Nguyễn Hoàng Đức
Mới đây, nước Pháp dựng lại vở opera “Những người khốn khổ”, tất cả mọi người như được say sưa sống lại đời sống của những nhân vật mang tâm hồn lớn. Tại sao lại mang tâm hồn lớn? Vì các nhân vật, đàn ông, đàn bà, lương thiện, kẻ cắp, lưu manh ở xã hội nào cũng có, nhưng không thể có được những tâm hồn lớn chứa đựng bên trong con người thể xác giới hạn để chiêm nghiệm thành những nhân vật mang theo cả chiều kích của thời đại cũng như cuộc sống. Nhớ lại:
Giăng Văn Giăng ra khỏi tù với khuôn mặt lầm lỳ bặm trợn. Nhìn thấy một cậu bé cạo ống khói đang hân hoan tung đồng tiền vừa kiếm được, rồi đánh rơi nó, y liền dùng bàn chân to sụ dẫm lên.
- Ông có nhìn thấy đồng tiền của tôi không?
- Không!
- Xin ông nhấc chân lên, nó ở ngay dưới bàn chân ông.
- Không có đồng tiền nào sất! Mày có cút đi không?!
Giăng Văn Giăng vào ngủ nhờ một nhà thờ, chưa bảnh mắt, y đã chuồn mang theo rất nhiều đèn và chân nến bạc. Cảnh sát bắt được y, dẫn quay về nhà thờ, chuyến này thì y rũ tù, vì lần trước chỉ đập kính ăn cắp mẩu bánh mì, y đã đi tù 18 năm, lần này thì tái phạm với số đồ ăn cắp giá trị gấp triệu lần.
- Thưa cha, có phải kẻ này đêm qua đã ngủ nhờ tại nhà thờ không?
- Đúng vậy!
- Chúng tôi đã bắt được nó, và cả đồ nó ăn cắp nữa!
Bầu trời sụp đổ trước mắt Giăng Van Giăng. Nhưng ngay đấy y đã được chứng kiến một lòng nhân từ nâng ngược bầu trời lên:
- À đó là những thứ tôi tặng anh ta! Anh ta đi sớm quá, tôi còn định tặng anh ta hai chân nến bằng vàng nữa…
Giăng Van Giăng cảm phục vô vàn, y bỗng thấy sự tham lam cướp giật đồng tiền duy nhất của cậu bé cạo ống khói nhỏ bé vớ vẩn làm sao. Từ sự ăn năn ấy y trở thành một người nhân từ hiếm có và thường xuyên gọi những cậu bé cạo ống khói đến nhà để tặng tiền coi như sự bù lấp lại cái đồng tiền mà y đã cướp. Một đồng tiền chụp giật đã đầu tư cả một lòng nhân hậu quảng ái. Quả là một trải nghiệm sâu xa hiếm thấy. Bao giờ văn học Việt Nam mới có cuộc đầu tư trải nghiệm đó? Chúng ta dù chưa có, nhưng bằng tem phiếu xin cho của mình, văn học mậu dịch lại trải nghiệm một giá trị khác hẳn.
1- Xin Hội nhấc chân lên cho, hình như có một giải thưởng nằm dưới đế giầy của Hội?
- Giải thưởng nào?
- Rõ ràng nhiều người nhìn thấy Thế Kỷ Bị Mất của Phạm Ngọc Cảnh Nam lấp lánh và giá trị lắm mà?
- Chẳng có cái gì giá trị hết nếu không có được con dấu của Hội chứng kiến!
- Nhưng xin Hội cứ nhấc chân lên cho!
- Chân này của Hội hay của các anh, các anh định chơi trò ném đá hả?
- Không! Chúng tôi đâu có ném gì, chúng tôi chỉ xin Hội nhấc chân lên thôi mà?
- Chúng ông có quyền, chúng ông không nhấc chân lên, xem đứa nào làm gì được?!
2- Quần chúng bắt được tên Pê Đê giải đến Hội.
- Thưa Hội, có phải tên này đã từng thi giải ở đây không?
- Giải gì? Giải rút hay giải tỏa hay đi giải?
- Có phải Hội ta chỉ có giải xin cho của mậu dịch không?
- Này không có mậu dịch làm sao đánh thắng Pháp và Mỹ, cả Tầu nữa?
- Hội đánh thắng ai là việc khác, nhưng có phải Hội đã tổ chức thi thơ mậu dịch mà tên Pê Đê này đã tham gia?
- Đúng! Thì sao?
- Có nhân chứng tố cáo, gã Pê Đê này ăn cắp tên gọi một tác phẩm nổi tiếng thế giới có tên là “Giờ thứ 25”.
- Ây chết sao lại nặng lời như vậy, ăn cắp là người ta phải thò tay vào túi, chúng ta nên gọi là “đạo văn” thôi.
- Đạo văn cái gì, ăn cắp thì bảo là ăn cắp, tại sao các ông cứ tìm cách nói nhẹ đi, chữ “đạo” dịch ra tiếng nước ngoài, nó lại thành “đường” hay “tôn giáo”, coi như các ông đã xàng xê thoát tội có đúng không?
- Mà anh ta không thể nào ăn cắp được, vì chúng tôi sắp trao giải cao nhất cho anh ta mà!
- Các anh có biết đồng lõa với ăn cắp thì cũng bị xử tội như ăn cắp không?
- Đừng nặng lời thế, chúng tôi không những trao giải mà còn đang soạn thảo mấy dòng tham luận về tài nghệ văn chương của anh Pê Đê.
- Sao không soạn một bài đánh giá tài năng đàng hoàng mà soạn tham luận gì có vài dòng?
- Cái này thì… cái này thì… vì chúng tôi quen viết văn vần dăm câu mấy điều nó quen rồi.
- Tài năng ít sao còn bày đặt viết văn? Lại còn giải rủng lăng nhăng? Có phải các ông định dùng giải để che lấp và bón mớp cho tài năng bé tẹo của mình?
- Cái này thì…
- Và có phải các ông định dùng giải để lấp liếm cả tội đạo văn trắng trợn?
- Tại sao lại đạo văn? Khi vị linh mục tha thứ cho Giăng Van Giăng thì tội ăn cắp đâu có thành. Vậy khi chúng tôi tha thứ cho anh Pê Đê thì tội của anh ta cũng đâu có thành?
- Trình độ của các ông ốm yếu vậy sao? Dù vị linh mục có tha thứ thì tội ăn cắp của Giăng Van Giăng vẫn thành, chỉ có điều anh ta không bị phơi ra trước pháp luật mà thôi. Còn ở đây các ông đâu có sở hữu giá trị giải như vị linh mục giữ đồ của nhà thờ mà đòi tha thứ, thêm nữa các ông là tình nghi đồng phạm sao có thể tha thứ được. Ở đây, người tha thứ là nhân dân. Nhân dân chính là người bị các ông dùng con dấu đánh cắp giá trị và ý nghĩa của giải thưởng đấy!
3- Hội cứ xoành xoạch gắp giải to giải bé cho nhau như vậy, mà văn học vẫn tép riu là cớ làm sao?
- Vì chúng tôi thương nhau như Giăng Van Giăng thương những cậu bé cạo ống khói gọi vào cho mấy đồng tiền!
- Tại sao các ông lại phải thương nhau?
- Vì nước ta chiến tranh liên miên bị ức hiếp…
- Tại sao các ông lại tự ví mình với những thằng bé cạo ống khói?
- Chẳng lẽ tài năng văn thơ của chúng tôi nổi tiếng như vậy mà không ví được với những đứa cạo ống khói chăng?
- Các ông nên nhớ, những đứa cạo ống khói là chúng phải thường xuyên leo cầu thang, phải trèo lên những ống khói là thứ kiến trúc cao nhất và khó nhất, vì thế chúng là đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân. Còn các ông là ai? Có phải là tiểu nông, tiểu khí, tiểu chí, viết một bài tiểu luận mini không xong, viết cái gì cũng “một thoáng”, “một chốc”, có mỗi phương ngôn “chân đất mắt toét” cũng không hiểu, sáng tạo bằng cảm xúc tùy tiện, sao có thể ví với giai cấp cạo ống khói?
- Tại sao chúng tôi không hiểu “chân đất mắt toét”?
- Thì các ông trao giải cho Trường ca chân đất đấy. Chân đất là sức với lên mắt toét. Chân là danh từ. Đất cũng là danh từ. Hai từ có thể đứng độc lập với nhau. Còn “toét” thì là một thuộc từ, một tính từ không thẻ đứng độc lập, mà là toét miệng, toét lỗ, toét mắt… chữ toét không thể đứng độc lập. Khi người Việt nói “chân đất mắt toét” có nghĩa từ đôi chân người ta đã dự phóng lên cái nhìn ở đôi mắt. Đó cũng là quan điểm và tư duy. Vậy khi các ông chỉ dùng từ “chân đất” có phải còn ít tư duy hơn dân gian mù chữ?
- Ôi chúng tôi làm thơ cho vui ấy mà! Đừng quan trọng hóa như vậy!
- Như vậy các ông là văn học quần chúng!
- Đúng! Nhưng hãy nể chúng tôi một tẹo vì chúng tôi là Hội văn học được cấp con dấu!
- Các ông có muốn những con dấu đó là dấu củ khoai không?
- Không, đời nào!
- Vậy thì các ông phải gạn đục khơi trong giữ gìn phẩm chất cho con dấu đó!
- Vâng vâng ! Đúng thế! Đúng thế… Chúng tôi sẽ cố mà.
- Đó có phải câu bẻm mép mà người Việt vẫn bảo “tôi xin chừa, lần sau lại thế”?
- Không… Ai cũng phải có liêm sỉ chứ! Không liêm sỉ làm sao sống được?!
- Ông nhớ lấy nhé, chúng tôi sẽ chờ xem sự liêm sỉ của các ông lớn đến mức nào hay là vẫn cố tình trao giải và đồng lõa với kẻ cắp???
.
NHĐ 19/02/2013
Tác giả gửi cho NTT blog
Nhan xet tot thi duyet. Bat loi thi khong duyet chu gi. Dung la noi 1 dang lam 1 neo
Trả lờiXóaXỨNG DANH NHÀ TRIẾT HỌC SỐ ! CHÂU Á NGUYỄN HOÀNG ĐỨC, NHÀ HÁT TUỔI TRẺ NÊN DỰNG VỞ KỊCH SÂU SẮC NÀY:
Trả lờiXóa"Quần chúng bắt được tên Pê Đê giải đến Hội.
- Thưa Hội, có phải tên này đã từng thi giải ở đây không?
- Giải gì? Giải rút hay giải tỏa hay đi giải?
- Có phải Hội ta chỉ có giải xin cho của mậu dịch không?
- Này không có mậu dịch làm sao đánh thắng Pháp và Mỹ, cả Tầu nữa?
- Hội đánh thắng ai là việc khác, nhưng có phải Hội đã tổ chức thi thơ mậu dịch mà tên Pê Đê này đã tham gia?
- Đúng! Thì sao?
- Có nhân chứng tố cáo, gã Pê Đê này ăn cắp tên gọi một tác phẩm nổi tiếng thế giới có tên là “Giờ thứ 25”."
Kính mong các nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức, nhà thơ Trần Mạnh Hảo tiếp tục sự nghiệp cao cả của cha ông" "CHỞ BAO NHIÊU ĐẠO THUYỀN KHÔNG KHẲM-ĐÂM MẤY THẰNG GIAN BÚT CHẲNG TÀ"
Chân thành cảm tạ nhà văn NGUYỄN TƯỜNG THỤY đã cho độc giả xem trang blog đầy trí tuệ.Rất mong anh và các nhà văn nhà thơ nhà phê bình chân chính vững tin rằng rất nhiều bạn đọc lặng lẽ cảm phục và kính trọng các anh!
Trả lờiXóa