Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

TT Obama: Không đáp ứng điều khoản TPP, Việt Nam sẽ bị loại

Hoàng Trần

- Muốn được gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhà cầm quyền CSVN phải thay đổi chính sách để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, trong đó có việc tôn trọng quyền tự do thành lập công đoàn của công nhân Việt Nam.

“Nếu Việt Nam, hay bất kỳ quốc gia thành viên nào khác trong hiệp định này không đáp ứng được các đòi hỏi đó, họ sẽ phải gánh chịu các hậu quả tương ứng”, đó là nội dung bài phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm 8/5/2015, tại trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon).


Tuyên bố trên được đưa ra trước thời điểm TBT Nguyễn Phú Trọng có chuyến công du đến Hoa Kỳ, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng. Trong chuyến đi lịch sử của người đứng đầu đảng CSVN đến nước cựu thù lần này, việc gia nhập TPP được nói sẽ là một vấn đề trọng tâm.

Để cứu vãn nền kinh tế đang đối mặt nguy cơ sụp đổ, TPP được xem là một chiếc phao cứu sinh mang tính sống còn đối với chế độ CSVN.  Dù vậy, việc vi phạm nhân quyền hiện vẫn đang là một cản trở lớn đối với Hoa Kỳ trong việc chấp thuận cho CSVN gia nhập TPP.

Công đoàn tự do
Phát biểu mới nhất của tổng thống Obama một lần nữa cho thấy nhân quyền vẫn đang là trọng tâm trong chính sách bang giao và thương mại của Hoa Kỳ.

Khẳng định TPP là một thỏa thuận thương mại cấp tiến và có tiêu chuẩn cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử, tổng thống Obama cũng đã nêu trường hợp Việt Nam làm ví dụ:

Khi chúng ta xem xét một quốc gia như Việt Nam, vẫn đang trong quá trình đàm phán. Lần đầu tiên, Việt  Nam sẽ phải thực sự thay đổi chính sách và cải thiện tiêu chuẩn cho người lao động. 

Họ phải thiết lập được mức lương cơ bản. Họ phải thông qua luật về điều kiện an toàn lao động và bảo vệ công nhân.” 

Trong đó, vấn đề thành lập công đoàn độc lập bảo vệ người lao động Việt Nam cũng được vị tổng thống Hoa Kỳ nêu rõ:

Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi.

TPP sẽ giúp tạo ra sân chơi công bằng và mang lại lợi ích cho người lao động Việt Nam.

Đó chính là sự tiến bộ. Nhưng không có nghĩa là sự thay đổi điểu kiện lao động của công nhân Việt Nam sẽ ngay lập tức ngang bằng với điều kiện ở đây – Nike. Hay ở ngay Portland này. Nhưng đó là mục tiêu đúng đắn mà chúng ta đang hướng đến.”

TPP: Không đáp ứng sẽ bị loại
Tổng thống Obama cũng đưa ra lời cảnh báo trong trường hợp nếu không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của TPP, nhà cầm quyền CSVN sẽ phải gánh chịu hậu quả trừng phạt, hoặc thậm chí bị loại.

“Nếu Việt Nam, hay bất kỳ quốc gia thành viên nào khác trong hiệp định này không đáp ứng được các đòi hỏi đó, họ sẽ phải gánh chịu các hậu quả tương ứng. 

Nếu một quốc gia muốn tham gia vào hiệp định này, quốc gia đó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cao hơn. Nếu không đáp ứng, quốc gia đó sẽ bị loại.

Nếu phá vỡ các quy định, quốc giá đó sẽ phải gánh chịu các hậu quả thực sự. Điều này tốt cho các doanh nghiệp và người lao động tại Hoa Kỳ, bởi vì chúng ta đã có những tiêu chuẩn cao hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới, giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng.”

Lập trường của Hoa Kỳ đã khiến chế độ CSVN phải có một số nhượng bộ nhất định. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ là một giải pháp tình thế để lừa gạt quốc tế, hòng cố đấm ăn xôi. 

Đa số ý kiến cho rằng, nếu được gia nhập TPP, chế độ CSVN sẽ tiếp tục đàn áp bắt bớ đối lập như kịch bản từng xảy ra sau khi gia nhập WTO.

Thậm chí, tình trạng nhân quyền Việt Nam vẫn đang tiếp tục tồi tệ bởi những thủ đoạn đàn áp, bắt bớ tinh vi và có hệ thống. Do đó, thông điệp của tổng thống Obama cũng chính là một lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với CSVN.

Về phía người dân Việt Nam, chúng ta cần có thái độ dứt khoát và có trách nhiệm trong vấn đề này. Chế độ độc tài toàn trị do đảng CSVN cầm đầu hoàn toàn không xứng đáng gia nhập TPP. 

Những ai còn nuôi hy vọng CSVN sẽ thay đổi khi vào TPP thì đó chỉ là một sự ảo tưởng.

10/5/2015

* Nguồn:
 WhiteHouse. Người dịch: Bao Thien

Hoàng Trần

Phụ lục:

 


1 nhận xét:

  1. Nặc danh13/5/15 1:14 SA

    Tôi nghĩ Hoa Kỳ nên tiễn "vong" cho rồi! Chẳng lẽ Hoa Kỳ cũng muốn "mặc áo giấy" sao?

    Trả lờiXóa