Nếu có quốc gia nào mà nhân dân ghét nhà cầm quyền Trung Quốc nhất, thì đấy là Việt Nam. Nhưng nếu có nhà cầm quyền nào quan hệ chặt chẽ và hữu hảo với nhà cầm quyền Trung Quốc nhất, đấy cũng là Việt nam.
Đây là một điều nghịch lý hết sức trớ trêu. Dù bị đàn áp hay mua chuộc, lừa phỉnh thế nào đi chăng nữa thì cũng không bao giờ hết người Việt Nam chống Trung Quốc, ở đây là Trung Hoa cộng sản.
Trong khi Đảng CSVN đón Tập Cận Bình bằng 21 phát đại bác với thời gian tiếp 2 ngày thì dân Việt cũng tiếp họ Tập trong 2 ngày bằng các khẩu hiệu “Phản đối Tập Cận Bình sang Việt Nam”, “Phản đối lệ thuộc vào Trung Quốc”. Nếu tính đầy đủ thì trong hai ngày 4 và 5/11/2015 đã có 7 cuộc biểu tình nổ ra: 2 ở Sài Gòn và 5 ở Hà Nội.
Đây là một điều nghịch lý hết sức trớ trêu. Dù bị đàn áp hay mua chuộc, lừa phỉnh thế nào đi chăng nữa thì cũng không bao giờ hết người Việt Nam chống Trung Quốc, ở đây là Trung Hoa cộng sản.
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Trong khi Đảng CSVN đón Tập Cận Bình bằng 21 phát đại bác với thời gian tiếp 2 ngày thì dân Việt cũng tiếp họ Tập trong 2 ngày bằng các khẩu hiệu “Phản đối Tập Cận Bình sang Việt Nam”, “Phản đối lệ thuộc vào Trung Quốc”. Nếu tính đầy đủ thì trong hai ngày 4 và 5/11/2015 đã có 7 cuộc biểu tình nổ ra: 2 ở Sài Gòn và 5 ở Hà Nội.
Hà Nội giỏi "đánh du kích"
Hà Nội có vẻ rất giỏi về “đánh du kích”: Trừ cuộc biểu tình sáng ngày 5/11/2015 theo lời kêu gọi của 21 tổ chức xã hội dân sự đã được công khai trên mạng, còn lại hoàn toàn bất ngờ. Ấn tượng nhất là cuộc biểu tình vào lúc 17h30 phút ngày 4/11/2015, người biểu tình “tập kích” thẳng vào đại sứ quán Tàu Cộng ở 46 Hoàng Diệu. Từ năm 2011, đây là cuộc biểu tình thứ hai tiếp cận được đại sứ quán Tàu Cộng.
Ngày 5/1, sau khi được thả ra vào lúc 19 giờ, những người bị bắt và những người đi đòi nhập thành một đoàn biểu tình dọc phố Quang Trung, đường phố chính của Quận Hà Đông. Chưa dừng ở đó, họ còn dùng phương tiện cơ giới (xe máy, taxi) đổ quân về khu phố cổ, phối hợp với những người ém sẵn ở đấy làm cuộc biểu tình thứ ba trong ngày. Khu phố cổ là nơi có nhiều người nước ngoài nên họ hô khẩu hiệu bằng cả hai ngữ Anh-Việt. Đây là cuộc biểu tình ngoạn mục nhất. Chiến thuật này, trong giáo trình quân sự, người ta gọi là vận động tiến công (khác với tập kích vào một cứ điểm nào đó).
Ba cuộc biểu tình liên tiếp trong ngày, từ sáng đến tận đêm, trong đó đã mất 9 giờ bị giam giữ, thể hiện tinh thần chống Trung Quốc không bao giờ mệt mỏi của những người yêu nước, đồng thời cũng thể hiện tài trí, mưu lược và lòng can đảm của họ. Lối biểu tình bất ưng này làm cho an ninh hoàn toàn bất ngờ, thụ động trong việc đối phó. Khi phát hiện ra và huy động được lực lượng để đàn áp thì cuộc biểu tình đã xong, mọi người đã rút mau lẹ.
Biểu tình sáng 5/11/2015 bị dập tắt nhanh chóng:
Không phải cuộc biểu tình nào cũng bị đàn áp. Đàn áp hay không, đàn áp ở mức nào thuộc vào việc họ muốn hay không muốn lợi dụng người yêu nước và lợi dụng đến mức nào. Qua thống kê từ năm 2011 đến nay, có một nửa số cuộc biểu tình bị đàn áp và một nửa thì không. Điều này nói lên sự tùy tiện trong việc thi hành pháp luật ở Việt Nam. Cũng một hành động xuống đường chống Trung Cộng, lúc thì bị qui tội gây rối trật tự công cộng, lúc thì được cảnh sát dẹp đường lấy lối cho những người biểu tình, thậm chí còn được báo đài nhà nước... khen mới hay chứ.
