Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CHIẾN TRANH

(Kỉ niệm ngày 30.4 hàng năm)

Truyên Ký - Lê Xuân Quang

.
Cứ đến kì lễ - Tết, không khi cả nước Ðức náo nhiệt tưng bừng. Hầu như các cơ quan, xí nghiệp, nhà hàng đều bố trí nghỉ bắc cầu. Dân Việt ta cũng hòa nhập vào không khí đó, nhưng không đóng cửa ở trong nhà như người Đức, mà tụ tập - ''góp gạo... thổi cơm chung''.

Năm nay cuộc vui được tổ chức tại nhà ông Dần - cựu nghiên cứu sinh, nhiều tuổi, uy tin của cộng đồng người Việt ở vùng này. Trong căn phòng rộng chừng hơn ba chục mét vuông, người ngồi chặt kin. Dự vui không chỉ được ăn các món dân tộc độc đáo, ''đưa cay'' bằng rượu ''cuốc lủi'' tự cất, mà còn được thưởng thức các tiết mục: Hát, ngâm thơ, kể chuyện - nhất là những chuyện lượm lặt trên các nẻo đường chiến tranh...

Tôi đã ghi được một số câu chuyện ở cuộc tụ tập đó:

.
I - BÃI KHÁCH

Sau cuộc ''đưa cay xả láng'', liên hoan văn nghệ bắt đầu vào lúc 8 giờ tối. Anh Mít - người dẫn chương trình - đề nghị mọi người có tiết mục gì cứ góp vui rồi giới thiệu bà Xoan, trước là Thanh Niên Xung Phong Trường Sơn mới sang thăm con chắu cùng dự. Đến đây anh cao giọng : Vị khách mời sẽ hát tặng chúng ta bài Trường Sơn Ðông, Trường sơn Tây.

Căn phòng đang ồn ào tự dưng trở nên im lặng, hướng nhìn vào người phụ nữ tóc bạc mảnh mai từ hàng ghế trên bước lên cầm Micro.

Bà Xoan trông chừng trên 50. Tầm thước, tóc bạc phơ nhưng dáng vẻ vẫn tinh nhanh. Cặp kính lão trên khuôn mặt phúc hậu làm tôn thêm vẻ trí thức. Trông bà như một nhà giáo. Có lẽ thời trẻ bà rất đẹp. Dù thời gian, sương gio, bụi bặm của đường đời, nhưng khuôn mặt kia vẫn sáng láng, da dẻ vẫn mịn màng - điều ít thấy ở những phụ nữ có tuổi.

Trước khi hát, bà nói vài lời đại ý: Lần đầu được dự cuộc vui như thế này… nhìn thấy có nhiều bác trạc tuổi... chắc cũng có nhiều kỉ niệm trong thời kì chiến tranh. Bài hát này rất được ''dân Trường Sơn'' ưa thich...

Mọi người vỗ tay tán thưởng.

Ông gìa ngồi hàng ghế đối diện, mượn cây Guitar, đến đứng bên cạnh bà Xoan dạo đàn. Trông phong cách cầm, gẩy đàn, người nghe đoan chắc trước đây ông có thể đã từng là nhạc công ở một đoàn văn công nghiệp dư nào đó...

Bà Xoan ngẩng nhìn lướt trên đầu người ngồi xung quanh... Khi đúng nhịp vào, bà cất tiếng hát. Giọng vẫn trong, khoẻ, truyền cảm. Giai điệu của bài hát thiết tha, ca từ ngọt ngào, tiếng đàn khi tỉa - âm thánh thót. Khi hợp âm - giòng âm thanh rào rạt... tất cả hòa quyện làm người nghe xúc động.

Bà Xoan hát xong, một ông - trông cứng hơn tuổi bà - đứng lên đáp lời. Ông nói rằng muốn ngâm tặng toàn văn bài thơ Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây… kết thúc trước khi về chỗ, ông kể lại kỉ niệm của mình trong một đêm nghe nghệ sĩ ngâm thơ Linh Nhâm trình bầy bài thơ này truyền trên làn sóng điện - ông đã cùng cac bạn luân phiên nhau chép, học thuộc. Cuộc vui cứ thê tiếp diễn bằng các tiết mục cây nhà lá vườn của 2 thế hệ: Cha, anh - Con, em...

Hơn 11 giờ đêm, chương trình mới kết thúc.

Từ lúc nghe bà Xoan hát, chẳng hiểu sao ông Can chỉ chăm chăm nhìn bà. Khi mọi người đứng dậy ra về, ông tiến tới chào hỏi. Mít cùng vợ và 2 đứa trẻ - 1 trai, 1 gái - tiu tít xung quanh bà Xoan. Anh giới thiệu với ông về mẹ mình, bà sang thăm vợ chồng anh và bọn trẻ. đoạn chèo kéo : Bây giờ đã khuya, trưa mai mời chú, các anh các chị đên nhà, cùng gia đình uống chén rượu vui.

- Thế ra bà Xoan là mẹ cậu à? - Nhiều người hỏi đầy vẻ ngạc nhiên. Mít tươi cười: Ðúng vậy. Mẹ sinh chắu lúc 18 tuổi. Nhiều người mới gặp, ai cũng bảo: ''Trông cứ như hai chị em''.

Ông Can nhìn Mít tự dưng liên tưởng đến một điều gì đó... nhất là bộ râu quai nón. Ý nghĩ chỉ thoáng qua rồi quay sang nói với bà Xoan: Ngày mai tôi sẽ đến thăm chị. Chắc chúng ta có nhiều chuyện để nói. Tôi cũng là dân Trường Sơn...

- Rất vui mừng được đón tiếp anh - bà Xoan tươi cười đáp. Mọi người chia tay nhau !

Nhà Mít nằm ở ngoại vi thành phố.

Anh to cao. Bộ râu quai nón rậm, đôi lông mày như hai con sâu róm ngự trên hai mắt. Người Việt trong thành phố rất qúy Mít ở cái tính xởi lởi, hăng hái, sôi nổi. Tất cả những cuộc tụ tập của dân ta ở bất cứ địa điểm nào trong khu vực, không bao giờ vắng Mít.

Bước vào cửa, đã thấy có 4 người tuổi sàn sàn với chủ nhà - đang ngồi quây quần xung quanh chiếc bàn hình bầu dục truyện trò vui vẻ. Bà Xoan thấy ông đến, đứng dậy đón, mời ông ngồi sát cạnh. Cô con dâu tiếp nước, bà xởi lởi: Bên nhà tuy cũng rất nhiều cuộc hôi họp kỉ niệm... nhưng ở đây, được gặp mặt những người lính Trường Sơn năm xưa - thật cảm động. Xin hỏi: Thời đó, anh thuộc đơn vị nào?

- Tôi là lính giao liên ở D... thuộc binh Ðoàn Trường Sơn.

- Ô! Thế à? Anh có thường đi qua trạm Z không? Ðã khi nào ngủ lại ở Bãi Khách chưa- bà Xoan chăm chú nhìn ông Can, chờ câu trả lời.

- Mỗi qúy cũng vài lần qua lại trạm Z, đã nhiều lần ngủ đêm ở Bãi Khách!

- Anh có nhớ thời gian của những lần đó không- tôi hơi tò mò vì đơn vị chúng tôi đóng gần đó... Nhiều đêm chúng tôi cũng phải ngủ lại Bãi Khách. Ngừng lại chút ít, bà Xoan mỉm cười, tiêp: Có thể cái đêm mà anh ngủ trong một hầm kèo nào đó thì tôi cũng ở hầm bên cạnh không chừng...

- Tôi không nhớ chính xác từng lần. Nhưng nhớ rõ một lần vào đúng rằm tháng 8 năm 1971 - ngừng lại như suy nghĩ, lát sau ông tiếp - Một đêm đã để lại trong tôi kỉ niệm không bao giờ quên... Còn chị, đêm đó ở đâu?

- Hôm đó... hôm đó... tôi - Bà Xoan ngập ngừng... cùng lúc xuất hiện thêm mấy khách có tuổi. Bà xin lỗi, đứng dậy ra đón. Câu chuyện của hai người phải tạm ngừng. Ông Can linh cảm thấy sự quan tâm của bà Xoan có vấn đề gì đó... cúi xuống, lặng im nâng li rượu nhấm nháp. Ðúng là rượu ngon, như được cất bên quê nhà: Sực nưc hương thơm của nếp cẩm, nồng độ dịu nhưng đậm, nhấp mấy ngụm mà cổ họng nóng ran khiến tinh thần nâng nâng, kích thích... Hơi men đã đưa ông quay về cái đêm Rằm Trung Thu trên Bãi Khách của Binh trạm Z hồi hơn 40 năm trước...

...

Năm 1971...

Vừa nghỉ được 5 ngày sau chuyến đi ap tải hàng. Theo kê hoạch, Can được nghỉ 2 tuần rồi lại đi chuyến khác. Nhưng ngay buổi chiều ngày nghỉ thư 5, văn thư của đơn vị đến báo phải lên gặp thủ trưởng gấp.

Thời chiến, trẻ, khoẻ, son rỗi, có nhiều kinh nghiệm và thuộc lòng các trạm nằm dọc tuyến đường nên Can luôn trở thành người vá lấp chỗ trống trong những kế hoạch vận chuyển vật dụng, khí tài cho tiền phương - bị những trở ngại đột xuât cản trở. Lần này cũng vậy, vừa gặp mặt, thủ trưởng đã lại thanh minh, nêu lí do: Người phụ trách áp tải chuyến hàng đột nhiên phải vào viện mổ ruột thừa, những người khác đang bận không thể bỏ vị trí, đi thay... nhiệm vụ này lại cấp thiết – ‘‘Chỉ có đồng chi mơi có thể giúp đơn vị‘‘ - ông nhấn mạnh.

Lí do trong thời chiến thì nhiều và rất chính đáng. Ðã quen, Can lại đành ''vui vẻ'' lên đường ngay sau đó 4 tiếng đồng hồ. Trước lúc xuất phát, thủ trưởng dẫn tới một chuẩn úy, trạc tuổi Can. Ông giới thiệu: Ðây là Phương, sẽ đi với đồng chí cùng chuyến này. Ðồng chí cần chỉ dẫn, giúp đỡ để các chuyến sau Phương có thể độc lập tác chiến.

Can biết Phương nhưng chỉ quen sơ.

Anh ta có ''tiếng tăm'' trong chuyện quan hệ nam nữ. Thời đó, hai chữ ''quan hệ nam nữ'' rất nhạy cảm với các cơ quan tổ chức. Tuy thế, đối với Can – khác hẳn những người khác – Anh cho rằng điều này chẳng quan trọng gì nên vui vẻ cùng Phương chuẩn bị lên đường. Có bạn đồng hành, qủa thực tâm trạng Can vui, hào hứng, đúng như câu thơ của Phạm Tiến Duật - diễn tả : ''Ðường ra trận mùa này đẹp lắm''.

Hai người đến căn cứ ''đầu cầu'' tiếp nhận nhiệm vụ cụ thể... hôm sau dẫn đoàn xe lên đường. Ngày nghỉ, đêm đi, 5 ngày sau - Can, Phương đến nơi giao hàng an toàn. Ðại úy Tèo - trạm trưởng trạm Z, cùng quê Vĩnh Phú với Can - là người tâm li, xởi lởi, cố tạo điều kiện để Can nghỉ ở trạm lâu hơn, có thời gian hỏi thăm cặn kẽ quê nhà vì anh vào chiến trường đã 5 năm chưa về. Can thông cảm với bạn nhưng vì ý thức tổ chức nên vẫn ngần ngại. Tèo hiểu ý giải thích: Mình biết! Hai cậu cứ vào Bãi Khách vừa nghỉ vưà giup mình - thay một đồng chí vừa hi sinh, đơn vị đã xin nhưng người vào thay chưa đến. Ðể đảm bảo nguyên tắc tồ chức, tớ sẽ gửi công điện đề nghị cấp trên cho 2 cậu ở lại ít lâu.

- Bãi Khách có gần đây không - Phương hỏi?

- Cũng không xa. Dạo này phải tiếp đón nhiều đoàn vào chiến trường. Cần phải có người qúan xuyến hướng dẫn cho họ nghỉ đêm, khi khách đi, phải ngụy trang lại hầm đúng như hôm trước, đảm bảo bí mật...

Hai người vui vẻ đồng ý bắt tay vào việc.

Bãi Khách bố trí dứơi chân đồi, cạnh bìa một khu rừng gìa. Trên bãi đất có nhiều bụi Sim, dây rừng, cây non mọc san sát . Dươi những khóm cây kia, người ta đào những hầm vì kèo chữ A, dùng để cho các khách qua trạm, đêm có thể mắc màn ngủ thoải mai.

Hôm nay rằm tháng 8. Trời trong veo, trăng sáng vằng vặc, soi tỏ từng bụi cây, ngọn cỏ. Nhóm khách đầu tiện gồm 5 người. Can và Phương đưa đến từng hầm, hướng dẫn xuống, đóng nắp, măc màn, cùng những quy định khắt khe khi ở trong hầm ... cuối cùng nhấn mạnh: Trong trường hợp bị bom, hầm sập , vùi lâp - còn sức thì phải dùng chiếc xà beng này, cố tự bới đất để ngoi lên...

Chờ mãi tới hơn 12 giờ đêm không thây có ai tới nữa, hai người yên trí trở về hầm của mình. Hầm ngủ, đưới đáy lót bằng phên tre ken dầy. Ðây là dạng hầm cá nhân chống sức ép, chông bom Bi hiệu rất qủa . Hầm đào, cấu tạo đơn giản. Chỉ trừ - bom dưới năm chục cân - nổ trúng hầm, còn nếu ở bên cách dăm ba mét, hầm vì kèo chữ A có thể chống sập, người bên trong sẽ an toàn.

Người Can to, lại quen nằm ở giường cá nhân nên trong hầm cảm thấy hơi chật. Cả ngày chạy đôn đáo, thấp thỏm... bây giờ được ngả lưng, duỗi chân, Can nhanh chóng thiếp đi...

Ðang ngon giấc tự dưng giật mình thây tức ngực vì bị ep vào thành hầm... theo thói quen, Can quờ tay sang bên... mơ màng nhận ra có cái đầu, tóc dài, tóc dầy, áp gần mang tai minh. Anh thoáng trong óc khẳng định: Ðầu đàn bà… thấy rờn rợn, liên tưởng: Khu vực đã bị bom... cái đầu kia là đầu của người đàn bà nào đó bị bom tiên đưt, văng vào đây?

Can bừng tỉnh đầy kinh hoàng về ý nghĩ vừa xuất hiện. Nhưng - như để kiểm tra lại, Can lần tay xuông cổ - cổ không đứt!

Tiếp tục lần tay xuống phia dưới... dật thót mình: Tay chạm vào bộ ngực căng phồng rồi lướt trên cặp vú trần không có xu chiêng. Can cảm nhận rõ hai chũm cău, đầu chũm săn chắc. Như tia chớp lóe trong đầu... chưa kịp tiêp tục suy nghĩ, cùng lúc một bàn tay da nham nháp - chộp lấy tay Can bóp mạnh, từ từ nhấc, gạt sang bên - một giọng ngái ngủ nhưng không kém phần nghiêm khắc, cất lên: Ðể yên cho người ta ngủ!

Can ngượng chín người. Mặt nóng ran.

Tuy đã 24 tuổi, chưa hề được yêu, chưa hề đụng tới người đàn bà. Bây giờ do vô tình... anh cảm thấy mình bị ''tát nước vào mặt'', khiến nỗi ngượng cứ mỗi luc một tăng lên. ‘‘Như bị bắt gặp đang mở vung nồi‘‘, Can đành nằm im, nép mình vào thành tường nín thở không dám cựa quậy, dở mình. Hình ảnh đôi chũm cau vẫn còn đọng lại trong đầu... Can suy nghĩ liên tưởng lung tung... vừa háo hức... vừa rạo rực... Rồi anh thiếp đi lúc nào không biết...

Chợt trên miệng hầm có tiếng gọi.

Can tỉnh lại, nhớ chuyện đêm qua, thận trọng quờ tay kiểm tra. Lần này thì trong hầm chẳng có ai - bật dậy thu xếp ''Giường'' chui ra. Nhìn đồng hồ mới có 5 giờ sáng. Phương đã đợi sẵn ở cửa hầm. Mặt cậu ta trông hốc hác, hàm râu quai nón như rậm thêm lên, riêng thần sắc trông lại có vẻ vui tươi. Hai người đi các hầm kiểm tra rồi sửa những sai lệch mà khách ngủ đêm vội vàng đi không kịp ngụy trang.

Can thấy Phương phờ phạc, hỏi thăm dò: Ðêm qua bên cậu có gì đặc biệt không?

Phương mỉm cười, trả lời tỉnh bơ: Chẳng có gì!

- Thật không? Can nhìn thẳng vào mắt Phương. Ánh mắt bắn ra tia soi mói. Can biết rõ tinh nết Phương. Cậu này đã có tiếng trong đơn vị là ''Sát thủ tình trường'',''lãng tử'', ''ăn tạp''. Phương mỉm cười không trả lời - Can hiểu ý nghĩa của cái cười mỉm kia...

Phương hỏi lại: Thế bên cậu có chuyện à?

- Có chuyện... nhưng không như cậu. Tớ bị người ta ép vào thành tường hầm đến ngẹt thở.

Lần này thì cả hai cười phá lên.

Khi việc ngụy trang đã xong, Hai người trở ra gặp Tèo. Nhớ lại chuyện đêm qua, Can thăc măc, Tèo giải thích: Tôi quên không nói trước cho các cậu biết. Gần đây Bãi Khách thường có chuyện này: Ở cách đây dăm cây số có một đơn vi nữ Thanh Niên Xung Phong. Ðêm đêm từ 7 giờ tối họ xuống đường thường trực. Nếu đường bị đánh phá họ lao ra sửa chữa để thông xe. Nếu đường không bị đánh phá, chị em vào Bãi khách ngủ, chờ. Ðến 4 giờ sáng họ lại hành quân trở về chỗ trú quân của đơn vị nghỉ để tối hôm sau tiếp tục lặp lại công việc của ngày hôm trươc. Hầu như tất cả đều không có chăn màn và chỉ mặc quần... đùi. Vì sau mội đợt căn cứ bị oanh tạc, chăn màn quần áo của họ đều mất hết. Chị em phải cắt vỏ chăn, cắt những mảnh vải dù may quần đùi vừa nhanh, không tốn vải, mặc làm việc, sinh hoạt cho tiện. Khi trực chiến, thèm ngủ nên cứ hầm không có người là chui vào ngủ, đêm qua bãi khách hết chỗ, họ tránh rắn, rết, muỗi, vắt nên họ cứ vào ngủ cùng. Các cậu thây lạ phải không? 

Lòng Can xao động khi nghe Tèo kể. Ðêm qua anh đã thực mục sở thị... ''Cũng may mình không làm điều gì qúa đáng'' - Can tự nhủ. Trong khi ngừng một chút ngẫm nghĩ, Tèo trầm ngâm, tiếp - Nếu các cậu có làm điều ''qúa đáng'' thì đó chính là ân huệ... là may mắn đến với họ. Những cô gái 15, 17 tuổi, chưa một lần được hưởng sự ái ân của người con trai. Nghe theo lệnh tổng động viên, họ hăng hái lên đường. Tất cả đàn ông ra chiến trường, còn ở đây - là hậu phương - do phụ nữ đảm nhiệm. Sự sống chết của chị em chỉ tính từng ngày từng giờ. Dưới quan niệm của mọi người, nơi đây được coi là hậu phương, nhưng thực tế chiến sự ác liệt đâu có kém ngoài tiền tuyến!

Can quay sang nhìn Phương. Cậu ta nhìn lại Can, mặt như có vẻ vênh vang lì lợm, đầu gật... gật - tuồng như vặn hỏi bạn: Thấy chưa?

Tối hôm sau, trước khi nằm xuống ngủ, Can chủ động dắt cho màn rộng ra để ngộ nhỡ chị em đến ngủ nhờ, không lèn, ép anh vào thành hầm. Sự chuẩn bị đã trở nên thừa: Mấy đêm liền, máy bay đánh phá liên tục, không chị em nào có thời gian vào ngủ. Họ phải phài ra mặt đường từ ngay chập tôi! 3 ngày sau, Trạm trưởng nhận được quyết định của sở chỉ huy, anh phải tức tôc bố trí xe cho Phương ra, Can đi tiếp vào trong nhận nhiệm vụ khác. Cũng từ hôm đó, 2 người đi hai hướng, chia tay nhau. Mãi 7 năm sau mơi gặp lại khi cả hai cùng tập trung ở trường Ðại học Ngoại ngữ học tiếng để đi Du học . Sau 6 tháng. Can đi Ðức còn Phương đi Tiệp! Cũng từ đó cho đến hôm nay, hai người bặt tin nhau luôn. Câu chuyện về Bải Khách mà bà Xoan nhắc tới đã gợi lại trong kí ức ông những kỉ niệm khó quên…

- Nhưng liệu cái đêm Rằm Trung thu đó, bà Xoan có phải là một trong những cô Thanh Niên Xung Phong đến ngủ chung một hầm nào đó không? Và liệu căn hầm bà ngủ kia, có phải là hầm của mình hay của cậu Phương?

Vừa lúc bà Xoan quay lại, thanh minh: Thôi, bây giờ chúng ta tiếp tục câu chuyện đang dở. Vợ chồng chắu Mít sẽ thay tôi tiếp các bạn. Lúc nẫy anh hỏi hôm Tết trung thu đó, tôi có vào nghỉ ở Bãi Khách không? để tôi lục tìm trong ki ức đã... Nhưng tôi xin hỏi lại: Anh có quen người nào tên là Phương hồi 1971, công tác ở D... - không? Ngừng một chút tư lự, rut khăn, tháo kính lau mắt, dè dặt tiêp - Phương có hàm râu quai nón...

Ông Can nghe thấy bà Xoan nói, giật thót mình.

Mâu chôt câu chuyện là đây. Hình ảnh của người bạn đã hơn 40 năm lại phục hiện rõ nét. Nhất là khuôn mặt têu tễu, hàm râu quai nón hơi rậm ''Râu Hùm... Mày Ngài'', nụ cười tươi của Phương ở buổi sáng hôm 16 tháng 8 kia - lại phảng phất... cứ như cậu ta đang đứng trước mặt. Không lẽ nụ cười của Phương lại liên quan đến ''cô'' Xoan này? Ông Can còn phân vân sự phán đoán của mình. Tuy vậy sau rốt cũng tin rằng, Phương đã mang lại cho cô Xoan niềm vui trong đêm đó rồi nối tiếp là niềm đau ly biệt. Ông đành buông câu thăm dò: Phương là bạn tôi. Anh ấy thường cùng tôi đi áp tải hàng từ ngoài bắc vào tới trạm Z. Đêm đó Phương nằm ở hầm bên cạnh…

- Thế a!- Bà Xoan bật lên lời với vẻ vui mừng, hâp tấp hỏi tiếp - Bâỳ giờ anh ấy ở đâu? Nhận ra sự nôn nóng của mình, bà nói chữa: Tôi quen anh ấy một vài lần nhưng ngay từ năm 1971 đã mất liên lạc. Sau Hòa bình đã cất công đi tìm nhưng bặt vô âm tín.

Bà vui hẳn lên khi nghe Can nói Phương công tác cùng đơn vị. Biết rằng nếu thông báo tin Phương còn sống chắc chắn sẽ làm bà Xoan Sốc mạnh. Bởi vì ông biết rõ Phương còn sống. Ông trở lại Ðức năm 1985, trong cương vị đội trưởng đôi Lao Ðộng và tiêp tục sinh sông cho tới nay. Mới đây nghe một người bạn từng làm việc với Phương ở Tiệp, cùng sang Ðức năm 1991, định cư ở Frankfurt/ Main - nói đã gặp Phương ở hội chợ Hannover Exsport 2000. Phương đã có một gia đình ổn định, làm chủ một nhà hàng ăn uống. Câu chuyện hôm nay gây cho ông niềm xúc động.

Ông đành trả lời thăm dò, cầm chừng: Sau 1971, tôi và Phương chuyển đơn vị rồi 1978, chúng tôi gặp lại, sau đó cùng đi Du học ở nước ngoài và cũng mất liên lạc từ đó. Ngừng lại, ông ngắm bà Xoan: Thần sắc bà tái đi trông thật tội nghiệp. Ông ngần ngừ... đoạn tiếp: Xin hỏi thật, bà... bà... muốn biết tìn Phương lắm phải không?

Người đàn bà trở nên suy xụp. Bà im lặng, bải hoải, mãi sau, giọng chùng hẳn xuống: Nếu Phương đã mất thì tôi không còn gì để nóí. Nhưng tại sao anh ấy vẫn còn hiện diện trên đời mà lại quên tôi, quên giọt mắu của anh để lại?

- Hả, chị nói sao? Phương có con à? Chẳng lẽ đó lại là Mít?

Bà Xoan im lặng gật đầu.

''Chao ơi! Thần kì chưa? Trên đời vẫn có chuyện trùng phùng ngoài ý muốn'' - ông Can thầm thốt lên trong đầu. Cùng lúc khuôn mặt. cặp môi mỉm cười của Phương sáng 16 tháng 8 năm xưa lại lờ mờ hiện ra...

Bà Xoan trân tĩnh lại, nhấp ngụm nước, thong thả kể tiêp câu chuyện của một quãng đời mình..

LXQ

Tác giả gửi cho NTT blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét