Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Sắp phúc thẩm Phương Uyên, Nguyên Kha


Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên bị án 8 và 6 năm tù giam

Luật sư bào chữa cho hay phiên phúc thẩm Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên sẽ được tiến hành vào ngày 16/8 tới.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, bào chữa cho Đinh Nguyên Kha, nói ông đã nhận thông báo về ngày phúc thẩm. Trong khi đó luật sư của Nguyễn Phương Uyên, ông Hà Huy Sơn, nói với BBC ông chưa nhận được giấy của tòa, "có lẽ do gửi bưu điện chưa tới nơi".

Hai người này cũng sẽ bị 3 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị Tòa án Long An xử tù 6 năm và 8 năm tù giam hôm 16/5 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Cả hai người sau đó đều đã kháng án.

Phương Uyên, 20 tuổi, bị bắt từ hồi đầu tháng 10/2012 ở thành phố Hồ Chí Minh còn Đinh Nguyên Kha bị bắt sau đó. Cả hai người liên quan vụ rải truyền đơn tại cầu An Sương tháng 10 năm ngoái.

Cáo trạng nói hai người là thành viên tổ chức Tuổi trẻ yêu nước, bị cho là chống đối chính quyền trong nước.
'Treo cờ vàng ba sọc'

Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, bị nói là đã dán và treo cờ vàng ba sọc hồi tháng 8/2012, đồng thời chụp ảnh ghi lại việc này.

Truyền thông trong nước hồi tháng 11/2012 nói các tang vật mà cơ quan điều tra thu được gồm hơn 700 tờ truyền đơn, cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ miền Nam Việt Nam trước đây cùng hơn hai kg hóa chất tạo thuốc nổ cùng một số vật chứng khác.

Một số chính phủ và tổ chức quốc tế đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ xét xử Kha và Uyên hôm 16/5, được biết chỉ diễn ra trong vòng một ngày.

Ngày 15/6 vừa qua, anh trai của Đinh Nguyên Kha là Đinh Nhật Uy cũng bị bắt tại Long An để điều tra tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ theo Điều 258 Bộ Luật Hình Sự.

Hiện Đinh Nhật Uy chưa được mang ra xét xử.

Nguồn: BBC

3 nhận xét:

  1. Thưa quí vị ,
    Nhân dịp ông Nguyễn Nhã ra mắt quyển 'Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa' , tôi xin giới thiệu bài 'Bàn về hiệu quả thực tế của những “vũ khí” giữ gìn Biển Đông' ở :
    http://boxitvn.blogspot.com/2013/08/ban-ve-hieu-qua-thuc-te-cua-nhung-vu.html
    để các bạn suy gẫm ; bài này có đoạn (tôi đã rút gọn nhưng ko thay đổi nội dung) :
    "1/ Những chứng cứ “không thể tranh cãi”, chĩ hửu hiệu trong một môi trường có CÔNG LÝ và NHÂN TÂM, chứ vô tác dụng trước một kẻ đã quyết tâm xâm lược, chĩ cãi chày cãi cối, ngồi xổm lên Nhân tâm và Công lý, . . .Vậy phải làm thế nào ?
    - Về Công lý, . . . cần đưa các bằng chứng ấy lên Tòa án quốc tế, . . . nếu đối thoại tay đôi với kẻ mạnh đang ức hiếp mình , chính là tiếp tay cho nó thôn tính nước mình. . .
    - Về nhân tâm, . . . Nhà Nước lại bỏ tù những người lên tiếng chống kẻ xâm lược . . . thì còn ai tin vào kế sách chống XL của một NN như thế? . . .
    2/ Trong môi trường của Nhân tâm và Công lý thì những chứng cứ lịch sử càng xưa càng có giá trị, càng đáng tin cậy, . . . Trái lại trong môi trường “chày cối” và ức hiếp thì dẫn chứng càng xa xưa . . . càng thua kém những sự thực đang diễn ra trước mắt.
    . . . lấy ví dụ vườn nhà anh A bị anh B láng giềng chiếm lĩnh. Anh A đem gia phả ra chỉ cho tên B thấy chủ quyền của A. Tên B liền bảo: Tôi cóc cần biết đây là của cụ 5 đời hay 10 đời của anh, . . . chỉ biết năm ngoái chính bố anh đã xác nhận khu vườn ấy là của tôi rồi, có chữ ký của bố anh rành rành ! Con cháu đã đem gán nợ cho người ta rồi còn giở gia phả làm chi cho rách việc?
    Vì thế công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 là một căn cứ quan trọng để TQ khẳng định ý kiến của VN đã chấp nhận HS-TS thuộc lãnh hải TQ, bất chấp những bằng chứng xa xưa. Muốn giữ Biển Đảo thì phải phủ định giá trị pháp lý của CH này . . .Nhưng như thế vẫn chưa đủ, những ký kết, nhượng bộ và thái độ im lặng (hay chỉ phản đối lấy lệ) trước những hành vi xâm lược diễn ra sau CH 1958, từ HN Thành Đô đến nay, . . . còn mang giá trị CAM KẾT CAO HƠN nhiều so với CH 1958. Cứ thế, bước đi sau còn tệ hơn bước đi trước.. . . nhưng những cam kết bí mật những năm gần đây giữa hai ĐCS thì dân lại không được biết . . . !!!
    3/ . . .trưng ra những chứng cứ lịch sử phải đi kèm với việc đưa ra Tòa án quốc tế, với sử dụng sức mạnh đa phương, với việc trả tự do . . . những người đã lên tiếng chống bọn XL , với việc không chấp nhận thủ đoạn 16+4 . . . nếu không thì những chứng cứ lịch sử quý giá cũng chỉ để cho ta tự sướng với nhau trong khi kẻ cướp cứ yên chí lấn dần bờ cõi! . . .
    . . .
    4/ . . .đánh giặc giữ nước tất nhiên cần vũ khí QS . Nhưng VK nào cũng cần một bộ phận châm ngòi như cò súng, ngòi nổ hay các nút bấm… Bắn hay không bắn thuộc về thuộc bộ phận CHÍNH TRỊ!
    . . . nếu không . . . thì tàu ngầm, tên lửa, máy bay hiện đại mua của Nga … cũng đều vô dụng, . . .
    . . . trong đấu tranh thì CT cao hơn QS , thực tại cao hơn quá khứ, hành động cao hơn ngôn từ, . . . Một khi NN thì “hợp tác chiến lược” với giặc bành trướng bằng kế sách 16+4, . . . thì tôi không hiểu những VK sẽ dùng để làm gì, nằm trong tay ai, ai sẽ sử dụng?
    . . . điều đơn giản ấy chắc người cầm quyền cũng thừa sức nhận ra, nhưng tại sao không dám chọn lối ra sáng sủa ấy . . ."

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh4/8/13 10:24 CH

    Tôi xin có đôi lời về nhận xét của bạn Tài trong bài “Sắp phúc thẩm Phương Uyên, Nguyên Kha”.
    1/ Về việc đưa tranh chấp các đảo của ta bị Trung Quốc cưỡng chiếm bất hợp pháp ra tòa án Quốc tế. Đây là một việc khó có thể thực hiện vì, theo bài tường thuật cuộc đàm thoại của một số chuyên gia luật Quốc tế nhan đề “CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG (CHPVĐ), NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VÀ LUẬT QUỐC TẾ” mà tôi đang có thì :“ Cả 2 nước VN và TQ đều chưa tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), nếu VN đơn phương kiện TQ ở ICJ, tòa nầy sẽ không thụ lý.
    Trên lý thuyết, VN có thể đơn phương kiện TQ trước 1 tòa trọng tài của UNCLOS ( như Phi đang làm ), nhưng vì TQ đã tuyên bố (theo điều 298 của UNCLOS) không chấp nhận compulsory dispute settlement procedure của UNCLOS, cho nên tòa trọng tài không có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới biển. Điều đó giới hạn rất nhiều những gì VN có thể kiện TQ nhằm đem lại lợi ích cho mình”.
    Theo tôi, việc Việt Nam không hoặc chưa chấp nhận thẩm quyền Tòa án công lý Quốc tế (ICJ) như nói trên, tuy chưa thấy văn bản chứng cứ, nhưng khả năng có thể có. Vì trong thời kỳ chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tuy dưới danh nghĩa đảng Lao Động lãnh đạo nhưng thực chất là đảng Cộng Sản hệ đệ tam. Các nhà lãnh đạo lúc bấy giờ nghĩ rằng không luật nào bằng luật đảng Cộng Sản, mà tương lai thế giới sẽ là thế giới Cộng Sản. Cho nên cũng trong năm 1958 đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vừa ký công hàm gới người anh em Trung Quốc, vứ ký quyết định giải tán trường đại học luật Hà Nội, nguyên là trường Luật Đông Dương do người Pháp thành lập tháng 11 năm 1907. Việc làm nầy bị Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Tường lúc bấy giờ phản đối, nhưng cũng không giữ lại được.
    2/ Việc lãnh đạo Việt Nam ngăn chặn nhân dân xuống đường phản đối ôn hòa Trung Quốc xâm lăng. Không nói hoặc nói ấp úng sách lược đối phó của mình. Cũng như không công khai những ký kết giữa hai đảng, hai Nhà nước theo yêu cầu của nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước, khiến nhân dân có nghi vấn Nhà nước đang giấu giêm điều gì đó. Khả năng giấu giếm nầy cũng không phải không có căn cứ. Vì đảng đã áp dụng nhiều rồi. Chẵng hạn việc ông Hồ có vợ người Hoa là bà Tăng Tuyết Minh, đảng và Nhà nước giáu mãi, chỉ đến khi hai bên xích mích, Trung Quốc công khai dân chúng mới biết. Cũng vậy, những năm gần đây có lẽ nhận thấy cường độ bài Trung Quốc dần dần mạnh lên, báo chí Trung Quốc đăng tin và hình người vợ Hoa thứ hai của ông Hồ tên Lâm Ý Lan, như để nhắc Việt Nam phải mạnh tay với dân chúng hơn nữa. Chính quyền Hà Nội và Sài Gòn lập tức đàn áp triệt để. Công an khắp nước vu khống, lùng bắt để kết án những người viết bài đăng trên mạng.
    Việc Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, từ lâu đã có tin đồn rằng lúc đó chính phủ VNDCCH cũng có công hàm yêu cầu TQ đánh và giữ hộ. Vì vậy, thời gian gần đây mặc dù Trung Quốc luôn luôn hành hung ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản gần quần đảo nầy, Nhà nước cũng chỉ phản ứng qua loa lấy lệ mà thôi, để tránh Bắc Kinh công khai công hàm ấy, hoặc những cam kết khác nữa. Nhân dân biết sẽ kết tội đảng và Nhà nươc.
    Công hàm yêu cầu đánh chiếm đó, có hay không còn trong nghi vấn. Việc có thật là khi nghe tin TQ dánh chiềm HS, đang trong cuộc họp Bộ Chính Trị đông người, ông Lê Đức Thọ hồ hởi tuyên bố “thà để anh em vô sản quản lý hơn là bọn ngụy Sài Gòn giữ”.
    Xuân Dài

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin trả lời bạn ,
      XIN NÓI CHO RỎ :
      Sau khi hay tin ông Nguyễn Nhã ra mắt quyển sách đã kể , tôi đã rút gọn một đoạn trong bài viết rất dài cũa ông Hà sĩ Phu và đăng lại trên blog này .
      Thành ra , ý kiến trong còm trên (từ đoạn 1 đến đoạn 4) là cũa ông H.S.Phu .
      Chĩ có đoạn sau đây là cũa tôi :
      "Nhân dịp ông Nguyễn Nhã ra mắt quyển 'Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa' , tôi xin giới thiệu bài 'Bàn về hiệu quả thực tế của những “vũ khí” giữ gìn Biển Đông' ở :
      http://boxitvn.blogspot.com/2013/08/ban-ve-hieu-qua-thuc-te-cua-nhung-vu.html
      để các bạn suy gẫm ; bài này có đoạn (tôi đã rút gọn nhưng ko thay đổi nội dung)" .

      Xóa