Không phải cuộc biểu tình nào cũng bị đàn áp. Đàn áp hay không, đàn áp ở mức nào thuộc vào việc họ muốn hay không muốn lợi dụng người yêu nước và lợi dụng đến mức nào. Qua thống kê từ năm 2011 đến nay, có một nửa số cuộc biểu tình bị đàn áp và một nửa thì không. Điều này nói lên sự tùy tiện trong việc thi hành pháp luật ở Việt Nam. Cũng một hành động xuống đường chống Trung Cộng, lúc thì bị qui tội gây rối trật tự công cộng, lúc thì được cảnh sát dẹp đường lấy lối cho những người biểu tình, thậm chí còn được báo đài nhà nước... khen mới hay chứ.
Chính vì vậy, họ rất lúng túng trong khi xử lý người biểu tình. Khi người biểu tình bị bắt, không chịu hợp tác vì không cơ sở pháp luật, công an tự lập biên bản với nhau, làm quyết định cảnh cáo rồi gửi về địa phương hoặc giấu đi để sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Sáng 5/11, những người tham gia biểu tình chỉ vào khoảng 40 người. Số đông tập trung ở quán cà phê 28A Điện Biên Phủ, số khác tụ tập thành những nhóm lẻ.
9h50, có vẻ như không thêm ai, mọi người quyết định khởi sự. Chúng tôi cầm các loại biểu ngữ, giương cao, đi thẳng từ quán cà phê sang Vườn hoa Lê Nin. Tôi bảo Lã Việt Dũng: Xung quanh còn nhiều nhóm lắm, đợi gọi về cho đủ đã. Dũng bảo, lúc này không thể chờ được nữa (vì cuộc biểu tình đã nổ ra rồi)
Bên phía vườn hoa, đủ các thể loại cảnh sát, dân phòng, thường phục, không biết là hai trăm, ba trăm hay hơn nữa. Màn đầu tiên là giật xé biểu ngữ ngay khi chưa chúng tôi đang băng qua đường. Nhưng rồi chúng tôi cũng tập hợp lại được thành đội ngũ, hướng ra đường giơ cao các biểu ngữ và hô to những khẩu hiệu. Xong, đoàn biểu tình hướng về Đại sứ quán Trung Quốc thẳng tiến. An ninh ào ào xô đến cản đường và giật xé biểu ngữ. Mỗi người biểu tình có cả chục đứa vây quanh. Chúng tôi vừa giơ biểu ngữ, vừa hô khẩu hiệu, vừa né không cho chúng nó giật. Nhưng rồi chúng cũng xé được hết. Không tiến được, chúng tôi quay lại tiếp tục biểu tình. Lúc này chỉ còn mấy cái biểu ngữ nhàu nát, tơi tả nhưng vẫn được giương lên, nói lên rằng, điều gì vừa xảy ra.
Rồi qui trình quen thuộc tiếp tục. Một chiếc xe bus trờ đến. Chúng tôi tất cả 22 người bị bắt lên xe. Tiếng hô đả đảo lũ cướp nước và bán nước lúc này càng to hơn, dồn dập hơn như muốn phá tung các cửa kính, gửi thông điệp của chúng tôi tới những người dân Hà Nội.
Những tấm hình, các clip về các cuộc biểu tình đã được đưa khá đầy đủ lên các trang mạng trong những ngày qua. Trong đó, tôi ấn tượng nhất là đoạn video clip của một người Nhật, quay khá rõ những gì diễn ra trong 15 phút biểu tình oanh liệt sáng 5/11/2015 tại Hà Nội.
Ở đồn công an
Sau khi bắt 22 người vào đồn công an số 6 Quang Trung, Hà Đông, họ nhiều lần yêu cầu chúng tôi vào phòng làm việc nhưng nhất định chúng tôi bất hợp tác.
Chúng tôi yêu cầu: Đây là cơ quan công an nên càng phải cần làm theo đúng pháp luật. Chúng tôi chỉ hợp tác khi các yêu cầu của các anh có cơ sở pháp luật.
-Một là, cho chúng tôi biết, chúng tôi phạm tội gì?
