NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Bộ Lịch sử Việt Nam vừa xuất bản
đang được công luận quan tâm. Nội dung có những thay đổi về cách nhìn nhận một
số sự kiện lịch sử, trong đó, điều mà công luận quan tâm nhất là trả lại tên gọi
cho chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Đây là vấn đề cực kỳ nhạy cảm và tế nhị vì vậy
bộ sử nhận được rất nhiều hoan nghênh nhưng còn có cả những ý kiến phản đối dữ
dội.
Đại đoàn kết có lẽ là tờ báo đầu
tiên đưa ra luận điểm này với bài “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam” (20/07/2011)
“theo
Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến
17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong
thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa
vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế”
Nhưng phải 3 năm sau, vào thời điểm
Trung Cộng đem giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của VN (tháng 5/2014), báo chí VN mới phản công rầm rộ. Nhiều tờ báo dẫn lại đọan
trích trên của Đại Đoàn Kết hoặc dựa theo luận điểm này để bác bỏ sự luận điểm
của Trung Cộng cho rằng Công hàm 1958 do ông Phạm Văn Đồng ký đã công nhận
Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ.
Còn báo điện tử của Chính phủ viết:
“Chính
quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời
của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản
hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai chủ quyền thực tế trên hai quần
đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm
lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974”.
Ông Trần Công Trục nguyên trưởng
ban Biên giới của Chính phủ, tức là một quan chức cao cấp có trách nhiệm trực
tiếp đến chủ quyền của đất nước, trong chương trình thời sự 19 giờ ngày
22/5/2014 của đài VTV1 còn nói toạc ra là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nếu có tuyên
bố này nọ về Hoàng Sa, Trường Sa thì cũng chẳng có giá trị pháp lý gì:
“Các
bạn hãy nhớ rằng tuyên bố của chúng ta vào thời kỳ 1958 nghĩa là cái lúc mà hai
miền Bắc, Nam được hiệp định Genève ký kết năm 1954 phân chia quyền quản lý cho
2 nhà nước với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế là Việt Nam dân chủ cộng
hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta nằm dưới vĩ tuyến 17
thuộc quyền quản lý của VNCH với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo
hiệp định Genève, Và vì vậy, mọi tuyên bố, mọi hành vi của VNCH có giá trị pháp
lý thay mặt Nhà nước VN quản lý vùng đất ấy còn VNDCCH chúng ta không trực tiếp
quản lý. Vì vậy cho dù tuyên bố đó như thế nào thì giá trị pháp lý trong quan hệ
quốc tế không có. Cho nên TQ họ muốn dùng tất cả mọi lý lẽ để nói rằng chúng ta
thừa nhận thì đấy hoàn toàn là sự bịa đặt”.
Đấy
là báo chí, còn bây giờ là chính sử. Vấn đề xoay quanh thể
chế chính trị ở Miền Nam Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào, giai đoạn 1954-1975 là ngụy quyền hay Việt
Nam Cộng hòa. Câu hỏi dễ trả lời, đó là Việt Nam Cộng hòa vì đấy là sự thật lịch
sử.
Xuyên tạc VNCH là ngụy quyền, Quân
lực VNCH là ngụy quân là cách gọi nhằm phục vụ ý đồ tuyên truyền của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là miệt thị đối phương. Sau khi VNCH thua trận, cách
gọi này vẫn được duy trì, thể hiện tính khí hẹp hòi, bần tiện, không sạch sẽ của kẻ
thắng trận.
Trả lại tên gọi VNCH và chính thức
đưa vào chính sử thì vấn đề ảnh hưởng sâu và rộng hơn so với báo chí. Nhưng dù
báo chí hay sử sách thì về nguyên tắc, nó không phản ánh quan điểm của thể chế
chính trị đương thời mà trong trường hợp này là Nhà nước Việt Nam hiện nay. Cần
phải có sự khẳng định, thừa nhận bằng văn bản hay bằng tuyên bố hoặc lồng vào nội
dung nào cũng được của Nhà nước Việt Nam hay Bộ ngoại giao Việt Nam.
Tuy nhiên, do đặc thù của hệ thống
chính trị ở Việt Nam thì việc báo chí, đặc biệt là sử sách viết như thế nào
cũng do đảng CSVN và Nhà nước VN chi phối, vì vậy nó vẫn phản ánh quan điểm,
thái độ của Nhà nước Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng thừa nhận VNCH là
bước tiến quan trọng. Tôi không cho đây là bước tiến. Bản chất của vấn đề là gọi
lại cho đúng tên, thế thôi. Điều này có thể ghi nhận, chứ không có gì đáng
khen. Liên hệ đến công cuộc gọi là đổi mới năm 1986. Từ chỗ nền kinh tế bị bóp
nghẹt, đảng CSVN nới lỏng ra một phần nên thoát ra được cuộc khủng hoảng kinh tế.
Như vậy, cái gọi là “đổi mới” ở đây thực chất là sửa sai, từ chỗ cấm rồi buông,
trói rồi cởi. Tuy nhiên, ông Đỗ Mười đã vơ công ấy là công của đảng CSVN:
“Không có Đảng thì không có đổi mới”. Chỉ cần đặt ra câu hỏi ai cấm, ai trói và
tự trả lời thì sẽ hiểu, công của Đảng CSVN có hay không.
Vấn đề Việt Nam Cộng hòa cũng vậy,
gọi chính thể này đúng tên cũng là việc sửa sai, có gì đáng khen. Lịch sử phải
ghi lại những sự kiện một cách khách quan trung thực như nó đã xảy ra. Đó là
thiên chức của người viết sử. Lịch sử không xu nịnh ai. Trả lại sự thật cho lịch
sử là tất yếu.
Nhiều người còn nghi ngờ sự thực
tâm khi gọi đúng tên của chính thể ở miền Nam giai đoạn 1954-1975, cho rằng việc
này nhằm vào nhiều mục đích chính trị. Có chăng, việc thừa nhận này nên ghi nhận
và khuyến khích ở sự can đảm.
Dẫu
đơn giản chỉ là gọi lại cho đúng tên, thế mà nhiều người đã giãy nảy lên, ra sức
phản đối. Với họ, cứ phải gọi VNCH là ngụy quân ngụy quyền mới
được. Họ cho rằng, Giáo sư Phan Huy Lê “đánh
tráo sự thật lịch sử”. Điển hình cho nhóm người này là ông Nguyễn Thanh Tuấn, trung
tướng - nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng.
Ông ta tỏ ra hậm hực và rất cay cú về bộ Lịch sử mới xuất bản, đòi xử lý nhóm biên
soạn.
Đây là kết quả của sự nhồi nhét,
tuyên truyền một chiều. Sự nhồi nhét ấy đã tạo ra một lớp người còn bảo thủ hơn
cả Đảng. Đã có lời cảnh báo rằng rô bốt là sản phẩm của con người nhưng coi chừng
có ngày con người không kiểm soát nổi nó.
Nhưng
ý nghĩa của việc thừa nhận Việt Nam Cộng hòa không đơn thuần chỉ là tên gọi.
Điều quan trọng ở chỗ, khi đã công nhận VNCH là một thực thể, có giá trị pháp
lý theo Hiệp định Genève tương tự VNDCCH ở Miền Bắc thì vấn đề nảy sinh từ đó
là:
- Bản chất của cuộc chiến tranh
1954 – 1975 là gì? Đó có phải cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước như trước nay
vẫn tuyên truyền không?
- Sự có mặt của Mỹ và đồng minh của
VNCH ở Miền Nam (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines) có khác gì
về bản chất so với sự có mặt của đồng minh của VNDCCH ở Miền Bắc (Liên Xô,
Trung Quốc, Triều Tiên) ở miền Bắc không khi cả 2 nhóm đồng minh này đều tham chiến?
v.v…
- Và vấn đề quan trọng nhất là tại
sao quân đội VNDCCH lại có mặt trên lãnh thổ VNCH và lật đổ nó?
Ở đây, tôi chỉ gợi mở vấn đề, chứ
không có tham vọng lý giải nó trong phạm vi một bài viết.
Dù
sao thì, việc thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa cũng đáng hoan nghênh và là một sự
can đảm cần khuyến khích. Thế hệ lãnh đạo Việt Nam hiện
nay, vào năm 1975 họ chưa có vai trò gì. Họ không phải chịu trách nhiệm về cuộc
chiến tranh. Cái khó nhất của họ là cuộc chiến tranh do thế hệ lãnh đạo trước
tiến hành đã cho họ thừa hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi mặc dù với dân tộc và với
đất nước thì không. Vì vậy, nếu họ dám thừa nhận sai lầm của thế hệ lãnh đạo
trước và dám sửa cũng là một sự can đảm. Họ hoàn toàn nhận thức được bản chất của
cuộc chiến tranh 1954-1975 chứ không đến mức bảo thủ như ông trung tướng Nguyễn
Thanh Tuấn vừa nêu trên. Điều quan trọng là họ có thực tâm hay không và thực
tâm đến đâu. Nếu biết đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên
trên hết thì những vấn đề tưởng như là phức tạp sẽ giải quyết được. Đó là chủ
quyền, biển đảo của Tổ quốc, là sự hòa giải dân tộc, là khai thác và phát triển
giá trị của Việt Nam Cộng hòa và cao hơn là đưa đất nước tiến cùng thời đại chứ
không phải hổ thẹn với quốc dân và thế giới như hiện nay.
22/8/2017
Bài viết hay,có lý có tình vì tác giả nhận định trung lập,nhất là
Trả lờiXóacông bằng,chứ không phải bị nhồi sọ theo kiểu "ta tốt,địch xấu" !
Anh Nguyễn Tường Thụy là người có óc phê phán và phản tĩnh nên mới viết được như vậy.
Gọi "nguỵ quyền, nguỵ quân" là láo khoét và sai trái, vì thực tế đã cho thấy ngược lại với những gì đảng CSVN tuyên truyền bậy bạ về VNCH.
Trả lờiXóaGọi "chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn" cũng sai, có tính cách xách mé và không chuẩn xác. Miền Nam hay nói đúng hơn là VNCH đâu phải chỉ có mỗi Sài Gòn?
Tốt hơn hết là gọi "chính quyền miền Nam hay chính quyền VNCH, quân đội VNCH" mới trả được sự công bằng cho một chính thể đã tồn tại 21 năm, tuy non trẻ nhưng đã là niềm hãnh diện và hy vọng cho triệu triệu người được sống trong một chế độ dân chủ và công bằng hơn hẳn cái chế độ hiện nay ở VN.
Muốn chiêu bài "Hoà hợp hoà giải" nghe xuôi ta phải (tỏ ra) thành thật, đừng nghĩ ai cũng ngờ nghệch không nhận ra cái ý tưởng ranh ma, quỷ quyệt của người cs ở "giữa hai hàng chữ"!
Anh Nguyễn Tường Thuỵ đã có một cái nhìn chuẩn xác và công bằng. Đáng khen thay!
Nhà nước VNDCCH.chỉ được 10 nước CS.và ít nước thiên tả công nhận
Trả lờiXóatrong khi nước VNCH.có gần 100 nước công nhận,thế thì ai là nguỵ
và ai có chính quyền hợp pháp và có chính danh hơn ?
VNDCCH.không cho dân được ứng cử và bầu cử tự do mà chỉ đảng cử,
dân phải bầu trong khi VNCH.cho người dân được quyền ỨNG CỬ vả BẦU CỬ : thế thì ai ngụy và ai có tính họp pháp và chính danh hơn ?
Hỏi là một cách trả lời rồi vậy !
Đến nay,giữa thế kỷ 21 mà còn có người cuồng cộng chưa nhận ra được thân phận nhược tiểu của những nước nhỏ phải chọn phe trong tình hình thế giới chia làm 2 phe tư bản và cộng sản ! Phe tư bản
gồm đa số nước chọn dân chủ và phe CS.chỉ độc đảng độc tài !
Sau 42 năm cả nước đả thấy rõ đâu là ngụy quyền và đâu là chính quyền ! một chính thể dù tồn tại hơn hai mươi năm nhưng đả tạo ra những bước phát triển về mọi mặt kinh tế giáo dục khoa học ,hãy công tâm nhìn lại những phát biểu của các cán gộc khi vào miền nam (" một chế độ ăn chơi sa đọa ,không tạo ra của cải vật chất " )nhưng hãy nhìn xem các ông đang thừa hưỡng những gì sau ngày miền nam bị cưỡng chiếm ,khu công nghiệp Biên hòa đả có .nhà máy luyện cán thép Vicasa .nhà máy bột ngọt thiên hương .Mì Vifon .đầu máy xe lửa Dĩ an ,cty chế tạo máy tính vietronic Tân Bình ,xí nghiệp may Thắng lợi ! Dệt Phong Phú < cty sửa Vinamilk .nhà máy chế tạo xe hơi citroen, nhà máy ciment Hà tiên, bóng đèn Điện quang ,nhà máy cao su taluco .giấy Cogido đó là nhửng cty mà các ông gọi là phi sản xuất và sau bao nhiêu năm kể từ khi tiếp quản cty xe hơi citroen biến mất và
Trả lờiXóanhiều cty khác , ! VÀ VÌ SAO NGƯỜI TA GỌI SAIGON THỦ ĐÔ CỦA VNCH LÀ HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG ! các ông đả phá nát và tham nhũng đả làm cho nó lụn bại ! sao 42 năm dù các ông có giữ nguyên là ngụy quyền thì cả thế giới thấy rõ ai là ngụy là tà ai là chính ? cứ ra khỏi mảnh đất VN các ông các bà các bạn nhìn thấy lá cờ gì trên thế giới ! những con người thành công trên khắp thế giới xuất thân từ đâu ? trong 4 triệu kiều bào các ông cứ cho họ bầu cử trưng cầu tự do họ sẽ nhận là công dân của quốc gia nào ! THẾ NÊN CÔNG TRÌNH CỦA GS NGUYỄN NHÃ ,PHAN HUY LÊ VÀ NHÓM CỦA CÁC ÔNG LÀ 1 NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN ,NÓ NÓI LÊN SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI CÃI ,VNCH LÀ 1 THỰC THỂ CHÍNH TRỊ CÓ CHỦ QUYỀN ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRÊN KHẮP THẾ GIỚI ! kể từ khi nhà cầm quyền hiện nay điều khiển đất nước .các ông đả làm gì ? các ông có dám đánh trung cộng .? ải nam quan bây giờ ở đâu ? 12 hải lý ai ký giao hoàng sa cho tàu cộng ? đây là chính quyền của dân chăng ? dân có được tự do ra ứng cử bầu cử trực tiếp hay do các ông sắp xếp chỉ định ? nếu tự xem mình là chính quyền thì hãy trưng cầu dân ý và cho bầu cử tự do xem dân chọn ai ? chắc chắn 100/100 là không chọn CS ,không tin các ông dám làm không ? từ 1 quốc gia có dự trữ hơn cả chục tấn vàng ,các ông giải phóng tống nhất tổ quốc nó biến mất và người fan6 hiện nay thành con nợ quốc tế với hơn cả chục ngàn tỉ dollar nợ nước ngoài ." nói như ông hồ " miền nam trong trái tim tôi " đúng SAIGON mãi mãi nằm trong tim những người miền nam chúng tôi ! và mãi mải mãi là như thế cho đến thế hệ con cháu chúng tôi tôi vẫn chỉ các con tôi đây là thủ đô của mình từ những năm 1960, đả đến lúc thật tâm xây lại đất nước VN vững mạnh ? hãy tự suy nghĩ .nếu các ông còn hướng đến tương lai dân tộc Vn ,hãy nhìn xem có quốc gia nào trên thế giới mạnh như dân tộc VN nếu cùng thành 1 khối thống nhất trong một chính quyền do dân cử thật sự ,có quốc gia nào có 4 triệu con người tài giỏi đang ở khắp nơi trên thế giới ,tôi dám chắc chắn rằng KHÔNG CÒN 1 THẾ LỰC NÀO DÁM XÂM CHIẾM 1 M2 ĐẤT NÀO CỦA TỔ TIÊN VN ,hãy gạt sang một bên những lão ông đả gần đất xa trời hảy trả lại co dân tộc Vn được hưởng tự do dân chủ thật sự ,Đức là 1 điển hình ? con cháu các ông cũng sẻ sung sướng tự hào không còn phải đi hợp tác lao động hay đi xứ người làm điếm ,không lo trả thù không sợ trù dập /ai cũng có quyền thăng tiến mà không cần tham nhũng hối lộ chỉ cần có tài là có thể trở thành tổng thống hay thủ tướng ,ai cũng có thể tự ra ứng cử ,và trở thành công bộc thật sự của dân ,nếu họ muốn .dân Vn sau 82 năm đả quá đau khổ hãy cho họ quyền làm người thật sự trên mãnh đất yêu thương gọi tên Việt Nam
Chính sử mộy khi đã thừa nhận chính thể Viet Nam cộng hòa, mặc nhiên bác đi cái được tuyên truyên huyên thuyên bấy lâu nay : giải phóng mièn nam. Với tư cách gì và quyền gi chính thể miền bắc VNDCCH đưa quân đội vào miển nam tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Là một bên trong cuộc chiến tranh với Pháp 1946-1954, VNDCCH kí hiệp định Paris, tạm chia cắt nước Việt Nam thành hai miền - miến bắc VNDCCH, miền nam VNCH. hai năm sau tiến hành hiệp thương tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng Lê Duẩn trốn ở lại, gây dựng cơ sở rồi ra Ha nội cầm đầu đảng ra nghị quyết vũ trang giải phóng miền nam, nhưng lại ngụy biện " đánh Mĩ cứu nước ", khi miền nam đã đâu có lính Mĩ. Phải tới 1963 quân lực VNCH không đối đầu được, Mĩ buôc phải đổ quân cứu vãn tình thế. Bởi vậy khi đã thùa nhận chính quyền VNCH thi phải dịnh danh chính xác là nội chiến tương tàn, quân miên bắc tiên vào miền nam lật đổ chính quyền được thế giới tự do công nhận,,,
Trả lờiXóaĐó mới thực sự là chính sử
Chính sử mộy khi đã thừa nhận chính thể Viet Nam cộng hòa, mặc nhiên bác đi cái được tuyên truyên huyên thuyên bấy lâu nay : giải phóng mièn nam. Với tư cách gì và quyền gi chính thể miền bắc VNDCCH đưa quân đội vào miển nam tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Là một bên trong cuộc chiến tranh với Pháp 1946-1954, VNDCCH kí hiệp định Paris, tạm chia cắt nước Việt Nam thành hai miền - miến bắc VNDCCH, miền nam VNCH. hai năm sau tiến hành hiệp thương tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng Lê Duẩn trốn ở lại, gây dựng cơ sở rồi ra Ha nội cầm đầu đảng ra nghị quyết vũ trang giải phóng miền nam, nhưng lại ngụy biện " đánh Mĩ cứu nước ", khi miền nam đã đâu có lính Mĩ. Phải tới 1963 quân lực VNCH không đối đầu được, Mĩ buôc phải đổ quân cứu vãn tình thế. Bởi vậy khi đã thùa nhận chính quyền VNCH thi phải dịnh danh chính xác là nội chiến tương tàn, quân miên bắc tiên vào miền nam lật đổ chính quyền được thế giới tự do công nhận,,,
Trả lờiXóaĐó mới thực sự là chính sử
Thụy nói vậy là không đúng rồi, thể chế VNCH nói đi nói lại thì cũng chỉ là một nhóm bù nhìn tay sai, do Mẽo dựng nên để cai trị giản tiếp người dân miền Nam, thì lịch sử làm sao có thế công nhận được
Trả lờiXóaCUốn lịch sử gì đấy đã bị đình chỉ xuất bản và lưu hành rồi, nội dung như vậy thì không ai dám cấp phép đâu, đừng bàn đến tính đúng sai làm gì nữa.
Trả lờiXóa"Xuyên tạc VNCH là ngụy quyền, Quân lực VNCH là ngụy quân" nói đúng đấy không phải xuyên tạc đâu, một chính quyền bù nhìn làm tay sai cho giặc như thế không ngụy thì là cái gì nữa
Trả lờiXóaKhi ký Hiệp định Paris 1973, VNDCCH đã mặc nhiên công nhận VNCH.
Trả lờiXóaVì vậy, chiến dịch gì gì đấy 1975 là 1 cuộc xâm lược!