá
mỏng. Thế thì làm sao có thể đối đầu với Đảng và Nhà nước chứ thưa anh?”
Rất tiếc
những lời mà Nguyễn Thành Nam
viết lại là sự thực. Chúng ta đã chạy theo cái đàng ngọn, vá víu những gì
thường nhật mà chưa một ai đủ khả năng, đủ tầm để giúp người Việt hiểu và yêu
quyền con người, quyền công dân.
Sau Phan
Chu Trinh Việt Nam
đã không còn một Phan Chu Trinh.
Và có một
chi tiết cần lưu ý 30 triệu người để ý đến “thời sự đất nước và xã hội” không?
Không họ chỉ cần cái hũ gạo nhà họ còn đầy, thế là đủ để vui, họ hài lòng và
thấy hạnh phúc. Đó là tâm lý ngàn năm của cư dân nông nghiệp lúa nước. Một tâm
tính đang trói buộc chính người Việt Nam .
Không phải
đương nhiên mà người Việt Nam
được đánh giá là một trong những dân tộc lạc quan nhất thế giới. Nhìn ở khía cạnh
khác, chúng ta đang ngủ mê, trong cơn mơ “vừa đủ dùng” của mình.
Đương
nhiên tâm tính đó sẽ khiến cho những hành động như Nguyễn Thành Nam nói: “hô
hào quyên góp chữ ký” tung bài lên mạng chỉ là việc vô ích, việc thừa, thậm chí
đâm đầu vào cõi lao lý tù đày, làm nặng thêm án.
Không có
sự thức tỉnh của ít nhất 30 triệu người, không có sự thức tỉnh của những cái
đầu trên thượng tầng kiến trúc thì hệ quả tất yếu sẽ là: "Cả nước ta có
bao nhiêu kẻ đủ khả năng và có tâm huyết để vào đọc những gì các anh viết”.
Thiết nghĩ
cũng cần phải nói thêm khi kinh tế be bét, hũ gạo không còn người Việt Nam luôn sẵn
sàng cho việc mất tất cả mọi thứ. Mọi việc sẽ trở nên cực đoan và tàn khốc.
Đó là điều
mà nhiều người không mong muốn.
Chúng ta
đang ở đâu?
Thực sự
thì chúng ta đang ở đâu? Nguyễn Thành Nam đã nói đến những gì tốt đẹp,
những thành quả lớn mà đất nước đạt tới. Vâng có nhưng thế là chưa đủ.
Hãy nhìn
vào lịch sử rõ hơn vấn đề: một nước Việt Nam
(Đại Việt) với thịnh thế Lý – Trần văn hiến chi bang; với Đại Nam đế quốc từng một thời xưng hùng xưng bá ở
phương Nam .
Và giờ chúng ta đang ở đâu? Việt Nam đang lạc hậu so với các nước
quanh vùng vài chục thậm chí trên trăm năm.
Đến bao
giờ thì chúng ta mới chấp nhận thực trạng này? Và đến bao giờ chúng ta mới thấy
nỗi xấu hổ khi so với lân bang? Với tiền nhân của mình!
Người Việt
Nam
đang rất cần lòng tự trọng và sự biết xấu hổ.
Hãy nhìn
vào hiện tại: Công dân của chúng ta phải đi lấy chồng Đài, chồng Hàn và cả
Trung Quốc chỉ để có cái ăn, cái mặc, chỉ để no đủ hơn. Hàng vạn người, thậm
chí nhiều hơn thế hàng chục vạn người phải tha phương cầu thực dưới cái mác di
tản, lao động xuất khẩu để kiếm sống.
Họ sống
bằng chính những công việc mà người chính quốc không thèm làm.
Đó là nỗi
xấu hổ mang tên Việt Nam , đó
là nỗi hờn nhược tiểu mà chính người Việt Nam đang gánh chịu. Chỉ có điều
chúng ta không ý thức về nó và chúng ta chưa từng đau về nó.
Vậy Đảng
đang ở đâu? Nhà nước đang ở đâu? Và làm gì?
“Thật sự
mà nói thì hiện nay ở nước ta vấn đề chính trị và an ninh rất phức tạp. Phần vì
một số cán bộ thái hóa, phần vì các thế lực chống đối luôn tìm mọi sơ hở và yếu
kém của Nhà nước để đánh phá và xuyên tạc. Nhưng điều đó không thành vấn đề vì
có lửa mới có khói, có tai mới có tiếng...”.
Thật kỳ lạ
ĐCS VN luôn nhân danh những gì cao cả, vĩ đại, luôn tự khẳng định mình là người
“lãnh đạo và tổ chức thắng lợi mọi thành quả của cách mạng Việt Nam” như vậy
thì không thể có “tha hóa biến chất” gây bức xúc trong dư luận, đe dọa “tồn
vong của chế độ”.
Không phải
là chính quyền đổ xương máu để có được ngày hôm nay, đó là xương máu của người
dân nước Việt này. Hàng triệu người đã ngã xuống, chết, hy sinh, bị tiêu diệt.
Họ ngã xuống vì cái gì? Không phải vì Đảng, không phải vì chế độ mà chính là vì
ước mơ Tổ quốc trường tồn - thịnh vượng.
Và cho dù
Đảng Cộng Sản có đổ rất nhiều máu xương của chính những người cộng sản thì họ
cũng phải luôn ý thức rằng thịnh – suy (bĩ thái), Thái lâu thì phải Bĩ bĩ tan
thì phải là Thiên hỏa đồng nhân. Không vượt lên chính mình, nguy cơ bị cuốn
phăng, phá hoại, rã đám là rất lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét