Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Blogger Hồng Lê Thọ được cho tại ngoại điều tra

Blogger Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch.
Tin liên hệ

Blogger Nguyễn Quang Lập được ‘tại ngoại hầu tra’Thân nhân của blogger Nguyễn Quang Lập cho biết sau hơn 2 tháng bị tạm giam và khởi tố theo điều 88, hôm nay 10 tháng 2, ông Lập đã được tại ngoại hầu tra



11.02.2015


Thêm một blogger tại Việt Nam được ra khỏi trại giam hôm nay để chuyển sang giai đoạn tại ngoại điều tra. 

Vị giáo sư Việt kiều Nhật này được trả về nhà lúc 10h sáng ngày 11/2, theo nguồn tin từ giới hoạt động nhân quyền trong nước.

Chủ nhân trang blog Người Lót Gạch được cho tại ngoại chỉ một ngày sau khi nhà văn Nguyễn Quang Lập, tác giả blog Quê Choa, cũng được thay đổi từ ‘bắt tạm giam’ sang hình thức ‘quản thúc tại gia’ trong khi tiếp tục quá trình điều tra. 

Giáo sư Thọ và nhà văn Lập bị bắt giam cách nhau chỉ 1 tuần, lần lượt vào ngày 29/11 và 6/12 năm ngoái vì bị cáo buộc viết và đăng bài chống đối nhà nước.

Có một điều thú vị chúng ta cần nhận ra là cả hai ông Thọ và Lập dù bị điều 258 và thậm chí là điều 88, nhưng chỉ nằm trong trại giam để phục vụ điều tra hơn 2 tháng thôi thì được tại ngoại điều tra...Tôi cho đây là một hiện tượng khá đặc biệt.

Cả hai điều luật này đều bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án là có nội dung mơ hồ nhằm trấn áp quyền tự do ngôn luận của công dân.

Tối 11/2, VOA Việt ngữ liên lạc gia đình blogger Hồng Lê Thọ để hỏi thăm tình hình, nhưng không được bắt máy. Giới hoạt động trong nước cho biết công an đang tăng cường giám sát xung quanh nơi cư trú của hai blogger Thọ và Lập, ngăn chặn các cuộc thăm viếng.

Luật sư Hà Huy Sơn, người từng tham gia các vụ án liên quan đến điều luật 88 và 258, nhận xét việc hai ngòi bút này lần lượt được cho tại ngoại sau hơn 2 tháng bị giam cầm là một động tác ‘giảm nhẹ’:

“Tôi nghĩ việc được tại ngoại có thể được xem như là một cái gì đó được giảm nhẹ đối với họ. Tất nhiên, tại ngoại có lợi hơn về mặt sức khỏe lẫn tinh thần và cũng là một dấu hiệu giảm nhẹ vụ án đi. Chuyện họ có được đình chỉ điều tra hay không, tôi cũng không biết được. Theo quy trình Luật Tố tụng Hình sự quy định, giai đoạn điều tra tối đa là 4 tháng, nhưng người ta có thể gia hạn thêm 2 lần nữa, mỗi lần là 2 tháng. Tức là thời gian, theo luật, có thể rất là dài. Còn nếu người ta muốn đình chỉ vụ án thì cũng nhanh thôi.”

Một ngòi bút từng được đình chỉ điều tra về các bài viết bị xem là chống phá nhà nước hồi năm 2012, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, cho rằng trường hợp của blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập là một tín hiệu ‘đặc biệt’:

“Có một điều thú vị chúng ta cần nhận ra là cả hai ông Thọ và Lập dù bị điều 258 và thậm chí là điều 88, nhưng chỉ nằm trong trại giam để phục vụ điều tra hơn 2 tháng thôi thì được tại ngoại điều tra. Theo tôi được biết, có hy vọng sẽ không xúc tiến quá trình quá trình tố tụng hình sự, nghĩa là có hy vọng hai ông sẽ không phải ra tòa, mà chỉ tại ngoại hầu tra một thời gian, như trường hợp của tôi năm 2012 được đình chỉ điều tra hay trường hợp của blogger Hương Trà năm 2011. Tôi cho đây là một hiện tượng khá đặc biệt.”
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng.

Truyền thông nhà nước nói blogger Nguyễn Quang Lập được tại ngoại hầu tra vì lý do sức khỏe nhưng chưa thấy nhắc tới lý do blogger Hồng Lê Thọ được về nhà hôm nay.

Tuy nhiên, nhà phân tích-bình luận chính trị được nhiều người biết đến Phạm Chí Dũng cho rằng việc hiếm thấy này xuất phát từ nguyên nhân ‘đối ngoại’ giữa lúc Việt Nam đang tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế với nỗ lực gia nhập Hiệp định Thương mại Tự do Xuyên Thái Bình Dương TPP:
Chúng ta từng chứng kiến một số tù nhân tuyệt thực đến chết trong trại giam mà nhà nước không hề quan tâm, chứng tỏ lý do sức khỏe [tù nhân] không phải là điều quá nặng lòng đối với nhà nước. Đó chỉ là một cái cớ để thả người mà thôi. Chắc chắn việc này liên quan đến vấn đề TPP...Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng.
“Chúng ta từng chứng kiến một số tù nhân tuyệt thực đến chết trong trại giam mà nhà nước không hề quan tâm, chứng tỏ lý do sức khỏe [tù nhân] không phải là điều quá nặng lòng đối với nhà nước. Đó chỉ là một cái cớ để thả người mà thôi. Chắc chắn việc này liên quan đến vấn đề TPP. Thời điểm bắt hai ông Thọ và Lập chưa có tín hiệu gì liên quan đến TPP. Đến đầu năm 2015, trong những cuộc họp báo chính thức của tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, đã nói một cách lạc quan về TPP rằng TPP đang rất gần với người Việt Nam. Điều đó cho thấy khi Nhật và Mỹ đã thống nhất tháo gỡ được hàng rào khó khăn về xe hơi và thịt bò thì có thể tháng 3 này TPP sẽ được thông qua chính thức, trong đó Việt Nam cũng được hưởng lợi, để đến tháng 5, tháng 6 Quốc hội Mỹ thông qua quyền đàm phán nhanh cho chính phủ Mỹ. Lúc đó có thể thông qua một cách nhanh chóng TPP cho Việt Nam. Cơ hội nhận TPP có lợi hơn nhiều so với việc giam giữ tù nhân lương tâm mà lại bị quốc tế lên án.”

Tôi nghĩ việc được tại ngoại có thể được xem như là một cái gì đó được giảm nhẹ đối với họ. Tất nhiên, tại ngoại có lợi hơn về mặt sức khỏe lẫn tinh thần và cũng là một dấu hiệu giảm nhẹ vụ án đi. Chuyện họ có được đình chỉ điều tra hay không thì không biết được.
Luật sư Hà Huy Sơn.

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng cho rằng trong năm 2015 đánh dấu nhiều sự kiện đáng chú ý bao gồm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, có nhiều khả năng sẽ có thêm tù nhân lưong tâm tại Việt Nam được phóng thích:

“Có hy vọng trong năm 2015 này, nhà nước Việt Nam có thể tính toán cách nào đó trong việc đối thoại TPP, rồi đối thoại FTA với Liên minh Châu Âu, chuyến đi của Tổng thống Obama đến Việt Nam đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đối tác chiến lược với Mỹ mà Việt Nam đang rất cần mà có thể là đối tác chiến lược với Anh nữa. Cho nên, họ có thể mở hơn, mà một trong những động tác mở hơn là thả tù nhân lương tâm nhiều hơn con số 14 người của năm 2014. Năm nay, tôi hy vọng có thể thả nhiều hơn số đó. Nhưng nhiều hơn số đó vẫn chưa phải là tỷ lệ lớn so với trên 200 tù nhân lương tâm mà nhà nước Việt Nam đang giam giữ hiện nay bao gồm cả dân oan.”

Hiện còn hàng chục nhà báo và blogger đang bị giam cầm tại Việt Nam vì điều mà giới bảo vệ nhân quyền gọi là thực thi các quyền tự do căn bản của con người, nhưng bị Hà Nội xem là có tư tưởng chống đối nhà nước.

Vụ việc của hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập một lần nữa khơi dậy sự chú ý và chỉ trích của công luận cả trong lẫn ngoài nước về thành tích nhân quyền bị lên án là xuống dốc của Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét