Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

MƯỜI BẢY NĂM TRƯỚC, PGS.TS. NHÀ VĂN NGUYỄN THANH TÚ ĐÃ ĂN CẮP LUẬN VĂN TIẾN SĨ

Trần Mạnh Hảo


Lời dẫn của tác giả : Trên blog TỄU của tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, chúng tôi vừa đọc bài báo rất thiếu tính khoa học, rất hàm hồ, rất ngụy biện của PGS.TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú, nguyên Phó tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quận đội có tên :

“Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp
là hợp lý, hợp tình”
QĐND - Chủ Nhật, 17/02/2013, 20:6 (GMT+7)

PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú

nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội 


Nay chúng tôi ( Trần Mạnh Hảo) xin gửi tới quý báo bài viết dưới đây, đã in trên báo và in trên mạng Internet từ năm 2004 vạch trần trò láu cá của thầy trò GS.TS. Trần Đình Sử và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú, trong một vụ án đạo văn mờ ám tạo thành “luận án tiến sĩ” của Nguyễn Thanh Tú để bạn đọc rộng đường dư luận. Một con người có án ăn cắp luận án tiến sĩ như Nguyễn Thanh Tú lại nhảy ra bênh đảng, bảo hoàng hơn vua, thì người được bênh cũng chẳng vinh dự gì…Bài viết của chúng tôi trả lời ông Nguyễn Thanh Tú có tên : “Khi hai thầy trò là đồng tác giả luận án tiến sĩ ngữ văn” dưới đây :
Khi hai thầy trò là đồng tác giả Luận án Tiến sĩ Ngữ văn

Báo Gia Đình & Xã Hội số 153 (463 ) ra ngày 23/12/2003 có in bài: ”Về tác giả chuyên luận ‘Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan’ của TS. Nguyễn Thanh Tú”, nhằm đáp lại bài “Ai là tác giả thật của ‘Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan?” của chúng tôi (tức Trần Mạnh Hảo) cũng in trên tờ báo đã dẫn số 143 ngày 29/11/2003.

Đoạn cuối cùng bài báo của mình, TS.Nguyễn Thanh Tú viết: ”Bài viết của anh Hảo chứng tỏ anh chẳng những không biết mối quan hệ đặc biệt của người hướng dẫn khoa học và nghiên cứu sinh mà còn tùy tiện xuyên tạc”

. Trong bài viết này, chúng tôi xin trao đổi với ông Nguyễn Thanh Tú 2 vấn đề:

1Về mối quan hệ đặc biệt giữa người hướng dẫn khoa học, GS TS. Trần Đình Sử và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú ra sao?
2- Trần Mạnh Hảo hay Nguyễn Thanh Tú, ai là người “tùy tiện xuyên tạc“?

Trước khi vào vấn đề chính, chúng tôi cần tóm tắt vài nét về bài báo “Ai là tác giả thật của thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan?” in trên tờ báo đã dẫn.

Số là, năm 1996, ông Nguyễn Thanh Tú có hoàn thành luận án tiến sĩ nhan đề: ”Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan” dày 179 trang khổ A4. Trên trang đầu tiên của luận án có lời cam đoan và chữ ký của nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú, viết như đinh đóng cột như sau: ”LỜI CAM ĐOAN: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác“.

Thế mà chỉ 5 năm sau, người ta thấy luận án trên của TS. Nguyễn Thanh Tú được xuất bản với một tên khác: “Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan” mang tên 2 đồng tác giả: GSTS.Trần Đình Sử và TS. Nguyễn Thanh Tú (NXB Đại học QG Hà Nội 2001). Trong bài báo đã dẫn, chúng tôi nêu ra nghi vấn: thế thì ai là tác giả thật của luận án tiến sĩ trên, ông Sử hay ông Tú, và nếu một luận án tiến sĩ do hai thầy trò đồng tác giả như thế liệu có hợp pháp chăng?

1- Về mối quan hệ đặc biệt giữa người hướng dẫn khoa học - PGS.TS Trần Đình Sử - và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú.

Như chúng tôi vừa nêu, trên trang đầu luận án tiến sĩ của mình, nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú đã cam đoan, thề rằng: ” ĐÂY LÀ CÔNG TRÌNH CỦA RIÊNG TÔI!”. Thế mà sau 5 năm, khi từ luận án tiến sĩ chuyển thành cuốn sách chung mang tên Trần Đình Sử - Nguyễn Thanh Tú, ông Trần Đình Sử đã khui ra sự thật này, phủ nhận hoàn toàn lời thề của ông Tú khi bảo vệ luận án TS: ”Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan là chuyên luận đã được ấp ủ từ đầu những năm tám mươi khi tôi bắt đầu viết thi pháp thơ Tố Hữu. Những ý tưởng được tích lũy dần cho đến khi gặp Nguyễn Thanh Tú, một người ham học hỏi, làm việc đầy sáng tạo, năng nổ, góp phần quyết định cho việc hoàn thành bản thảo. Đây là công trình chung, kết quả làm việc phối hợp chặt chẽ của tôi và tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú“.

GSTS.Trần Đình Sử khẳng định rằng không chỉ khi cuốn sách: ”Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan“ của hai đồng tác giả trên ra đời, mà ngay cả luận án tiến sĩ: “Từ quan niệm nghệ thuật đến nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan” đã là cuộc kết hợp giữa hai thầy trò Trần Đình Sử - Nguyễn Thanh Tú. Thế thì việc ông Tú cam đoan trên trang đầu của luận án tiến sĩ do ông bảo vệ đầu năm 1997 rằng đây “LÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA RIÊNG TÔI” hoàn toàn là một sự thiếu trung thực. Vì nếu ông Tú viết trên trang đầu của luận án TS trên rằng: ”Tôi xin cam đoan đây là công trình của hai thầy trò chúng tôi là PGSTS. Trần Đình Sử - Nguyễn Thanh Tú” đúng như lời ông Sử sau này khai ra, thì ông Tú đến 100 năm nữa cũng không lấy được học vị tiến sĩ. Trong bài trả lời chúng tôi như đã dẫn, ông Tú cũng phải thừa nhận rằng cái luận án tiến sĩ mà ông nói dối rằng của riêng ông, thực ra là của chung 2 thầy trò như ông Sử đã tuyên bố; ông Tú thừa nhận: ”Xét ở phương diện ý tưởng khoa học và phương pháp nghiên cứu, người hướng dẫn hoàn toàn có thể là đồng tác giả của một luận án khoa học do nghiên cứu sinh thực hiện”. Cũng trong bài trên, ông Tú tiếp tục khai ra sự thật mà thầy mình đã đưa ra ánh sáng trước đó, rằng: ”Ý tưởng khoa học về đề tài luận án của tôi được GS. Trần Đình Sử ấp ủ từ khi ông viết Thi pháp thơ Tố Hữu”. Hóa ra ông Sử đã thai nghén chuyên luận này từ đầu những năm 80, nghĩa là trước khi ông Tú bảo vệ “thành công” cái luận án do hai thầy trò là đồng tác giả ít nhất là 15 năm. Suốt 15 năm ấy “những ý tưởng được tích lũy dần cho đến khi gặp Nguyễn Thanh Tú” như lời ông Sử, mới thành luận án tiến sĩ chung, thành sách chung của hai thầy trò! Nghĩa là trước khi ông Tú bảo vệ luận án TS về nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, ông Sử đã bỏ ra 15 năm suy nghĩ, ấp ủ, nghiền ngẫm, thai nghén cái chuyên luận này mà khi đứng trước Hội đồng khoa học, ông Tú đã thề rằng nó là của riêng mình! Đây là điều đáng trách nhất của cả ông Sử và ông Tú! Hóa ra các ông cùng rắp tâm lừa Hội đồng khoa học, lừa Bộ GD&ĐT ư? Phải chăng đây chính là mối quan hệ đặc biệt giữa người hướng dẫn khoa học PGS.TS Trần Đình Sử và nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Tú? Trong bài báo trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Tú đã lờ đi hai điều then chốt nhất của vấn đề là lời thề của ông trước khi bảo vệ luận án TS và lời thú nhận của ông Trần Đình Sử rằng đây là công trình chung của 2 thầy trò khi nó còn trong trứng nước, tức là khi nó chưa thành bản luận án TS mang tên ông Tú!

Như vậy, luận án tiến sĩ của riêng Nguyễn Thanh Tú (thực chất là đồng tác giả của hai thầy trò) kia, liệu có phạm quy, có danh chính ngôn thuận, có đúng luật pháp hay không thì xin thanh tra Bộ GD&ĐT, Hội đồng khoa học khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư Phạm và Bộ GD&ĐT hãy trả lời trước công luận.

2- Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Thanh Tú, ai là người “tùy tiện xuyên tạc”?

Khi cả hai thầy trò Trần Đình Sử và Nguyễn Thanh Tú cùng ra trước công luận thú nhận một sự thật đau lòng rằng : cái luận án ông Tú thề rằng của riêng mình kia thực ra do hai thầy trò là đồng tác giả, thì vấn đề khi đem in nó thành sách, các ông có bổ sung 2% hay 20% hoặc 80% cũng không còn ý nghĩa gì nữa. Bằng lời nói đầu cuốn sách của ông Sử, bằng bài báo trả lời chúng tôi của ông Tú, chính ông Tú là người đã “ tuỳ tiện xuyên tạc” sự thật của chính các ông bằng một lời thề thiếu trung thực trước Hội đồng khoa học Trường ĐHSP Hà Nội năm đầu năm 1997 đó sao?

Nguyễn Thanh Tú lên án chúng tôi: ”...Anh đã xuyên tạc trắng trợn sự khác nhau giữa luận án và sách. 82.000 chữ trừ đi 65.000 chữ là 17.000 chữ, là trên 20% chứ không hề là 2% như anh Hảo nói để rồi quy kết tôi là “không trung thực” khi làm luận án và suy diễn vu vơ rằng GS. Trần Đình Sử “viết giùm cho học trò” (!). Thưa ông Nguyễn Thanh Tú, chính ông đã xuyên tạc ý GS.Trần Đình Sử trong lời nói đầu nơi cuốn sách đồng tác giả với ông rằng: “Đây là công trình chung...” của 2 thầy trò đó ư? Ý GS Sử nói trong văn mạch, trong văn cảnh đã dẫn rằng: công trình chung của 2 thầy trò này là chung từ thuở còn chưa có hình hài, nghĩa là từ thuở chưa có bản luận án mang tên ông Tú, chứ không chỉ là công trình chung của riêng cuốn sách. Cũng như ông Tú đã thừa nhận trong bài trả lời chúng tôi rằng: (xin lược dẫn điều đã dẫn trên): “Người hướng dẫn hoàn toàn có thể là đồng tác giả của một luận án khoa học do nghiên cứu sinh thực hiện!”.

Vì sao hai ông Tú và Sử lại đem một luận án TS mang tên X ra in rồi biến nó thành thành cuốn sách khác với cái tên gọi khác là Z như thế? Việc làm này là trung thực ư, khoa học ư? Chưa hết, ông Tú còn tung hỏa mù rằng các ông đã gia công thêm 20% từ luận án sang sách, rồi khi thì thề là của riêng tôi, khi thì cùng ra công luận thú nhận là đồng tác giả? Ông Tú ngồi đếm chữ rằng sách dôi ra so với luận án những 17.000 chữ, nghĩa là sách thêm 20% so với luận án! Cứ cho là cuốn sách chỉ mang tới 80% luận án đi nữa thì cũng không thể tùy tiện đổi tên luận án từ X sang tên gọi Z của sách được? Bản chất của cuốn sách vẫn là luận án vì nó chiếm tới 8 phần 10 cơ mà! Số trang ở sách dôi ra so với luận án là do sách chú thích dưới từng trang, còn phần luận án chú thích được dồn vào cuối. Trang 156 của sách, các ông có đưa vào thêm 13, 5 trang gọi là phần “Nguyên tắc ‘lột mặt nạ” và “nguyên tắc dùng cái tục” mà ông Tú khoe khoang một cách khôi hài rằng chỉ 2 tiểu mục này cũng “Tương đương với 2 công trình khoa học” (!).

Cứ theo đà tự phong ngút trời mây này, cuốn sách của thầy trò ông Tú có thể còn cỡ vài ba trăm công trình khoa học nữa cũng không biết chừng! Chúng tôi xin lấy vài ví dụ về sự “lên đời” từ luận án hóa thành sách ra sao? Ví dụ như trang 16 của sách so với luận án là dôi ra hơn nửa trang vì thêm ý kiến của Nguyễn Đức Đàn. Trang 22, 23 sách cũng trích thêm ý kiến của Nguyễn Đức Đàn dôi ra nửa trang (sách in sai là Nguyễn Đức Đà, chú thích cuối trang sai là Nguyễn Đức Đàm!). Trang 29 sách chỉ thêm đề mục (II) tương đương với luận án trang 16. Trang 30 của sách so với trang 17 luận án thêm 2 chữ “Sau này”. Cũng trang 30 đổi chữ “luận án“ trang 17 thành “chuyên luận” trong sách. Trang 31 sách thêm 8 dòng so với trang 18 luận án, cốt để tâng bốc “Thi pháp”. Ví dụ khác như trang 111 luận án dòng cuối cùng viết “ thế kỷ này” thì ở sách trang 133, dòng cuối cùng sửa thành “Thế kỷ XX”. Mặc dù bìa sách và bìa phụ đề tên 2 vị là đồng tác giả, nhưng chỉ ở chương đầu đã ba lần lặp lại dòng chữ “Tôi nhấn mạnh - N.T.T” thay vì chính ra phải chua rằng “Chúng tôi nhấn mạnh: T.Đ.S. và N.T.T.”!

Khi vấn đề chính đã được giải quyết, dù ông Tú có cố chứng minh từ luận án đến sách rằng hai ông đã gia công 20% hoặc 80% cũng không làm ảnh hưởng đến cái sai rất lớn là cả hai thầy trò ông đã lừa Bộ GD&ĐT đầu năm 1997 trong cuộc bảo vệ luận án TS ở Trường ĐHSP Hà Nội, nhằm cốt để lấy tấm bằng TS cho riêng ông Tú; vì ông Sử lúc đó đã là PGS.TS, còn cần gì lấy thêm một nửa bằng Tiến sĩ nữa từ luận án đồng tác giả kia?
Trần Mạnh Hảo (19-2-2004)

Tác giả gửi cho NTT blog

3 nhận xét:

  1. Thêm một sĩ quan quân đội dốt nát, trơ trẽn, phản động. Dân tộc ta tồn tại mấy ngàn năm nay, đâu có mắc mớ gì cái đảng cộng sản của ông Tú. Rồi ai, thế lực nào đổ máu giành chính quyền cũng đều có lý để cầm quyền à hỡi ngài trung tá tiến sĩ đạo văn kia. Giòng họ, ông bà ông chắc mới theo mưa, theo gió tới Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây hay sao nên dù là Tiến sĩ mà ông nói nghe không lọt lổ tai được.
    Dù có sắp lĩnh "sổ hưu" cũng đâu cần phải nói ngu thế, trơ trẽn thế ông trung tá quân đội cộng sản Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  2. Bác Hảo viết với lý lẽ rất thuyết phục.
    Tôi đọc bài của ông PGs.Ts. Nguyễn Thanh Tú, với giọng văn đó, tôi biết ngay là ông Tú thuộc diện "ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ" rồi(?!).

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh23/2/13 5:53 CH

    Chắc cũng sợ mất sổ hưu!!!Tội nghiệp quá!

    Trả lờiXóa