-Hai là, bắt chúng tôi về đây thì phải đưa cho chúng tôi lệnh bắt, sau đó bỏ tù hay đem bắn cứ việc.
-Ba là nếu là mời như các anh nói thì đưa giấy mời ghi tên rõ từng người, còn có đáp ứng lời mời không thì tùy chúng tôi.
Không ai trả lời được những câu hỏi ấy. Có những lúc chúng kéo quân đến rất đông, nhưng trước lý lẽ thái độ dứt khoát của chúng tôi, chúng lại bỏ đi
Đòi làm việc với chúng tôi, có nhiều đứa mặc thường phục, thái độ giọng lưỡi rất hung hăng hỗn láo. Chúng tôi hỏi anh là ai và yêu cầu những người có sắc phục biển tên, quân hàm đầy đủ đuổi những kẻ này đi.
Một tên chẳng đồng phục gì, đến xưng là công an quận Ba Đình. Tất nhiên là bị chúng tôi căn vặn. Vợ tôi bảo: Này cháu, quần áo trang bị cho cháu đâu mà không dùng. Nó sừng sộ câng câng: Chị có quyền gì mà hỏi? Bị chúng tôi phản đối nhiều quá, nó lại bỏ đi. Hình như tên này chưa bao giờ bị ai phản ứng như thế.
Ít nhất, có bốn tên chẳng hiểu nó là cảnh sát hay an ninh đã có thái độ như thế. Một tên bị JB Nguyễn Hữu Vinh vạch mặt nhiều quá, nó rất căm anh. Mấy lần xô xát, nó xông vào lôi anh đi nhưng anh được anh em bảo vệ. Nó lại hậm hực bỏ đi.
Tôi không thể hiểu nổi, cho đến bây giờ, quan niệm là công an thì muốn làm gì thì làm lại còn phổ biến đến thế. Đi dép lê, ăn mặc luộm thuộm mà lại đòi quát nạt chúng tôi. Biết đâu nó nó là thằng lưu manh ở đâu đến gây chuyện. Thiết nghĩ, mỗi lần vấp phải sự phản ứng và được giảng giải như thế, đầu óc chúng sẽ mở mang ra được ít nhiều.
Mỗi lần định cưỡng bức chúng tôi, họ huy động đến cả trăm người, công an, dân phòng, và những thanh niên chẳng biết là an ninh, học viên các trường cảnh sát hay người địa phương. Trong thời gian bị giam giữ ở đồn, họ đã lần lượt bắt trong số chúng tôi đi 2 người đem về địa phương, đó là Sư cô Thích Nữ Đàm Thoa trụ trì chùa Non Đào, thôn Tiến Sơn Đông, xã Hợp Đức huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang và bà Vân dân oan ở Hải Phòng.
Về sư Đàm Thoa, Trần Thị Nga cho biết, trên đường đi bà bị công an mặc thường phục đánh đập, bị cướp điện thoại rồi 6 thằng khiêng bà vứt vào hành lang chùa khi bà ko còn khả năng đi lại.
Công an không phải ai cũng hung bạo.
Cộng sản thường hay áp dụng bài huy động quần chúng, bất kể chức năng những người ấy là gì, thay bằng chuyện làm việc phải chính danh. Ở Nga, Tàu hay các nước cộng sản khác đều thế. Tuy nhiên, trong hàng ngũ của họ, vẫn có những người hiểu ra sự phải trái trong những việc buộc phải làm. Họ có thái độ khá thân thiện với chúng tôi. Hôm nay họ cũng hiểu được điều gì đang xảy ra nhưng họ phải làm theo lệnh cấp trên. Khi bị buộc phải làm việc không lương thiện, nếu họ không làm thì chắc chắn sẽ bị loại ra khỏi ngành. Những người này chúng tôi không bao giờ đối đầu với họ. Có trách chăng là trách, sao họ không kiếm một nghề nào lương thiện mà làm.
Nói thế, không phải công an là nghề không lương thiện. Xã hội nào cũng cần có công an. Ở các nước, công an có nhiệm vụ bảo vệ luật pháp, bảo vệ an ninh trật tự cho xã hội. Nhưng ở Việt Nam, công an lại là công cụ bảo vệ đảng cộng sản. Và cũng từ đấy, do được ưu ái và bao che, họ là những người vi phạm pháp luật nhiều nhất, trắng trợn chà đạp lên pháp luật và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Có một ông dân phòng già, trông rất hom hem khệ nệ bưng đến một bình nước 20 lít. Chúng tôi hỏi tại sao hàng bao nhiêu thanh niên trai tráng khỏe mạnh thế kia mà nó lại sai bác đi bê nước. Ông ta vui vẻ ngồi nói chuyện với chúng tôi. Ông cho biết, lương của dân phòng như ông được 630 nghìn/tháng. 630 nghìn đồng mà phải khổ thế. Nhưng biết đâu số tiền còm cõi ấy cũng có một ý nghĩa quan trọng trong gia đình ông.
