Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

ĐẦM ANH VƯƠN LÀ NGƯỜI NƯỚC NÀO CÁC CHÚ?

Lời Tác Giả: Năm ngoái, sau khi xẩy ra vụ cưỡng chế trái pháp luật đầm tôm của gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, tôi đã đọc đi đọc lại Vụ Án Đồng Nọc Nạn tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, 1928, để hy vọng gia đình anh Vươn cũng sẽ được xét xử trong một phiên tòa công bằng như Tòa Đại Hình Cần Thơ của chính phủ thuộc địa. Nhưng nay, tôi phải viết bài này để vĩnh biệt Vụ Án Đồng Nọc Nạn vì vị quan tòa tại Tòa Đại Hình Cần Thơ đã chết, nên gia đình anh Vươn sẽ bị xét xử tại Tòa Án Hải Phòng từ ngày 4/4 đến ngày 10/4/2013 và kết quả phiên tòa này như thế nào thì không cần phải đợi đến ngày tuyên án, chúng ta cũng đã biết. Ôi! Thương quá những người nông dân Việt Nam lam lũ đang phải chịu kiếp sống bất công đau khổ!

TUYÊN BỐ CỦA NÔNG DÂN VĂN GIANG VÀ DƯƠNG NỘI VỀ HAI VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG DÂN ĐOÀN VĂN VƯƠN TẠI HẢI PHÒNG


Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Sao các ông cứ cố tình phá Hà nội yêu dấu của tôi thế ?

Cách đây ba, bốn năm, khi ông mới về nhậm chức quan đầu tỉnh của Hà nội tôi đã viết cho ông một lá thư ngỏ đăng trên báo và trên mạng nhưng rồi cũng như bao nhiêu thư ngỏ của những trí thức, học giả, văn nghệ sĩ gửi tới ông đều rơi vào im lặng. Tôi chợt nghĩ đến một vị Giáo hoàng quyền lực tót vời còn trả lời thư của một cháu bé thì từ sự im lặng, phớt lờ của ông tôi hiểu trình độ văn hoá, phép đối nhân xử thế của ông đến đâu. Nên hôm nay tôi chỉ viết những dòng bộc bạch như một bài báo về sự bất bình của ngưòi Hà nội gốc trước sự quản lý của một vị đang đứng đầu Hà nội nhưng lại đang phá nát thành phố thân yêu của chúng tôi. Vừa rồi ông tỏ vẻ đau lòng vì năng lực cạnh tranh của Hà nội bị giảm so với thành phố địa phương khác.

HIẾN PHÁP CHỈ LÀ HIẾN PHÁP KHI CỦA TOÀN DÂN

Nguyễn Hoàng Đức


Hiến pháp chí ít là ý chí hiệp nhất của toàn dân trước khi nó được rót khuôn vào từng điều luật cụ thể để ngăn cản những hành vi xâm hại pháp luật, khiến phá vỡ môi trường sống bình an của chung tất cả mọi người.

Chỉ là hiến pháp nếu như đó là hiến pháp của toàn dân. Nếu cái gì không thuộc toàn dân thì chỉ là chỉ thị, nghị quyết, nguyên tắc, hay qui định của tổ nhóm hay đảng phái nào đó.

Hiến pháp cũng chỉ có ý nghĩa và giá trị khi được toàn dân nhất trí tham gia và tự giác chấp hành. Việc đó giống như mọi người cùng tham gia vào qui tắc vận hành giao thông. Trong giao thông, chỉ cần một vỏ chuối bị ném vô ý thức ra đường, nó đã có thể làm cho một người ngã, kéo theo cả chuỗi xe đâm vào nhau. Một chiếc xe đạp, xe máy, hay xe ba bánh thì còn gây những tai nạn khủng khiếp hơn. Vì thế qui tắc giao thông muốn an toàn tuyệt đối thì mọi phương tiện dù nhỏ hay to, mọi người dù đi bộ hay đi xe đều phải tự giác đi đúng phần đường giành cho mình.

Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?



Chúng ta đang chứng kiến các cuộc tấn công vào "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" và những người ghi tên ủng hộ. Chương trình thời sự ngày 20/3/2013 của VTV là một ví dụ điển hình. Nó công bố kết quả "điều tra sự thật" ở Thái Bình và Hà Tĩnh. Ngay trong câu mở đầu, người xem đã có thể nhận ra thái độ của VTV đối với bản kiến nghị đó:
"Thưa quý vị và các bạn, thời gian gần đây, trên một số trang mạng đã xuất hiện cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do một nhóm người soạn thảo và sau đó bản kiến nghị này được cho là đã có nhiều người ký tên ủng hộ, trong đó đông nhất là ở Hà Tĩnh và Thái Bình."
Nếu phỏng theo phong thái của VTV thì có thể mở đầu bài đáp lễ như sau:

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

NGHE TIN CHÚNG SỈ NHỤC ÔNG

Lời Tác Giả: Sau khi nghe cuộc phỏng vấn của phóng viên VTV với cựu bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc trong buổi phát hình của VTV1 lúc 19 giờ ngày 23/3/2013, tôi hơi buồn nhưng không ngạc nhiên. Tôi không giận mà chỉ thương ông ấy! Bởi vì cái bản án bi thương của Tướng Trần Độ ngày xưa chính ông Lộc là một trong những người góp sức, nay vẫn còn in đậm dấu ấn trong cuộc đời ông. Và có lẽ bản án đó nay đang tự kỉ ám thị ông, nên ông ấp úng, ông ngập ngừng là điều thông cảm được! Nhưng ông không rút chữ kí như chủ tich Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng từng rêu rao, chứng tỏ ông đã quyết tâm đứng về phía các nhà trí thức và nhân dân cả nước đang đòi tự do và dân chủ bất chấp sinh mệnh chính trị của ông có thể bị đe dọa.Cám ơn ông!

Lợn chết bất thường ở ngoại thành Hà Nội

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải giới thiệu với NTT blog bài viết sau đây và giải thích "Để nọi người biết sự quan tâm của chính quền với người dân so với hành động của kẻ "suy thoái" Nguyễn Văn Khải. Rất mong anh giới thiệu bài này cho các độc giả thân yêu của blog Nguyễn Tường Thụy.

DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG

Đã mấy ngày nay, cả gia đình anh Nguyễn Trung Sơn, thôn Tiền Phong, xã Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) mất ăn mất ngủ vì đàn lợn 120 con đang tuổi ăn, tuổi lớn bỗng dưng đổ bệnh.

Chị Hiển - vợ anh Sơn cho hay, ban đầu chỉ có một con đi lại khó khăn với những dấu vết rộp mủ trắng quanh móng, quanh mép, thân sốt, đỏ mọng và bỏ ăn: “Tiêm vi ta min tổng hợp không thấy đỡ, tôi mới chợt nghĩ đến bệnh lở mồm long móng. Nhớ đến cách người ta chữa cho trâu bò bằng xát các loại quả chua như quất, chanh và bôi xanh ê ti len vào chân, vào mồm tôi làm theo không ngờ hôm sau ra chuồng phát hiện 6 con đau chân, hôm sau nữa bị cả chuồng 10 con và chết mất 3 con. Các chuồng khác trong trại cũng lần lượt lây với cùng một triệu chứng, toàn là lợn đang chuẩn bị xuất chuồng trọng lượng 60-70 kg.

VỤ ÁN ĐẦM VƯƠN


Vụ án Đầm Vươn được rất nhiều người quan tâm. Đã có nhiều chuyên gia, nhà khoa bảng hiểu biết uyên thâm phân tích nhiều góc độ. Trộm xét, tri thức chuyên môn có hạn, nhưng gia cảnh cũng từng trải nếm ngọt bùi cay đắng, trầm bổng; nơi thôn quê thị tứ có cả, nên muốn nói ra cái tâm tư, tình người theo cách nhìn dân dã. Lão Nông chia sẻ chút chân tình đạm bạc cùng Đoàn gia và các bà con, bạn đọc.
Kính bút!
LN.
- – - – - – - – - -

1
Trả áo lính chàng về quê gốc
Rồi theo đòi tu học canh nông
Nào mong quan nghiệp hanh thông
Mà duyên gắn bó ruộng đồng bấy lâu

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

MỘT VÀI Ý KIẾN BÀO CHỮA CHO CÁC BỊ CAN TRONG VỤ ÁN “ĐOÀN VĂN VƯƠN”, HẢI PHÒNG

LS HÀ HUY SƠN


Là một luật sư tôi quan tâm đến vụ án “Đoàn Văn Vươn” với góc nhìn nghề nghiệp sau khi nghiên cứu cáo trạng tôi có mấy quan điểm sau đây.

Thứ nhất: Các bị can trong vụ án theo như Cáo trạng số 10/CT-P1A ngày 04/01/2013 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng bị truy tố về “Tội chống người thi hành công vụ “ điều 257 Bộ luật hình sự là hoàn toàn sai, vì:

1- Quyết định số 3307/QĐ-UBND “về việc cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính thu hồi đất theo Quyết định số 461/QĐ-UBND” ngày 24/11/2011 của UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng là trái pháp luật vì không đúng thẩm quyền. Do đó, những người thực hiện cưỡng chế theo Quyết định số 3307/QĐ-UBND không phải là người thi hành công vụ.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

CẢM TÁC KHI NGHE BẢN HỢP XƯỚNG "Tiếng hát gửi người chiến sĩ biên thùy’’ của Nhạc Sĩ TÔ HẢI!

Bút Kí của Lê Xuân Quang

.
Tôi không được đào tạo để làm nghề Âm Nhạc. Tuy thế, cũng như nhiều người, khi nghe những bài hát dù được các nhạc sĩ người Việt sang tác, hay mang ca khúc của nước ngoài dịch sang lời Việt rồi phổ biến trên các đài Phát thanh - Truyền hình, tôi đều cảm nhận được cái hay của những tác phẩm nổi tiếng. Riêng trong lĩnh vực Nhạc Giao hưởng - Hợp xướng thì hầu như chẳng có kiến thức để cảm nhận được thể loại Âm nhạc’’Bác học’’ – này.

Thế nhưng, khi nghe bản Giao hưởng hợp xứng (GHHX) - Tiếng hát gửi người chiến sĩ biên thùy (NCSBT) của NS TÔ Hải, tôi lại đồng cảm ngay cùng tác giả. Bản giao hưởng có 4 chương.

Thư gửi Ban biên tập Bauxite Việt Nam

Kính gửi Ban biên tập trang Bauxite Việt Nam 

Đọc bài "Lại một con sâu muốn chui vào xây tổ trong Danh sách Kiến nghị 72", chúng tôi biết thêm một trò bỉ ổi nữa của những kẻ muốn bôi nhọ trang Bauxite Việt Nam, một website có uy tín của trí thức. Nhất là với trò này, chúng muốn xuyên tạc tinh thần xây dựng của bản Kiến nghị 7 điểm về Hiến pháp 1992 và bôi nhọ những người tham gia ký vào bản kiến nghị này. 

Tôi rất vui mừng khi biết, cho đến nay đã có 11688 người ký tên vào bản kiến nghị. 

Trong bài viết, Ban BT nêu ý kiến: Và từ nay bạn nào cho phép chúng tôi, khi cần, công khai tất cả thông tin về mình (địa chỉ cụ thể, cơ quan làm việc) thì khi đăng ký đồng ý với Kiến nghị, xin cho chúng tôi biết.

Giết gà doạ khỉ

Chuyện ngụ ngôn nói rằng, bọn khỉ rất sợ máu. Cho nên người ta mang con gà đến gốc cây cắt tiết cho dẫy dụa loạn xạ, máu phun phe phé. Bọn khỉ trên cây sợ hãi ôm mặt run lẩy bẩy, người ta trèo lên cây ung dung mà tóm. Thậm chí có con sợ còn rơi lộp bộp xuống đất.

Bọn đầu gấu trong tù cũng vậy, thường nó nuôi mấy thằng đệ tử làm đàn em '' chim chích '' '' lái xe '' điếu đóm''...thỉnh thoảng muốn dằn mặt những nhóm khác, nó lôi đàn em ra đánh đập rất tàn bạo. Bọn đàn em cắn răng chịu đựng, lại còn bảo đó là đàn anh dạy bảo, biết ơn anh cưu mang, em hứa không trái lời...số má của đàn anh vì thế mà cũng được nể nang nhờ việc đánh đập đàn em mình. Đó là bọn tù văn vở mới dùng chiêu thế, còn bọn đại bàng có số má giang hồ thật sự thì chả bao giờ làm trò lặt vặt ấy.

Lại một con sâu muốn chui vào xây tổ trong Danh sách Kiến nghị 72

Bạn đọc yêu quý!


Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn chối bỏ vụ tàu cá Việt Nam bị tàu TQ bắn cháy

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ tàu cá Việt Nam bị hư hại và thúc giục Hà Nội bảo ngư dân tránh vào vùng biển của Trung Quốc.

“Phản ứng của cơ quan chức năng của Trung Quốc trước một tàu cá bất hợp pháp của Việt Nam là đúng đắn và hợp lý.

Các bài liên quan
Tránh để tranh chấp Biển Đông 'quá nóng'Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắt giữTàu chiến TQ tập trận ở Biển Đông 

Chủ đề liên quan
Xã hội Việt Nam

MẸ ANH ĐOÀN VĂN VƯƠN KÊU CỨU




THƯ KÊU CỨU

Kính gửi:

- Toàn thề mọi công dân Việt nam
- Những người yêu công lý – sự thật- hòa bình.
- Toàn thể giáo dân, các tín hữu và các chức sắc trong Giáo hội Công giáo Việt Nam
- Những người có lương tâm trong hệ thống công quyền 

GIA ĐÌNH ANH VƯƠN GỬI THƯ TỚI UB CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH

Thư của gia đình họ Đoàn gửi Đức Giám mục Giáo phận Hải Phòng và Ngài Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình (Hội đồng Giám mục Việt Nam)


Tiên Lãng ngày 26/3/2013

Kính gửi:

- Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng
- Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp,
Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Thông báo của blog Ba Sàm

Chúng tôi đang tiếp tục gia cố nhà cửa để đón khách tới thăm viếng, hiện thử nghiệm mở ở hai nơi:

- Blog WordPress tập trung đăng các bài viết hàng ngày và bổ sung dần nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề nóng nhất hiện nay: Hiến pháp. Phần này nằm ở mục cố định trên đầu trang ở blog: anhbasam04.wordpress.com.

- Blog mới mở ở blogspot có địa chỉ http://anhbasam04.blogspot.com/ hiện đang được thử nghiệm điểm tin, điểm báo mỗi ngày.

Xin cám ơn các quý độc giả đã quan tâm, theo dõi cũng như đóng góp nhiều ý kiến quý báu.

Blog Ba Sàm

Thư ngỏ gửi bà con nhân dân cả nước



CỨ ĐỂ YÊN XEM SAO!

Mặc dù tin về lính Trung Quốc đã nổ súng vào ngư dân ta trên biển Đông, khiến dân tình sôi lên sùng sục vì phẫn nộ, nhưng anh Vịnh vẫn kiên quyết bảo không dùng vũ lực. Mình nghĩ: Thế là khổ ngư dân ta rồi! 

Rồi lại nghe bác Nguyễn Thông nói: may là nó "khiêm tốn", mới bắn đạn lửa nên chỉ cháy cabin, chứ nó mà bắn đạn pháo như dạo nào ở Gạc Ma thì có mà toi hết cả rồi, làm gì còn ngồi đó mà ngơ ngác. Mình lại nghĩ đến chiến thuật của anh Vịnh, chắc quân đội ta sẽ hành động theo phương châm: cứ để yên xem sao đây. 

Muốn xem lại nguồn gốc cái câu “Cứ để yên xem sao” ấy nó như thế nào. Không nhớ rõ câu chuyện lắm nên mới nhờ bác gúc gồ, thế là ra được chuyện này. Đang bực nhưng đến câu cuối thì không thể nhịn được. 

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

CHỦ NGHĨA MÁC VÀ SỰ THỬ NGHIỆM (II)

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

(tiếp theo và hết)

6. Nhưng sức tàn phá ghê gớm nhất và là nguyên nhân chính khiến cho phe XHCH sụp đổ xuất phát từ học thuyết về giá trị thặng dư của Mác.

Theo thuyết này thì khi nhà tư bản bỏ vốn ra mua thiết bị, nguyên vật liệu, thuê nhân công, sau khi bán sản phẩm thì thu được một giá trị lớn hơn. Điều đó là đương nhiên. Vấn đề cần nói là cái giá trị lớn hơn đó, Mác gọi là giá trị thặng dư và cho đó là phần mà nhà tư bản bóc lột công nhân.

Khi thừa nhận máy móc, nguyên vật liệu ... nhà tư bản đã trả đúng giá cả của nó và nhất là thừa nhận đã trả đúng giá cả sức lao động thì sao gọi là bóc lột? Sự mua bán trong quá trình sản xuất diễn ra một cách tự nguyện trên tinh thần thỏa thuận. Trong luận thuyết này, Mác đã không tính đến lao động của nhà tư bản. Phần gọi là giá trị thặng dư, thực chất là lao động (trí óc) của nhà tư bản. Nếu nhà tư bản bỏ tiền ra mà không nhằm thu lại cái gì, chắn chắn người ta bảo họ bị điên. Giá trị tăng thêm trong quá trình sản xuất không phải ở trên trời rơi xuống. Không có họ, làm gì có cái mà Mác gọi là giá trị thặng dư? Chỉ khi nhà tư bản bỏ vốn ra và hành động thì mới sinh ra giá trị tăng thêm đó. Như vậy giá trị tăng lên trong mỗi chu kỳ sản xuất là nhờ nhà tư bản nên phải thuộc nhà tư bản.

CHỦ NGHĨA MÁC VÀ SỰ THỬ NGHIỆM (I)

NGUYỄN TƯỜNG THỤY


1. Tôi không phủ nhận toàn bộ học thuyết Mác, nhất là mảng ông thừa hưởng và nâng cao lý thuyết của Hêghen, Phơbách. Tôi cũng không có điều kiện nghiên cứu nhiều về học thuyết Mác để phân tích toàn diện nó hay, dở như thế nào. Chỉ biết rằng, khi những người cộng sản áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn thì học thuyết Mác đã bộc lộ ra những sai lầm chết người. Nước nào đã thoát ra khỏi cái bóng của nó thì họ không có gì phải nuối tiếc nếu không nói là vẫn còn kinh hoàng.

2. Hệ thống chủ nghĩa xã hội đã từng được xây dựng ở gần ba chục quốc gia, nếu tính cả sự tồn tại trong một thời gian ngắn thì còn nhiều hơn. Nếu tính những nước áp dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách triệt để nhất, có sự liên minh chặt chẽ nhất, hăng hái đương đầu với Hoa Kỳ và Phương Tây nhất thì con số ấy là 13 mà Cu Ba là nước sau cùng.

Ông Nguyễn Sinh Hùng không hiểu hay lảng tránh?

NGUYỄN TƯỜNG THỤY


Ngày 8/3/2013, một nhóm 9 công dân Việt Nam gửi thư tới ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ông tiếp để chất vấn ông về những phát biểu của ông khi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội, gây bức xúc, bất bình trong dư luận.

Bức thư nêu rõ:

Được biết ông Nguyễn Sinh Hùng phát biểu với lãnh đạo thành phố Hà Nội vào ngày 27/02/2013 có ý cho rằng "Việc này tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, Nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn"

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 NHÀ NƯỚC HÃY TRẢ LẠI “RUỘNG ĐẤT CHO DÂN CÀY”

Hà Huy Sơn


Hiến pháp không phải chỉ sửa một lần xong. Hiến pháp có thể phải sửa nhiều lần. Sửa nội dung nào, sửa như thế nào là phụ thuộc vào lực lượng nào nắm thực quyền Nhà nước. Sửa Hiến pháp lần này các vấn đề như: điều 4, vấn đề quân đội, công an, trung thành với ai, tên nước, quốc kỳ, quốc huy, hệ tư tưởng…ý kiến của đa số người dân chưa tập trung hơn nữa lại bị hệ thống báo chí, tuyên truyền không khách quan làm sai lệch. Nên quan điểm của tôi là các vấn đề này hãy gác lại để sửa đổi Hiến pháp lần sau.

Các tầng lớp trí thức, nhân sĩ, luật gia, các nhà khoa học và các giới hãy giúp đỡ nhân dân đưa ra những góp ý cụ thể nhất, gần với lợi ích của người dân nhất vì Hiến pháp là một đạo luật cơ bản, phổ cập toàn dân. Còn các nội dung mang tính kinh viện, lập trường chính trị có tính trừu tượng, có tính chuyên môn cao thì các vị hãy dùng để thảo luận, làm khoa học với nhau đừng đưa ra nhiều Tuyên bố, Kiến nghị mà đa số nhân dân không biết cho ý kiến ra làm sao.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Thư của ông Phan Trung Lý thay mặt ông Nguyễn Sinh Hùng trả lời ông Nguyễn Văn Khải

Phúc đáp thư của ông Nguyễn Văn Khải cùng 8 công dân khác gửi Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, ngày 8-3-2013, đề nghị ông Nguyễn Sinh Hùng tiếp các công dân, trong vai trò là Đại biểu Quốc hội.

VỀ NƯỚC PHẬT

Đọc bài ÔI THƯƠNG QUÁ CUỘC ĐỜI BẠC MỆNH MỘT TÀI HOA! của bác Đặng Huy Văn, biết bác vừa có chuyến vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, chủ blog xin đăng bài thơ sau đây tặng bác





ÔI THƯƠNG QUÁ CUỘC ĐỜI BẠC MỆNH MỘT TÀI HOA!

Lời Tác Giả: Không hiểu sao, đúng 2 giờ 30 sáng nay, ngày 23/3/2013, tôi chợt thức dậy. Vì sợ ngủ quên giờ ra ô tô để đi thăm Thiền Viện Trúc Lâm và Tây Thiên Thiền Tự tại Vĩnh Phúc nên tôi không ngủ lại được nữa mà thức luôn đến sáng. Tôi bỗng giật mình nhận ra, đó là giờ nhập Cõi của Đinh Vũ Hoàng Nguyên vừa tròn một năm. Khi đến Thiền Viện Trúc Lâm, tôi vừa leo các bậc tam cấp vừa nghĩ đến Nguyên thì như thấy một chàng trai trẻ quần áo dính đầy màu vẽ đang kéo tay tôi bước lên các bậc tam cấp của Thiền Viện và tôi đã xúc động nhận ra, tôi đã gặp chàng trai này đâu đó trong tiềm thức.

Khi bước theo các bậc đá lên tới Tây Thiên Thiền Tự, tôi chợt nhớ lại, là đã gặp người không tên này vào cuối thập niên 90 của Thế Kỷ trước, khi tôi đã có ba năm sống ở xóm bụi Thành Công để ăn chay và ngồi thiền với các đồng tu của mình.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

MIẾNG NGON NHỚ LÂU - 7

(Đòn đău nhớ đời - Tục ngữ) 

Lê Xuân Quang 

Rau Muống – Cà muối 

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã viết trong trưòng ca Bài thơ Hắc Hải diễn tả tình cảm của người lính thủy Việt khi lang bạt trên xứ người, nhớ về quê nhà: 

’’… 

Ðói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bát cơm rau muống quả cà giòn tan…’’

VIỆT TRẦN AI

Tặng Anh Ba Sàm
[1]
Trải bấy bận môi bầm vết cắn
Bởi răng Tàu nanh Hán nghìn năm
Giờ đây máu vẫn chưa cầm
Ai mơ kế Hán, ai lầm mưu Mao?

Đến bờ lại quay đầu

Trong hàng triệu người Việt ở Mỹ, Báo Nhân Dân cũng kiếm được một người tên là Tuyên Trần để đăng bài viết của anh ta trên tờ báo này với tựa đề “Quay đầu lại là bờ” . Dù rằng với cái địa chỉ là Nước Mỹ, thì đến bố thằng CIA hoặc một cơ quan tình báo tài giỏi đến đâu cũng bó tay. Chỉ riêng Hà Tĩnh, một tỉnh chỉ có 6.000 km2 và 1,3 triệu dân thôi, thì báo Đại Đoàn Kết còn hô lên rằng có thể bịa ra hàng triệu chữ ký khống trên mạng internet. Cả ngàn người dân Hà Tĩnh đã ký tên hưởng ứng bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của nhân sĩ trí thức, nhưng Đài truyền hình Việt Nam và các tờ báo nhà nước lặn lội bao công lao cũng không tìm được ra. Thậm chí có trang mạng đưa cả danh sách, hình ảnh cả trăm chữ ký, cả đoàn người ký bản Kiến Nghị, mà cả hệ thống báo chí, Mặt trận còn điều tra không ra họ ở đâu(?). Thế thì việc tìm một người có cái tên ất ơ là Tuyên Trần ở nước Mỹ với diện tích gần 10 triệu km2 và hơn 300 triệu dân, thì sự mập mờ còn tăng gấp bội phần.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Nở ký tên vào kiến nghị sửa đổi hiến pháp

TƯỜNG THỤY


lânNở độ này máu ghê. Từ chỗ qui chụp mình là "phản động" theo giọng lưỡi của bọn phản động đến ngầm ủng hộ rồi đến nhắc mình tăng cường chất thép là cả một quá trình thay đổi nhận thức của thị, nhưng khá nhanh chóng. Chứ cứ như cái hồi mùa hè năm kia thì vợ chồng bỏ nhau là cái chắc.

Tuần trước, thị bảo:

- Cho mượn "meo" cái.

- Để làm gì. Theo dõi chuyện riêng tư của người ta à?

- Ai thèm, ký cái kiến nghị thôi.

- Kiến nghị gì?

- Anh không biết kiến nghị gì à? Kiến nghị sửa đổi hiến pháp ấy.

À ra vậy. Bây giờ Nở còn quan tâm đến cả ký nữa cơ đấy chứ không chỉ đọc tin rồi bày tỏ sự bất bình, căm phẫn mà cũng chỉ đến trong nhà hay ngoài chợ nghe thấy mà thôi.

Mình hỏi:

- Thế "meo" của ấy đâu mà mượn "meo" của tớ. Lấy oai à?

- Oai gì cái ngữ anh. Tránh còn chả được. "Meo" lâu không dùng, nó xóa mất rồi.

Thì cho mượn, mất gì. Nhưng mình "đe":

- Không sợ à?

- Sợ bố con đứa nào? Tội gì? Tội thích tự do dân chủ, tội muốn chấn hưng đất nước à? Dễ chỉ mình anh vượt qua được nỗi sợ chắc?

- Thế nó triệu tập đi thẩm vấn thì sao? Rồi nó đuổi ra khỏi hội phụ nữ thì sao?

- Cũng đang thích thẩm vấn lại chúng nó đây. Còn hội á, ra từ lâu rồi, giờ chẳng đoàn thể gì cả. Cánh tay nối dài của chúng nó cả thôi.

Lằng nhằng mấy câu trêu thị cho vui thôi. Mình bắt thị quay mặt đi, mở email sẵn ra cho thị rồi đứng dậy.

Mấy hôm sau xem trong danh sách ký tên thì thấy tên thị ở số thứ tự 10113 (theo trang Bauxite Việt Nam). Đến khi, mở hòm thư ra định xóa bớt đi thì thấy thị gửi thư ký cả vào "Tuyên bố công dân tự do" nữa". Nhưng mình chưa có thời gian xem thị đã có tên trong danh sách chưa và số thứ bao nhiêu.

Mới biết càng ngày, Nở "suy thoái" càng nghiêm trọng. Hôm nay thị bảo mình:

- Mấy hôm nay anh lười viết rồi đấy, toàn tường thuật với kể lể. Phải nêu chính kiến của mình chứ. Bài viết phải giầu chất thép vào.

Máu chưa. Có ai biết rằng, có lần thị mắng mình khi mình bị bắt vào đồn Mỹ Đình: "Không còn biết nói với anh thế nào nữa", cứ như mắng đứa trẻ hư không dạy được.

20/3/2013

Khi quỷ sứ mời

NGÔ DUY QUYỀN

Biết tin anh đã ra khỏi nhà tù nhỏ và trở về nhà từ lâu nhưng đến ngày 18/03/2012 tôi mới có dịp về thăm cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc quê ở Thái Bình. Khi chú Lê Hùng đến chơi nhà, tôi đã kể về dự định đi thăm anh Túc, chú đã sốt sắng ngỏ ý muốn đi cùng. Tôi thầm cảm tạ Chúa đã mang đến bên tôi một người đồng hành. Chú Lê Hùng đã ngoài 60 tuổi, xưa chú làm việc cho Nhà xuất bản Thanh Niên, giờ đã nghỉ hưu. Chú và tôi quen nhau và trở nên thân thiết từ các cuộc tuần hành phản đối Trung cộng xâm lược mùa hè 2011 và 2012 tại Hà Nội. 

Tôi chưa từng gặp anh Túc nhưng nghe đọc về anh thì nhiều. Anh là một người nông dân chất phác, từ một dân oan mất đất bền gan khiếu kiện anh đã trở thành một nhà đấu tranh dân chủ can trường. Anh Túc đã bị nhà cầm quyền bắt giam và kết án cách bất công. Bốn năm tù với vô số những ngón đòn khủng bố cả thể xác lẫn tinh thần, sức khỏe của anh bị tàn phá nghiêm trọng song tinh thần của anh thì càng đanh thép. 

Kể chuyện thả hoa đăng cho liệt sĩ Trường Sa (viết nốt)

NGUYỄN TƯỜNG THỤY 


Định viết nốt mấy câu chuyện nho nhỏ trong chuyến đi tưởng niệm các liệt sĩ Gạc ma tại Đồ Sơn thì lại vướng phải tai nạn giao thông hôm đi tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh và đồng bào bị Trung cộng giết hại trong cuộc chiến biên giới phía Bắc đầu năm 1979. Mọi người lo lắng, quan tâm. Mấy hôm nay một số người đến nhà hỏi thăm. Tôi dặn đừng nói gì về chuyện này nhé, thứ nhất tai nạn chưa biết nguyên nhân thế nào, một mất mười ngờ, nhỡ sai thì mình trở thành hồ đồ, phải tội, thứ hai tôi không muốn để mọi người chú ý đến mình và thứ ba là chuyện nhỏ như con muỗi, không có gì quan trọng.

Kỳ trước, tôi đã kể đến chuyện thả hoa đăng ở Bến Ngầm Đồ Sơn, mọi việc diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn.

Sau đó, chúng tôi về khách sạn. Lúc này, thay bằng tâm trạng bùi ngùi là tinh thần mọi người rất phấn chấn vì mọi việc đều thuận lợi. Về đến khách sạn, mọi người tắm rửa xong là tiệc rượu, đơn giản mà vui.

Đi du lịch hay đi công việc gì, cả đoàn ở chung một khách sạn thì khoảng thời gian nửa đêm về tối là vui nhất. Mọi người bảo nhau kéo hết sang phòng tôi. Rượu, đồ ăn mua sẵn được mang đến, bỏ giữa phòng, cầm đũa hay bốc tay, nằm ngồi gì cũng được.

Xuân Diện tranh thủ làm tin đưa luôn lên mạng. Lúc này, mọi việc có thể công khai được rồi. Ai có biết chúng tôi đang ở đâu, ngày mai đi như thế nào thì cũng chẳng làm gì được vì việc chính, cũng là việc "nhạy cảm" nhất cũng đã xong.

Cuộc vui mừng công việc chính hoàn thành kéo dài đến 3 giờ sáng. Mọi người về phòng chớp mắt được vài giờ lại lên đường đi Thái Bình.

Tặng quà cho gia đình liệt sĩ

Hai gia đình liệt sĩ ở Hải Phòng được chúng tôi mời tham gia trực tiếp vào lễ tưởng niệm là gia đình liệt sĩ Bùi Bá Kiên ở Cát Hải, gia đình liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải ở Thủy Nguyên.

Gia đình liệt sĩ Bùi Bá Kiên có mặt bà Trần Thị Ngọ là mẹ và một anh là em trai liệt sĩ (tôi không nhớ tên)

Gia đình liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải có anh Nguyễn Thanh Huân là em trai liệt sĩ và một cháu gái là con anh Huân (cháu gọi liệt sĩ là bác ruột)

Sớm hôm sau, chúng tôi đi Thái Bình thăm và tặng quà cho ba gia đình liệt sĩ khác: gia đình liệt sĩ Trần Đức Thông ở xã Minh Hoà, Hưng Hà, Nguyễn Minh Tâm ở thôn Phú Hội, xã Dân Chủ, Hưng Hà, Trần Văn Chức, đội 3 xã Canh Tân, Hưng Hà. Ngoài món quà chính tặng các gia đình liệt sĩ còn có 1 cặp cốc No U và 1 đĩa DVD Hải chiến Trường Sa

Ngoài ra, chúng tôi còn đến thăm và tặng quà cho cựu tù Nguyễn Văn Túc, ở thôn Cổ Dũng, xã Đông La, Đông Hưng. Anh Túc bị đưa ra xử cùng đợt với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Mạnh Sơn và anh Ngô Quỳnh. Những người này bị cáo buộc hồi tháng 8/2008 đã tổ chức treo biểu ngữ và rải truyền đơn với nội dung "chống chính quyền" tại cầu vượt Lạch Tray (Hải Phòng) và Lai Cách (Hải Dương) rồi chụp ảnh và viết bài đưa lên mạng Internet.

Trong vụ án này, Nguyễn Văn Túc bị kết án 4 năm và 3 năm quản chế mới mãn hạn tù tháng 9/2012. Anh cho biết hiện đang mắc một số bệnh từ trong tù do chế độ nhà tù rất khắc nghiệt.

Bắt đầu buổi lễ tại khách sạn

Trao quà cho gia đình liệt sĩ Bùi Bá Kiên

 Đào Trang Loan (Hư Vô) thay mặt đoàn trao quà cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải

 Hỏi chuyện gia đình liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải

 Hỏi chuyện gia đình liệt sĩ Bùi Bá Kiên

 Đoàn thả hoa bao gồm cả 2 gia đình liệt sĩ


 Tại gia đình liệt sĩ Nguyễn Đức Thông



 Tại gia đình liệt sĩ Trần Văn Chức




Tại gia đình liệt sĩ Nguyễn Minh Tâm

Chia tay với cựu tù nhân Nguyễn Văn Túc.


20/3/2013
NTT

Một ngày để nhớ



Sáng ngày 17/3/2013, chúng tôi rủ nhau tổ chức một buổi tưởng niệm các đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh ở biên giới phía bắc, nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày Trung Quốc buộc phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2-3/1979. Để có được những giờ phút tâm linh yên tĩnh nhất, chúng tôi chọn bờ sông Hồng, đoạn chảy qua Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Nơi đó không thuộc phạm trù "nơi công cộng" theo định nghĩa tại Thông tư số 09/2005/TT-BCA, nên về lý thì "họ" không thể viện dẫn Nghị định số 38-2005-NĐ-CP để cản trở "tập trung đông người". Tuy nhiên, thực tế cho thấy "họ" không cần lý, mà chỉ "thích thế" là đã có thể ra tay... Thành thử, để khỏi hỏng việc như hôm 17/2/2013, chúng tôi kín đáo chuẩn bị và chỉ báo cho rất ít người biết để tham gia.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

NHỮNG VẾT THƯƠNG KHÔNG BAO GIỜ THÀNH SẸO

ĐỖ TRƯỜNG


Tôi quen chị vào một ngày đầu năm Qúy Tỵ, dịp Meister Nam mời đến Võ đường của anh, nhậu nhoẹt và thưởng thức các tiết mục văn nghệ ngẫu hứng, do anh chị em khu vực Leipzig thực hiện. Tôi và ca sỹ Việt Hà đến hơi bị muộn. Bước chân vào Halle, không chỉ tôi mà cả Việt Hà cũng phải sững người lại, bởi một người đàn bà hát, có giọng khàn lạ, đang say sưa thả hồn trên sân khấu. Và nếu không có bàn tay cứng như sắt của Nam Võ, từ phía sau bóp mạnh vào bả vai, có lẽ tôi còn đứng lặng, chắn giữa cửa ra vào cho đến khi chị hát xong.

-Nghệt mặt ra rồi phải không? Hạ, nguyên cô giáo dạy nhạc, cùng quê Bắc Ninh, tôi đã nhiều lần kể với ông...

Vâng! Sự xáo động ấy trong tôi, không hẳn vì đứng trước người đàn bà đằm thắm đang ở độ chín lại. Nhưng nhạc và lời ca chị viết với giọng hát truyền cảm, như kể lại câu chuyện của đời mình, làm tôi xúc động mạnh…

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Quan Họ, nhưng chị bảo, ngay từ nhỏ chỉ thích nghe chứ không có duyên với nó. Có lẽ do chất giọng khàn đục của chị không hợp với giai điệu, lời ca mượt mà của Quan Họ chăng? Tốt nghiệp trung học, được tuyển thẳng vào đoàn ca múa của tỉnh, nhưng chị đã từ chối và thi vào trường sư phạm âm nhạc. Sau mấy năm đèn sách, chị về dạy nhạc ở một trường trung học của một thị xã ven biển. Năm sau chị lập gia đình. Chồng chị là bạn học thời sư phạm, nhưng dạy mãi trên mạn ngược. Đứa con ra đời, chuyển chồng về gần là nhu cầu bức thiết của chị. Nhưng gái một con… và hát hay đàn giỏi, ngon như một bữa tiệc trước con mắt những con thú đang đói mồi, mỗi lần chị lên sở hay về trường nộp đơn từ. Sự mặc cả, ngã giá ấy trong môi trường giáo dục, của những kẻ tưởng như là cao đạo, chị thấy chẳng khác (kiểu) hàng tôm, hàng cá là bao nhiêu.

Màn đêm ở vùng biển dường như cũng buông chậm hơn. Những tia nắng dìu dịu cuối ngày chợt bùng cháy lên, đỏ như vệt máu đang nhỏ xuống biển. Chân trời thẫm một mầu xanh, cong cong như một chiếc bát khổng lồ úp xuống mặt nước. Một vài chiếc thuyền đang kéo buồm, chòng chành trong cái mầu xanh ấy, hướng về phía đất liền. Có những con sóng tung lên, như vồ lấy đàn hải âu đang sải cánh về phía bên kia dải nắng. Con phố nhỏ rộn lên tiếng ngư dân và những con thuyền vừa cập bến. Gió từ ngoài khơi thổi mạnh và rát hơn làm chị khẽ rùng mình. Quàng vội cho con chiếc áo khoác và chị đứng dậy, định về, nghe chị giáo vụ gọi giật lại:

-Ông Giám đốc sở nhắn tìm em, gặp bàn về việc thuyên chuyển của chú ấy. Ổng đang đợi ở nhà hàng Cánh Buồm, về thay quần áo, để con chị trông cho.

Lưỡng lự, định không đi, song nghĩ đến công việc của chồng, chị đành phải tới.

Trời chưa tối hẳn, nhà hàng còn vắng khách. Mấy em chân dài ngồi dàn hàng ngang, phì phèo đốt thuốc trước cửa ra vào. Chưa kịp hỏi, bà chủ đã đon đả kéo tay chị, miệng xởi lởi, đồng chí Giám đốc sở đang chờ ở phòng riêng, tầng trên. Thật ra chị mới gặp đồng chí Đốc vài ba lần, khi thì chỉnh huấn, lúc văn nghệ của ngành. Lần gần đây nhất, chị mang đơn xin thuyên chuyển của chồng đề nghị đồng chí Đốc giúp đỡ. Lần nào đồng chí Đốc cũng bắt tay thật chặt với cái cười tươi rói. Lần này đồng chí Đốc còn ra tận hành lang đón chị. Chị vừa ngồi xuống, đồng chí Đốc đã kêu người mang đồ ăn, đồ uống lên. Như một chiếc lò so, chị bật đứng dậy, miệng lắp bắp, đồng chí Đốc cắt ngang:

-Em cứ ngồi xuống, ăn uống một chút đã, công việc bàn sau.

Chị còn đang bối rối, thức ăn, bia rượu đã mang lên đầy bàn. Rất điệu nghệ, đồng chí Đốc với tay mở chai Sâm banh. Tiếng nút nổ, tiếng cười của đồng chí Đốc hòa vào nhau, nghe giòn tan. Khấp khới cả hai con mắt, đồng chí Đốc đẩy ly rượu về phía chị. Sợ đồng chí Đốc phật ý, chị cầm ly rượu đưa vội lên môi, rồi từ từ đặt xuống bàn. Đồng chí Đốc ân cần gắp đầy thức ăn vào bát, đưa và giục chị ăn. Hơi thu người lại, chị sợ, một con tính thoáng chạy trong đầu, bữa ăn sang trọng này có lẽ bằng cả một năm lương của chị chứ chẳng chơi. Đồng chí Đốc ép mãi, chị chấm mút cho lấy lệ… Ừng ực một hồi, đồng chí Đốc đã giải quyết gần xong đám rượu bia ở trên bàn. Mặt đồng chí đã phừng lên, hai con mắt ngầu ngầu, giựt giựt. Lúc này, đồng chí Đốc trở về con người thật của mình:

-Công việc của chồng em, anh đã thu xếp xong. Tiền anh không cần, nhưng hôm nay anh có chuyện buồn. Nếu như đêm nay, em ở lại đây với anh. Sáng thứ hai, em qua phòng anh nhận quyết định tiếp nhận, sau đó anh sẽ bố trí cho chồng em về một trường nào đó, quanh thị xã này thôi.

Nghe những lời này, từ miệng của kẻ chuyên giảng đạo đức cho các lớp tập huấn giáo viên toàn tỉnh, chị cứ ngỡ mình đang xem màn kịch hề chèo trên sân khấu vậy. Lợm giọng quá, nhưng chị cố bóp chặt cổ họng mình:

-Muộn rồi, xin phép Giám đốc, em phải về, vì còn cháu nhỏ ở nhà.

-Em nghĩ kỹ chưa, đơn xin việc ở phòng anh xếp còn cao hơn núi đấy!

Chị im lặng, định đứng dậy. Đồng chí Đốc bảo, khoan đã, tý nữa tiện xe, anh đưa về. Rồi đồng chí Đốc gọi bà chủ, cho hai ly nước tráng miệng và tính tiền. Chỉ một loáng thôi, đã thấy tự tay bà chủ bê hai ly nước cam vắt vàng óng lên. Một hơi, đồng chí Đốc uống cạn và giục chị uống cho mát rồi về. Cầm ly nước, chị uống một ngụm cho phải phép và đứng dậy. Chưa ra đến cửa thấy chóng mặt, quay cuồng, vịn chặt vào cánh cửa, nhưng chị không thể đứng lên được nữa….

Khi chị tỉnh dậy, trời đã gần sáng, lờ mờ nhận ra như đang nằm trên chiếc sofa đặt giữa phòng. Một lúc sau, chị mới cựa quậy được và có cảm giác thật, thấy người nhớp nháp, nhầy nhụa, áo mặc ngược, quần cài lộn cúc. Lắng lại một giây, chị chợt hiểu cái gì đã sảy ra. Chị vùng dậy, lao ra, giật mạnh cửa, cắm đầu chạy… Trước mặt đã là biển, chị vẫn từ từ đi ra hướng, nơi có con thuyền nhỏ bé dập dờn, trong cái mênh mông sóng nước, của những người thợ câu đêm. Trăng cuối tháng thoắt ẩn, thoắt hiện, bàng bạc như như kẻ vô tình. Sóng đã đập vào mặt, có những lúc nhấc bổng lên rồi lại dìm chị xuống. Ngửa mặt lên nhìn vòm trời lần cuối, chị thấy ngôi Sao Biển đang nghiêng về bờ cát, cháy rực lên. Và trong gió hình như có tiếng trẻ thơ vọng lại, làm chị giật mình. Chị vội quay người lại, có con sóng bốc chị, ném thẳng vào bờ.

Phiên tòa xử chị kiện đồng chí tỉnh ủy viên, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo hiếp dâm, diễn ra chóng vánh. Nhân chứng từ chị giáo vụ cho đến bà chủ nhà hàng khẳng định, chị là người chủ động mời đồng chí Đốc đến. Khi chị có thái độ không đúng mực, đồng chí Đốc giải thích phân tích tường tận và ngay sau đó đồng chí đã ra về. Biên bản khám nghiệm của bác sỹ, như đinh đóng cột, thể trạng chị lúc đó hoàn toàn bình thường, không bị tổn thương. Vậy là từ nguyên cáo, chị trở thành bị cáo, can tội dùng tiền, tình mua chuộc cán bộ lãnh đạo, trục lợi cá nhân. Mức án giành cho kẻ vu cáo, nói xấu cán bộ lãnh đạo bét nhất cũng phải sáu tháng tù. Nhưng xét thấy hoàn cảnh chị, con còn nhỏ và người bị hại(đồng chí Đốc) có làm đơn xin tòa giảm án, nên cho hưởng án treo. Cũng trong ngày, chị nhận được quyết định đuổi việc vì không còn đủ đạo đức, nhân cách đứng trên bục giảng.

Ngày hôm sau, báo chí đồng loạt đăng tin ca ngợi đồng chí Đốc, một con người liêm chính, có một tấm lòng nhân đạo, vị tha. Dư luận từ trong đến ngoài, từ cán bộ đảng viên cấp cao đến các em chân dài, đạo chích, đâm thuê chém mướn đều (bái phục) tôn đồng chí Đốc là sư phụ của sư phụ. Chiếc ghế phó chủ tịch tỉnh, phụ trách mảng văn hóa, giáo dục, ai dám tranh với đồng chí Đốc nào?

Mẹ chị lành như đất, cả đời chỉ quanh quẩn với ruộng vườn, ít khi ra khỏi làng. Ấy vậy không hiểu mấy ngày nay bà lại bất thường giở chứng, sáng sáng cứ nhìn lên bàn thờ, nơi có cái bằng Tổ Quốc ghi công, lẩm bẩm:

-Không hiểu, cái thằng Mỹ nó ở tận đâu tận đâu, đến đây làm gì. Nghe các bố hô hào, bao xương máu đổ ra đánh cho nó phải cút. Đến bây giờ, lại mang kiệu rước nó vào. Giời đất ơi! Vậy thì chồng con tôi chết oan chết uổng cả rồi…

Đất làng chị đang trồng lúa, trồng màu bị chính quyền thu hồi, giao cho các ông chủ mới làm khu công nghiệp đợt đầu tiên, sau khi ông Mỹ hô bỏ cấm vận, nên đền bù rẻ như bèo. Nông dân vật vờ không việc làm, trai gái trong làng trôi dạt khắp nơi. Mẹ chị cả ngày đi ra đi vào đâm cáu gắt, ra ngõ chửi đổng. Hôm sau bà đi ăn giỗ làng bên về, dù đã khuya nhưng vẫn kéo chị vào buồng thì thầm:

- Hạnh con cậu Ba vừa tốt nghiệp cấp ba, sắp sang Đức làm ăn, qua ngả Nga và BaLan. Cậu Ba bảo, nếu con muốn, đi cùng cho có chị có em. Mình nộp tiền, giấy tờ họ lo toàn bộ. Mẹ nghĩ kỹ rồi, dù con không tù tội, bây giờ cũng khó xin việc, huống hồ lý lịch của con thế này không có nơi nào nhận đâu. Tiền con không phải lo. Tiền bán đất với sổ tiết kiệm tiền tử tuất (liệt sỹ) của bố và anh con là đủ. Còn con bé để ở nhà mẹ lo. Sau này ổn định sẽ đón chồng, con sang. Nếu đi, con phải thuyết phục chồng con mà thôi. Con hãy nghĩ kỹ, với con bây giờ, nơi này chỉ để thương để nhớ, chứ không còn là nơi để sống…

Chị cũng không ngờ, mẹ có được đi học ngày nào đâu, nhưng suy nghĩ, hiểu biết, tính toán đâu ra đấy như vậy.

Chị đến Nga vào một chiều mùa hè. Chiếc xe bus cà tàng đã chờ, nhóm hơn chục người của chị ở cửa sân bay. Qua ô cửa sổ nhỏ, chị thấy xe đang lướt nhanh qua những cánh đồng lúa mì mênh mông đang vào mùa gặt. Những cánh rừng bạch dương xanh ngát hai bên như miên man ôm chặt lấy con đường, có những lúc mở ra trảng đồng hoang tím đầy hoa dại. Con đường bồng bềnh, vồng lên chùng xuống, chui qua khoảng rừng thông tối sẫm tưởng như nuốt chửng cả đoàn xe, đang nối đuôi nhau chạy vào thành phố. Ngày còn ngồi trên nghế nhà trường, chị đã được đọc, học những tác phẩm đồ sộ, những bài thơ lãng mạn, với những cuộc tình say đắm lòng người của các đại thi hào nước Nga. Nên ai mà chẳng ước mơ, được một lần đặt chân lên xứ sở Bạch Dương diệu kỳ này. Hôm nay chị đã đến được với cụ Tolstoi, cụ Pushkin, Gorky...nhưng điều kỳ diệu ấy đã phải đóng lại trong tâm khảm của kẻ trên đường trốn chạy, với một tương lai vô định, mịt mù.

Xe quẹo vào cổng khu nhà tập thể cũ của một nhà máy, dường như đã bỏ hoang nhiều năm. Thấy cổng còn khóa, lái xe người Nga to như con gấu làu bàu chửi. Lúc sau có người Việt chân tập tễnh, đủng đỉnh đi ra mở và khóa cổng. Xe lùi vào căn hộ trong cùng, cửa có thanh sắt chắn ngang, to như cổ tay. Sau khi thu xong hộ chiếu, người ta mở đít xe, lùa cả vào, mọi người nháo nhác định hỏi. Người đàn ông Việt rất nhã nhặn khi còn ở sân bay, trừng mắt:

-Im lặng! Ở lại đây chờ, loạng quạng bọn Cớm đến xúc cả đi đấy. Sẽ có người mang đồ ăn đến.

Bọn chị đang định thần, thấy lố nhố một đám người đi ra. Họ là nhóm người đến trước mấy ngày, chờ đi tiếp. Trong ánh sáng mờ mờ của cây đèn cầy, chị thấy căn hộ khá rộng, có nhiều phòng, nhưng cửa sổ đã bịt và sơn đen, nên tối tăm và bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Một chị nói tiếng Nghệ An, kéo tay chị và Hạnh vào phòng bảo, trong còn một cái đệm vào nằm chung cho đỡ sợ. Trong phòng còn mấy cô gái trẻ mặt mũi phờ phạc, vô hồn, hai mắt sưng đỏ. Chị Nghệ An nghiến răng, chỉ tay vào Hạnh nói:

-Tổ cha tụi nó, chưa đóng tiền nói ngon, nói ngọt. Sang đến đây, bị tụi nó nhốt vô cái nhà không điện, không nước. Đàn bà con gái, thích lúc nào chúng nó lôi ra hãm hiếp. Đồ bất nhân thất đức, có lúc chúng nó bị quả báo thôi. Những người mới, chuẩn bị tinh thần, tối nay thế nào tụi nó cũng đến lôi đi đấy, nhất là con bé này.

Hạnh sợ quá gục vào vai chị sụt sịt, biết thế này, các vàng em cũng chẳng đi. Chị cũng đang run lên, nhưng cố nói cứng an ủi Hạnh, phóng lao theo lao em ạ, đến đâu hay đến đó. Chị Nghệ An đưa cho hai người mấy ca nước và bảo, lấy khăn lau mặt, lau người cho tỉnh táo. Nước bẩn đổ cả vào sô, dùng khi đi nhà cầu. Cả chục con người, mấy ngày nay, nó mới chở cho vài, ba phuy nước.

Chiều tối, có hai người đàn bà, mặt mũi phấn son nhòe nhoẹt mở cửa, vứt toẹt thùng caton đựng bánh mì, thịt hộp và mấy bịch nước dưới sàn nhà, ngó nghiêng một lúc rồi bỏ đi. Dù rất đói, nhưng chẳng ai muốn lấy đồ ăn. Mãi sau có mấy anh lớn tuổi ở phòng bên, bê thùng đi phân phát cho từng người:

-Cố gắng ăn có sức khỏe để đi tiếp, những người ở nhà đang hy vọng vào cả chúng ta đấy!

Đêm đã muộn, mọi người vẫn không ngủ được. Những câu chuyện bán đất bán nhà, vay nợ cầm cố, lấy tiền để đặt cược cho chuyến đi này cứ dài mãi không dứt…Có tiếng cửa mở, mấy cô gái trẻ nằm bên co rúm người lại. Hạnh ôm chặt, rúc đầu vào ngực chị. Ánh đèn phin loang loáng rồi dừng lại phòng chị. Mờ mờ thấy ba, bốn thằng mặt mày bặm trợn, không biết say rượu hay say thuốc, đi cũng giật, đứng cũng giựt giựt như lên đồng, giọng nhừa nhựa:

-Mấy đứa vừa đến chiều nay đâu? Theo chúng tao lên phòng Chef làm việc.

Sự im lặng đến nghet thở. Chúng sục từng phòng, rọi đèn vào mặt từng người. Lôi thốc chị và Hạnh ra, miệng chúng lải nhải, hai con này còn trẻ, chuyến này toàn những con già. Chị và Hạnh ghì người lại, ôm chặt nhau:

-Giấy tờ chúng tôi đầy đủ, tiền bạc đã đưa, giờ này không đi đâu hết.

Hai thằng đi đầu, thằng cầm tay chị, thằng cầm tay Hạnh giật mạnh, lôi sềnh sệch đi. Hai thằng đi sau, dựng hai cô gái nhóm đến trước dậy, bắt đi cùng. Tiếng các cô khóc ré lên khản như tiếng mèo đêm. Hạnh khóc không thành tiếng, bố mẹ ơi! Cứu con. Biết không chống được bọn này, chị van xin chúng đừng mang Hạnh đi, vì nó còn trẻ con. Chị Nghệ An chạy ra bảo, đúng rồi, chúng mày tha cho con bé này, còn hai cô gái kia bị hành cả đêm hôm qua, bây giờ còn ra hồn người nữa đâu.

Chị Nghệ An chưa nói hết, bị một thằng giơ chân đạp thẳng vào người:

-Con già này còn nói nữa, bố lôi ra cho chó chơi bây giờ.

Mấy anh người Hải Phòng, đi cùng đoàn chị, ra cản lại:

-Các ông là người dẫn đường hay là kẻ cướp, hiếp dâm đây?

Bốn thằng cùng rút súng, dí vào đầu các anh:

-Đ.m! Chúng mày muốn đi tiếp sang Ba Lan sang Đức hay muốn đi xuống âm phủ.

Chúng lôi bốn người vào căn phòng bảo vệ của nhà máy cũ. Nơi đây có lẽ là nơi ăn ngủ, sinh hoạt hàng ngày của bọn đầu trâu mặt ngựa, được thuê trông coi ở trạm trung chuyển này. Quần áo, bát đĩa, chai lọ bẩn thỉu vương vãi, lăn lóc trên tấm thảm cháy lem nhem. Cánh cửa ra vào được làm từ mấy miếng ván ghép đậy lại. Đè nghiến cả bốn người xuống thảm, như những con thú hoang, chúng lao vào …Chị không còn cảm giác, Hạnh giãy dụa hét lên gọi mẹ, hai cô gái bên cạnh cắn chặt môi, mắt mở trừng trừng…..

Chị phải dỗ mãi Hạnh mới chịu ăn, nhưng tinh thần rất hoảng loạn. Một tuần, rồi hai tuần phải sống trong hoàn cảnh như vậy, trước mặt Hạnh, chị phải cố giấu đi những giọt nước mắt của mình.

Gần sáng, có tiếng mở cửa, rồi hình như có tiếng quen quen của người đàn ông hôm đón ở sân bay. Mọi người bật dậy, ùa cả ra:

-Tất cả chuẩn bị và vệ sinh cá nhân, hôm nay sẽ vượt sang Belarus đến biên giới Ba Lan. Một tiếng nữa xe đến đón.

Không biết sẽ đi đến đâu, và như thế nào, nhưng thoát khỏi cái địa ngục trần gian này chị thấy như có thêm sức mạnh. Hơn hai mươi con người được nhét lên chiếc xe đông lạnh kín, chỉ có mấy lỗ thông hơi nhỏ được khoét ở dưới sàn. Lúc lên xe, người dẫn đường đưa cho mấy cái sô vệ sinh và dặn, không được để người ốm yếu, ngồi gần lỗ thông hơi, ngủ quên đè kín lỗ chết cả lũ.

Có lẽ ngồi trong bóng tối và chìm trong sự sợ hãi, nên không một ai còn cảm giác ngột ngạt, hôi thối, hay những nhu cầu sinh hóa hàng ngày của con người nữa. Gật gù nửa tỉnh nửa mê, chẳng biết ngày hay đêm, đường đi xa hay gần, khi chị tỉnh dậy đã thấy mình nằm cạnh Hạnh và mấy người nữa. Chị đang ngơ ngác, có mấy anh vào bảo, đã tới biên giới Ba Lan, bọn em bị ngất, nên khiêng vào đây. Mọi người ngồi cả ngoài kia, gần đây có con suối nhỏ nên thay nhau đi tắm rửa.

Trạm trung chuyển này là ngôi nhà sát biên, cách xa khu dân cư và hình như cảnh sát biên phòng cũng đã được mua bán, nên sinh hoạt cũng được thoải mái hơn. Ở đây, chỉ có người Belarus bảo vệ và mấy người Việt hàng ngày mang đồ ăn đến, đôi khi có cả cơm nên sức khỏe, tinh thần mọi người bình phục khá nhanh.

Tối thứ năm, mọi người bất ngờ được báo, phải vượt biên giới sang Ba Lan ngay trong đêm. Dẫn đường là hai người Belarus đối xử với mọi người khá tốt. Đoàn người phải vượt bộ qua một cánh rừng già, lá mục có chỗ bị thụt chân đến đầu gối. Mấy giờ sau, tất cả cũng mò mẫm được ra bờ suối. Nếu như được, người nào cũng muốn nhảy xuống tắm cho đỡ rát và ngứa vì muỗi. Bên kia đã là Ba Lan. Con suối nước chảy không xiết, nhưng khá sâu và rộng, người dẫn đường phải bơm thuyền cao su, lộn đi lộn lại chở mấy chuyến. Người dẫn đường ra hiệu, nghỉ ngơi lấy sức, rồi tất cả phải chạy thật nhanh qua cánh đồng lúa mì, có một chiếc xe bus của công ty du lịch chờ ở đó.

Chị cắm đầu chạy, những cây lúa mì bị dạt ra bởi những người chạy trước bật lại, đập vào mặt như roi quất. Có những cây bị nằm rạp xuống cuốn vào chân giật chị ngã sấp mặt xuống ruộng. Chưa có cảm giác đau, chị vùng dậy chạy tiếp …

Chị có lẽ là người cuối cùng đến đích. Đầu gối chùng xuống, tim đập thình thình, mắt hoa lên, chị không thể bước lên được cửa xe. Một anh cầm tay chị kéo giật lên. Khi nhìn thấy Hạnh đang ngồi thở hổn hển, chị mới gục xuống.

Xe tới chợ (người Việt)sân vận động, trời đã gần sáng. Người, hàng hóa ra vào tấp nập. Phần đông đã có người nhà đón, số còn lại sang Đức, phải chờ. Chị và Hạnh được người ta cho ở chung với mấy người đang phụ bán hàng ngoài chợ. Cùng cảnh, nên họ cảm thông, thường nấu nướng cùng nhau ăn uống hay dẫn chị và Hạnh ra chợ cho đỡ buồn, đỡ nhớ nhà. Đến bây giờ nghĩ lai, chị bảo, nếu như không có hai tuần ở lại Warszawa và được sự chăm sóc, an ủi của các chị bán hàng ngoài chợ, chắc chắn chị không đủ sức lực và tinh thần vượt biên vào Đức, khổ và gian nan gấp nhiều lần so với từ Belarus vào Ba Lan.

Xuống nhà ga Halbestadt, chị và Hạnh đang lò dò, ngó nghiêng, có người Việt nào để hỏi đường vào trại tị nạn, không hiểu mấy người cảnh sát từ đâu ra, đã đứng ngay trước mặt. Khi cảnh sát kiểm tra, chị và Hạnh chỉ có tờ giấy duy nhất ghi địa chỉ của trại tỵ nạn trong người. Người cảnh sát gọi điện cho ai đó một lúc, rồi ra hiệu cho chị và Hạnh lên xe. Tưởng họ chở vào tù, rồi trả về Việt Nam, Hạnh sợ quá khóc ré lên. Người cảnh sát nói một tràng, rồi cười vỗ nhẹ vào vai Hạnh…

Sau khi cảnh sát bàn giao cho trại tỵ nạn, chị và Hạnh được làm giấy tờ và nhận phòng. Sáng hôm sau, người phiên dịch đưa chị và Hạnh đi phỏng vấn và kiểm tra sức khỏe, sau đó nhận quần áo, và tiền tiêu vặt. Chị được cấp giấy phép tự do đi lại tất cả các thành phố trong bang. Bước đầu khá thuận lợi, làm cho chị giảm đi nỗi đau vừa trải qua, nhưng nỗi nhớ chồng con và gia đình lại quằn quại thêm, làm cho chị nhiều đêm mất ngủ. Tháng sau chị và Hạnh cùng được chuyển về thành phố Halle, nơi định cư mới. Nơi này là khu nhà lắp ghép, trước khi chị đến đã có nhiều tị nạn người Việt và các nước khác đang ở đó. Được mấy hôm, không hiểu sao chị và Hạnh lại gọi đi khám sức khỏe một lần nữa.

Trời hình như chưa vào thu. Nhưng có một vài cơn gió nhẹ, cuốn theo những chiếc lá còn xanh, bay đi. Làm cho lòng người day dứt, bồi hồi tựa như vừa đánh rơi một cái gì đó, mà không thể gọi thành tên. Khi ánh nắng vẫn còn đậu trên những giọt sương mai trong từng kẽ lá, mọi người vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Người phiên dịch, đi cùng hai nhân viên y tế gõ cửa vào phòng chị. Người phiên dịch bảo, Hạnh bị mắc bệnh, cần phải chuyển ngay về bệnh viện Magdeburg điều trị, xe đang chờ ở ngoài. Chị có linh cảm chẳng lành, nhưng Hạnh lại hồn nhiên dọn quần áo, như chuyển trại vậy. Chiều chị phiên dịch quay lại, chị gặng hỏi, chị phiên dịch bảo:

-Nếu em không phải là người nhà duy nhất của Hạnh, thì chị không dám nói. Nhưng em phải thật bình tĩnh. Hạnh bị nhiễm HIV, từ vài ba tháng trước đây, trùng với thời gian các em bị hãm hiếp ở Nga, như các em đã khai trong hồ sơ. Rất may cho em…

Chị phiên dịch cứ nói, nhưng chị chẳng nghe được gì nữa, hai chân từ từ khụy xuống…

Theo đề nghị của Hạnh, hôm sau xe của Caritas đón chị đến bệnh viện. Mới có mấy ngày, trông Hạnh sọm hẳn đi, hai mắt đỏ hoe, sâu hoắm. Chị ôm chầm lấy Hạnh qua lớp áo choàng của bệnh viện. Hạnh không còn một chút sinh lực nào, người rũ xuống. Rất lâu, nhưng không ai nói được câu nào, chỉ có nước mắt và nước mắt. Lúc chị về, Hạnh chỉ nói, em rất nhớ nhà, khi nào em chết, chị cố gắng mang em về quê cho gần bố mẹ em, chị nhé. Chị ngoái lại, đừng có nói gở, yên tâm chữa bệnh, chị sẽ đến thăm em thường xuyên.

Không ngờ, đó là lần cuối cùng chị gặp Hạnh. Có lẽ không có gì sợ bằng sự chờ đợi cái chết. Hạnh lại còn quá trẻ, không thể chịu nổi cú sốc đến quá nhanh, quá bất ngờ như vậy. Hạnh tự giải thoát bằng cách lao mình từ tầng tư xuống đất vào lúc trời gần sáng, ngay trong khuôn viên của bệnh viện. Vậy là tấm hình Hạnh chụp, chưa kịp làm thẻ tạm trú, nay đã thành ảnh thờ. Sau cái chết của Hạnh, chị phải vào bệnh viện nằm mấy tuần. Tưởng không đứng dậy nổi, nhưng nghĩ đến sự hy vọng của gia đình với chị, với Hạnh, chị lại gượng dậy.

Chưa được phép làm việc, chị đi làm chui làm lậu. Bất kể công việc gì, ở đâu, cứ có người thuê, chị cũng múc. Công việc phụ dọn, bán hàng vải ngoài chợ giời Leipzig, chị trụ được lâu nhất. Làm được hơn năm, ki cóp được khoản tiền, chị lại phải lo mua đểu, lấy một ông chồng người Đức, để hợp thức hóa giấy tờ ở lại, khi bị bác đơn tị nạn, nhận giấy trục xuất về nước. Việc thuyết phục ông chồng thật ở nhà, ly hôn đểu, quả thật khó ngoài sức tưởng tượng của chị. Nhùng nhằng mấy tháng, ông chồng thật mới chịu hiểu, thông cảm và gửi giấy tờ sang.

Số chị quả thật đắng cay, vất vả. Ông chồng đểu, bình thường lành như đất, khi có chút bia rượu, dù đã nhận tiền của chị, nhưng cứ đòi làm chồng thật. Nhè nửa đêm, hắn khật khừ bấm chuông, đập cửa. Cả ngày đứng rét ngoài trời âm cả chục độ, về nhà chui vào chăn, vẫn thấy rét từ trong rét ra, chị mệt quá, đuổi. Hắn lỳ ra, xông thẳng vào bế thốc chị lên. Chị giãy giụa, chống cự, hắn như con trâu húc mả…Lần đó, hàng xóm phải gọi xe cấp cứu chở chị đến bệnh viện. Trải qua những lần như vậy, bác sỹ bảo, khả năng sinh đẻ của chị không còn nữa. Uất ức là thế, đau là thế, nhiều lần bệnh viện gọi điện cho cảnh sát, nhưng cái thẻ cư trú còn lơ lửng trên đầu, nên chị phải im lặng…..

Đêm muộn, câu chuyện của chị, người đàn bà hát, dường như chưa đến đoạn kết, nhưng bị cắt ngang, bởi con gái chị đến. Nó bảo, vừa từ Berlin về thẳng đây(Halle của bác Nam võ) hát với mẹ cho vui. Chị cười, may cũng còn có nó, cháu đang học năm thứ ba, trường TU Berlin. Chị hẹn, hôm nào rảnh, vào chợ, chơi.

Gian hàng của chị rộng rãi, nằm trên vị trí khá thuận tiện của khu chợ người Việt ở Leipzig. Sau tết, chợ vắng khách, chị và mấy người giúp việc đang kiểm tra, dọn dẹp lại hàng hóa, chuẩn bị cho vụ hè. Tôi hỏi, ông xã đâu mà chị phải khiêng vác thế này. Không trả lời ngay, chị lấy nước, kéo ghế mời tôi.

Sau khi nhận được thẻ cư trú vô thời hạn, chị tìm mọi cách đưa con và ông chồng đang vật vờ trên mạn ngược, sang đoàn tụ. Tạm yên tâm chuyện gia đình, chị dồn và vay tiền, quyết tâm thuê lại gian hàng trong chợ. Hơn chục năm vật lộn với nó, chị mới có cơ ngơi và thành quả như ngày hôm nay. Chị nói về chồng với nét mặt chẳng vui, cũng chẳng ra buồn. Ngày mới sang còn đói rách thì chẳng sao, bây giờ có tiền, hắn đâm đái chứng, đái tật, suốt ngày ca cẩm không có con trai để nối dõi. Mấy tháng nay, hắn về Việt Nam, kiếm thằng con trai đấy. Với chị bây giờ, mọi cái đều đơn giản, không còn quan trọng nữa…

Lúc tôi đứng dậy ra về, chị bảo, kể câu chuyện trên với tôi như một sự giãi bày, mong có sự đồng cảm. Nếu sắp tới, chị có ghi lại một chút quá khứ ấy bằng nhạc, đề nghị tôi viết cho phần lời.

Vâng! Nhất định sẽ giúp trong khả năng của mình, nắm chặt tay chị, tôi nói như vậy.

Leipzig ngày 17-3-2013

Tác giả gửi cho NTT blog

CHỈ CÓ THỂ CHẾ DÂN CHỦ, MỚI BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỢC CÁC GIÁ TRỊ DÂN TỘC

Ls HÀ HUY SƠN


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

“Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do.”

Các giá trị dân tộc được đề cập đến ở đây là: Quyền chung sống bình đẳng của các dân tộc được lịch sử hình thành trong một không gian quốc gia; văn hóa của dân tộc; quyền con người; lãnh thổ, chủ quyền Quốc gia được hình thành trong lịch sử phù hợp với luật pháp quốc tế.

1- Hiến pháp năm 1992 và “Dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992” của Quốc hội không bảo tồn và phát triển được các giá trị dân tộc

Đinh Vũ Hoàng Nguyên Lão Thầy Bói Già Đi Đâu?

Lời Tác Giả Cố họa sĩ Đinh Vũ Hoàng Nguyên là một Blogger nổi tiếng trong thế giới mạng Người Việt, đặc biệt là giới trẻ. Anh đã rời bỏ chúng ta vào ngày 23/3/2012, đúng ngày sinh nhật lần thứ 37, hưởng dương chẵn đúng 444 tháng tại Hà Nội. Anh có FB ĐINH VŨ HOÀNG NGUYÊN và Blog cá nhân laothayboigia để đăng CÁC BÀI THƠ có hai bài được trích dẫn trong bài viết này là: Những Huyết Cầu Tổ Quốc, Mầm Nắng, và CÁC TRANG VĂN với các bài đã trích dẫn trong bài viết là: Cao Như Đảng, Truyện Anh Pháp.

Thơ của anh có khoảng 22 bài đã công bố trên trang blog laothayboigia phần lớn là thơ tình kể cả tình yêu non sông và biển đảo. Đó là thơ thiền vì ngoài từ đó ra, không còn từ nào khác để có thể diễn đạt được cái tinh tế, cái hồn và nghệ thuật gieo vần, thả câu, nhả chữ ngẫu hứng theo nhịp đập của trái tim như những nét vẽ chấm phá mà lung linh sắc màu của anh. Văn của anh gồm các truyện cười, cười ra nước mắt vì đau đến tận tâm can gồm khoảng 27 truyện trên blog. Ngoài ra anh còn rất nhiều VIẾT NGẮN đặc sắc mà tôi chưa từng được biết xưa nay từ các tác giả khác.

Giấc mơ Tập Cận Bình

Huỳnh Văn Úc


Sáng 17/3/2013 kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 12 đã họp phiên bế mạc. Ông Tập Cận Bình chính thức trở thành Chủ tịch nước. Là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đồng thời nắm giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông trở thành nhân vật số một trong ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sinh năm 1953, người đàn ông sáu mươi tuổi này có một phong thái lịch lãm với nụ cười mỉm thường trực trên môi, trán vừa phải chứ không cao, lông mày tuy rậm nhưng màu nhạt, má hơi phính, cằm hơi ngắn, nếu nói là cằm lẹm thì sẽ có người chê là ăn nói hồ đồ. Tôi không phải là nhà nhân trắc học hay thầy xem tướng số nên không đủ kiến thức để giải thích tại sao một con người có chân dung như thế lại trở thành nhân vật số một lãnh đạo một cường quốc với số dân đông nhất hành tinh.

Tin về nhóm đến thăm cựu tù nhân Nguyễn Văn Túc

Cập nhật

Hồi 11 h 13' ngày 18/3/2013, Ngô Duy Quyền (chồng cựu tù nhân Lê Thị Công nhân) gọi điện cho biết, anh và anh Lê Hùng (Nhà xuất bản Thanh niên) đang đến thăm nhà cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Túc ở thôn Cổ Dũng xã Đông La Đông Hưng tỉnhThái Bình. Hiện công an địa phương đang làm khó dễ.

Sau khi tôi gọi điện lại, được biết, hai anh em Ngô Duy Quyền và Lê Hùng đã đấu tranh và thoát khỏi vòng vây của họ. Tuy nhiên, họ khống chế xe khách, không cho nhà xe chở các anh đi.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Thế thì chắc chắn là vinh danh rồi “Nhân Dân” ạ

Bài viết trên báo Nhân dân số ra ngày 14/03/2013 có bài viết với tựa đề là một câu hỏi“Vinh danh hay tiếp tay cho cái xấu?”.

Mở đầu bài viết nêu một loạt các tổ chức và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đồng loạt vinh danh một số người sử dụng innternet ở Việt Nam. Bài báo kết luận ngay rằng đó là để“xuyên tạc, bôi nhọ và chống phá Việt Nam”. Thế rồi lại đặt câu hỏi lại: Việc “vinh danh” của họ nhằm mục đích gì?

Cách đặt câu hỏi, xong kết luận ngay rồi lại hỏi lại cứ luẩn quẩn làm người đọc không hiểu báo Nhân Dân đang định hỏi điều gì. Có thể tác giả cũng chưa hẳn đã khẳng định được các giải thưởng đó đã “vinh danh” hay “tiếp tay cái xấu”.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

HỆ THỐNG TÒA ÁN Ở CZECH

Về lý thuyết thì hệ thống tòa án ở các nước trên thế giới gần giống nhau và gồm có Tòa án sơ thẩm, Tòa án phúc thẩm, Tòa án thượng thẩm và Tòa án tối cao. Tuy vậy giữa các nước dân chủ và các nước độc tài thì bản chất của hệ thống tòa án này hoàn toàn khác biệt. Ở các nước dân chủ, mặc dù tòa án chịu sự quản lý của Bộ Tư Pháp về mặt hành chính nhưng chánh án là do Tổng Thống bổ nhiệm và Tòa án là một cơ quan độc lập, làm việc theo pháp luật. Giống như quân đội, cảnh sát thì tòa án hoàn toàn không phải là công cụ sở hữu của Nhà Nước.

Sau khi được Tổng thống bổ nhiệm thì tất cả các chánh án phải đọc lời tuyên thệ “ Bằng danh dự và lương tâm của mình, tôi xin hứa sẽ tuân thủ luật pháp của nước Cộng Hòa Czech. Tôi sẽ đảm bảo làm việc tốt nhất theo đúng tri thức và lương tâm của mình. Trong công việc tôi sẽ quyết định một cách độc lập, khách quan và công bằng.” Việc phân bổ vị trí làm việc do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp chịu trách nhiệm.

ĐÔI ĐIỀU VỀ CÂU CHỮ VÀ NGHĨA

Câu chữ và nghĩa bây giờ, phương tiện nghe nhìn, cả báo mạng và các blog dùng khá tùy tiện, nhiều khi thấy vô nghĩa, thậm chí sai lạc hẳn ý nghĩa của câu... Xin ghi chép ra đây vài ý nhỏ trong rất nhiều những điều như thế

1) Lâu nay trên VTV có chương trình "Bài Hát Việt", tôi trộm nghĩ, chẳng lẽ trước chương trình này từ xưa tới nay trên sóng phát thanh và truyền hình họ toàn phát họ toàn phát bài tiếng Tây, Tàu hay sao nên bây giờ phải có chương trình Bài Hát Việt cho đồng bào mình nghe! Những bài hát này, nhạc sĩ sáng tác toàn lời Việt, ca sĩ và nhạc công cũng người Việt thể hiện.Ai chả biết là bài hát việt, vậy còn đề chương trình Bài Hát Việt làm gì cho rất thừa! Phải chăng như một người họa sĩ, đã vẽ ra một con mèo rồi lại nghĩ dưới chú bên dưới đây là con mèo, để mọi người đừng nghĩ rằng nó là con báo con hoặc sư tử con hay sao.

TƯỞNG NHỚ ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 2/1979



Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Kể chuyện thả hoa đăng cho liệt sĩ Trường Sa (viết tiếp)

NGUYỄN TƯỜNG THỤY


.


CÙNG HOÀNG NHUẬN CẦM CHỌC CƯỜI THƠ TRẦN GIA THÁI

Trần Mạnh Hảo


Trên báo Văn Nghệ số 8 (2767) thứ bảy ngày 23-02-2013, có in bài “ Những cơn mưa thơ” của nhà thơ kiêm diễn viên điện ảnh Hoàng Nhuận Cầm khen ngợi tới tận mây xanh tập thơ “ Mưa không mùa” ( NXB Hội Nhà Văn 2012) của Trần Gia Thái . Theo website Hội Nhà báo Việt Nam giới thiệu ông nhà thơ này với các chức vụ khá to :

Đồng chí Trần Gia Thái

Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội

Tổng Giám đốc, Tổng biên tập Đài PT-TH Hà Nội

PHÊ BÌNH BAO CẤP ẴM LẤY ĐƯỢC VÀ HÊ CHO XONG

Nguyễn Hoàng Đức

Mới đây tôi có đọc bài “Phê bình tấu hài trên báo Văn Nghệ” của Trần Mạnh Hảo, trước hết tôi cám ơn ông về sự tổng lược thông tin và một số ý kiến xác đáng của ông. Về việc đó, chúng ta thấy, báo Văn Nghệ cũng như Hội Nhà Văn đã tổ chức một bữa cơm văn nghệ đúng kiểu sân kho hợp tác, ra quân đồng loạt viết bài tập thể kiểu cơm tập đoàn. Trước hết là một loạt các người ẵm giải thơ được lên sân rồng bao cấp của trung ương, một khi phủ chủ tịch tiếp tổng thống nước ngoài, ông đại sứ hay cụ già quê mùa thì tất cả đều có nghĩa là đã được vào sân rồng để vua biết mặt chúa biết tên.

MIẾNG NGON NHỚ LÂU – 5

(Đòn Đau Nhớ Đời - Tục ngữ)

Lê Xuân Quang
Phở Gánh Nam Định!


Năm 1981, Việt Nam kí hiệp định Hợp tác lao động (HTLĐ) với 4 nước Liên xô - Đức - Tiệp khắc – Bulgaria. Sau đó hàng trăm nghìn người Việt lên đường đến nhóm các nước XHCN Đông Âu lập nghiệp. Hành trang mang theo, ngoài ý chí thay đổi cuộc đời, lòng háo hức muốn nhìn rõ thế giới bên ngoài, những kỉ niệm cá nhân... còn có các món ăn dân giã của nơi chôn rău cắt rốn mà sâu đậm nhất : Bát Phở . Khi đã an cư, mà cái chính - ‘’chán thịt’’, dân Việt bắt đầu nhớ, thèm Phở. Nhưng ở trời Tây, làm gì có quán phở, nguyên liệu làm Phở.

MỘT KÝ ỨC XƯNG TÔI

Đọc “Thế kỷ bị mất”, Phạm Ngọc Cảnh Nam, PhươngNamBook&NxbHội Nhà văn 2012.

**

Nguyễn Chí Hoan

Với nhân vật kể chuyện phân thân, vừa hồi tưởng quãng đời của mình trong một “thế kỷ bị mất” bằng ngôi kể thứ ba khuất mặt, vừa xưng “Tôi” trong các trình thuật phục hiện quãng đời ấy , cuốn tiểu thuyết lạ thường này dựng lên trên nền một câu chuyện tình bi thảm, nhưng lại kết cấu và làm nảy sinh nhịp điệu bằng một loạt chân dung những nhà cách mạng của phong trào Duy Tân ở Quảng Nam hồi đầu thế kỷ XX và tiếng đồng vọng sống động mạnh mẽ của cuộc thức tỉnh tinh thần dân tộc hiện đại qua sự truyền bá tư tưởng dân quyền lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

Kể chuyện thả hoa đăng cho liệt sĩ Trường Sa

NGUYỄN TƯỜNG THỤY



Cho đến khi thả hoa đăng xong, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm và vui mừng khôn xiết. Như vậy, việc thả hoa đăng, gửi gắm tấm lòng mình đến hương hồn các liệt sĩ Gạc Ma đã diễn ra suôn sẻ. Ngày mai, chúng tôi chỉ còn việc tiếp tục đi thăm các gia đình liệt sĩ ở Thái Bình, điều đó chỉ phụ thuộc vào công sức và thời gian mà thôi.

Chế độ điều tra và tạm giam ở Czech

Ngoài công việc của mình thì tôi còn một chức năng nữa là phiên dịch quốc gia (theo cách gọi của cộng đồng Việt Nam ở Czech hay phiên dịch tòa án theo cách gọi chính thức ở bên này). Với chức năng này tôi đã có mặt nhiều lần trong những cuộc hỏi cung, thẩm vấn giữa cơ quan điều tra của cảnh sát Czech với các phạm nhân người Việt, hoặc ngay tại đồn cảnh sát hoặc trong trại tạm giam, khi việc điều tra chưa kết thúc.

Gần hai chục năm trời, kể từ khi bắt đầu với công việc này cho đến nay thì chưa bao giờ tôi thấy nhân viên điều tra có bất kỳ hành vi nào trái với luật pháp, cho dù những phạm nhân người Việt đã gây ra những tội phạm nghiêm trọng như trồng cần sa, buôn lậu ma túy, đâm chém người thậm chí giết người.

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Tưởng niệm Gạc Ma - Vòng tròn bất tử trên biển bằng những ngọn nến!

Rút kinh nghiệm từ những chuyện trước đây, bị “kẻ xấu cản phá” như buổi nói chuyện về biển đảo của bác Nguyễn Nhã, buổi liên hoan mừng ngày 8/3, buổi đặt hoa tưởng nhớ những đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979, mấy anh chị em chúng tôi lẳng lặng làm một chuyến ra biển thả hoa đăng, tưởng nhớ 64 liệt sĩ hy sinh năm 1988 tại các đảo thuộc Trường Sa.

Đến việc tâm linh cũng không dám công khai rủ nhau trên mạng, sợ hỏng việc. Lựa chán rồi mấy anh chị em mới chọn Hải Phòng làm nơi thả hoa đăng., kết hợp thăm các gia đình liệt sĩ. Có người biết việc làm của chúng tôi, nhưng bận không đi được đều đóng góp ít nhiều. Mỗi người một việc, rốt cục chúng tôi cũng lên đường “Hải Phòng tiến” vào chiều 13/3.

Việt Nam: Tưởng niệm các binh sĩ tử trận trong hải chiến Trường Sa 1988


Lễ tưởng niệm tại Hà Nội, 25 năm hải chiến Trường Sa. Ảnh ngày 14/03/2013

Reuters