Vợ tôi kể chuyện, khi ra hàng rào gặp mọi người bên ngoài để lấy nước uống, một dân phòng bảo chị ơi, lấy xong chị quay vào ngay đi, chị thông cảm. Bọn em cũng biết cả nhưng mỗi người thể hiện một cách. Bọn em khổ lắm chị ạ.
Có một ông dân phòng già, trông rất hom hem khệ nệ bưng đến một bình nước 20 lít. Chúng tôi hỏi tại sao hàng bao nhiêu thanh niên trai tráng khỏe mạnh thế kia mà nó lại sai bác đi bê nước. Ông ta vui vẻ ngồi nói chuyện với chúng tôi. Ông cho biết, lương của dân phòng như ông được 630 nghìn/tháng. 630 nghìn đồng mà phải khổ thế. Nhưng biết đâu số tiền còm cõi ấy cũng có một ý nghĩa quan trọng trong gia đình ông.
Vợ tôi kể chuyện, khi ra hàng rào gặp mọi người bên ngoài để lấy nước uống, một dân phòng bảo chị ơi, lấy xong chị quay vào ngay đi, chị thông cảm. Bọn em cũng biết cả nhưng mỗi người thể hiện một cách. Bọn em khổ lắm chị ạ.
Ấm áp nghĩa tình
Bao giờ cũng vậy có người bị bắt là có người đi đòi và tiếp tế cho người bị bắt. Đó là sự tiếp sức, là một lời nhắn nhủ hãy giữ vững tinh thần, là ngọn gió mát hay một hơi ấm gửi vào cho những người thân yêu đang bị giam giữ. Người bị bắt đã từng đi tiếp sức và người đi tiếp sức cũng đã từng là người bị bắt.
Tôi bảo, mỗi lần như thế này, người đi đòi người còn khổ hơn những người bị bắt. Lã Dũng cười: “Bị bắt như thế này sướng bỏ mẹ. Được ăn được uống thoải mái lại có cơ hội giảng giải cho công an về điều hay lẽ phải”. Nói thế cho vui, chứ thực ra, chúng tôi cũng phải căng đầu óc ra mà đối phó với những bài vở, những võ bẩn của họ. Còn nhớ Trương Dũng, từng nhiều lần bị đánh gãy xương sườn, đổ máu đầu trong đồn công an Lộc Hà, Thụy Khuê, Hải Phòng. Đánh xong, chúng khiêng vứt ra ngoài đường để mặc anh em chúng tôi lo cấp cứu.
Trong 8 giờ ở đồn, mọi người tiếp tế vào tới 3 đợt, đủ cả cơm, bánh mì, sữa, nước ngọt, trà và cả thuốc lá nữa.
Chúng tôi đứng trong sân, nhìn ra. Những cánh tay vẫy. Những biểu ngữ và những tiếng hô vang dội ra đường phố, vọng vào đồn công an. Họ phải cho xe bus chắn ngoài đường và xe chắn bên trong để chúng tôi không nhìn thấy nhau, và hạn chế tầm mắt của những người đi đường.
Vô tình gặp Nghị "rau muống".
Câu chuyện này khá thú vị. Nghị rau muống là chỉ đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương vì ông ta có câu nói nổi tiếng sau: “Không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực. Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn”.
Nghị Đương còn có những câu nói nổi tiếng khác nhưng không phải là nội dung tôi muốn nhắc đến trong bài viết này.
Đây là câu chuyện bên lề khi nghị Đương vô tình, và cũng không may cho ông ta đụng phải số bà con đi đòi chúng tôi.
Vũ Quốc Ngữ (chỉ tay vào trong đồn): Những người biểu tình chống Trung Quốc công an họ bắt giam trong này…
Nghị Đương: Thôi, bởi vì cái người ta sang thăm nước mình mình cứ đối xử bình thường có chuyện già đâu, vấn đề đối nội đối ngoại các nước vẫn có chứ.
Chị Cấn Thị Thêu dân oan Dương Nội cựu tù nhân lương tâm, xoay biểu ngữ đòi thả người cho ông ta xem: "Tại sao lại bắt người yêu nước hở bác?".
Thầy Vũ Mạnh Hùng: "Anh là đại biểu quốc hội thì anh thấy việc đó như thế nào"
Luật sư Nguyễn Văn Đài: "Ông là đại biểu miền bắc ông có ý kiến với anh em một tí".
Nghị Đương ngúc ngắc không trả lời được, đành thoái thác lên xe chuồn mất.
Loại đại biểu quốc hội như Đương không hiếm. Thử hỏi, quốc hội với những nghị sĩ như thế thì dân trông mong gì, làm gì cho dân hay chỉ lựa theo ý đảng để lấy bổng lộc, quyền lợi và hư danh?
Biểu tình trong bất cứ hoàn cảnh nào
19 giờ, họ cho người đến gặp chúng tôi và nói bây giờ các bác có thể về, thôi có gì mong thông cảm. Nhưng đồng thời, lại cả trăm quân đồng loạt kéo đến. Có lẽ chúng tính đến phương án chúng tôi không chịu về thì sẽ cưỡng bức, mang ra ngoài đường vứt.
Chúng tôi ra cổng đồn số 6 Quang trung. Nhóm đi đòi người ào ào chạy đến đón. Chúng tôi ôm lấy nhau. Một cảm giác thương yêu, ấm áp, vui buồn lẫn lộn rất khó tả. Tôi nhìn quanh không nghĩ đến số người đi đòi, và đón chúng tôi lại đông như thế, gấp tới 3 lần số bị bắt. Rồi người bị bắt, người đi đòi nhập lại thành một đoàn lên tới 8 chục làm thành một cuộc biểu tình phản đối Tập Cận Bình dọc phố Quang Trung, con đường chính của quận Hà Đông. Rồi tiếp tục đến biểu tình ở khu phố cổ như tôi đã nói ở trên.
***
Đợt biểu tình này phải xác nhận rằng, dù có sự hung hãn, ra oai của những kẻ vừa nêu trên đây thì ở Hà Nội có xô xát khi đàn áp nhưng không có đánh đập. Tuy nhiên, ở Sài Gòn, nhiều người đã bị đánh, mà biểu tượng là hình anh Trần Bang với khuôn mặt đầy máu. Phải nói rằng, những kẻ đánh đập người biểu tình chống Trung Cộng đích thị phải là những kẻ căm thù những người chống Trung Cộng lắm, hoặc đã được Trung Cộng nuôi dưỡng để làm theo ý chúng. Không có gì phải nghi ngờ rằng đó chính là những kẻ bán nước, hại dân. Chúng đã bán linh hồn cho quỷ dữ.
Nếu có quốc gia nào mà nhân dân ghét nhà cầm quyền Trung Quốc nhất, thì đấy là Việt Nam. Nhưng nếu có nhà cầm quyền nào quan hệ chặt chẽ và hữu hảo với nhà cầm quyền Trung Quốc nhất, đấy cũng là Việt nam.
Đây là một điều nghịch lý hết sức trớ trêu. Dù bị đàn áp hay mua chuộc, lừa phỉnh thế nào đi chăng nữa thì cũng không bao giờ hết người Việt Nam chống Trung Quốc, ở đây là Trung Hoa cộng sản.
***
Đợt biểu tình này phải xác nhận rằng, dù có sự hung hãn, ra oai của những kẻ vừa nêu trên đây thì ở Hà Nội có xô xát khi đàn áp nhưng không có đánh đập. Tuy nhiên, ở Sài Gòn, nhiều người đã bị đánh, mà biểu tượng là hình anh Trần Bang với khuôn mặt đầy máu. Phải nói rằng, những kẻ đánh đập người biểu tình chống Trung Cộng đích thị phải là những kẻ căm thù những người chống Trung Cộng lắm, hoặc đã được Trung Cộng nuôi dưỡng để làm theo ý chúng. Không có gì phải nghi ngờ rằng đó chính là những kẻ bán nước, hại dân. Chúng đã bán linh hồn cho quỷ dữ.
Nếu có quốc gia nào mà nhân dân ghét nhà cầm quyền Trung Quốc nhất, thì đấy là Việt Nam. Nhưng nếu có nhà cầm quyền nào quan hệ chặt chẽ và hữu hảo với nhà cầm quyền Trung Quốc nhất, đấy cũng là Việt nam.
Đây là một điều nghịch lý hết sức trớ trêu. Dù bị đàn áp hay mua chuộc, lừa phỉnh thế nào đi chăng nữa thì cũng không bao giờ hết người Việt Nam chống Trung Quốc, ở đây là Trung Hoa cộng sản.
7/11/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét