Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ

Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”(trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận”(trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2].


Căn cứ vào những quy định đó, các ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp khác với quan điểm của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập, đặc biệt là về những điều cơ bản của thể chế chính trị (như Kiến nghị do 72 người ký trực tiếp ngày 19-1-2013, thường được gọi tắt là Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng giám mục, Tuyên bố công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp, và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước trên các trang thông tin điện tử) là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (dưới đây gọi tắt là Công ước quốc tế). Điều đó cũng đúng với nhiều tiếng nói đòi dân chủ và thực hiện các quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp, gắn liền với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa nhịp với các hình thức đấu tranh của nông dân bị mất đất, của công nhân đòi việc làm và cải thiện đời sống. Những tiếng nói đó của các tổ chức và nhóm như Hội đồng giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU vv..., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ, đều được bày tỏ một cách ôn hòa, hợp pháp.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây hoan nghênh ý thức xây dựng của những tiếng nói đó và thấy rằng để phản ảnh yêu cầu của đông đảo nhân dân, cần khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.

Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.

Việc sửa đổi Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau về những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự định trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp cuối năm tuy có một số điều chỉnh chi tiết nhưng về cơ bản vẫn duy trì thể chế toàn trị của giới cầm quyền nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta. Không ít người trong giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị, có phần do tư duy giáo điều, bảo thủ, nhưng phần quan trọng hơn, phổ biến hơn là do muốn bảo vệ và giành thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc. Đó là nguyên nhân gốc rễ khiến nước ta lâm vào khủng hoảng trên nhiều mặt: kinh tế suy giảm nặng và không ổn định, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, môi sinh bị tàn phá, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh thua kém nhiều nước trong khu vực, dân mất lòng tin đối với bộ máy cầm quyền; trong khi đó, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị thế lực bành trướng Trung quốc gia tăng các hành động xâm phạm.

Để vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, qua đó phát huy sức mạnh hòa giải và đoàn kết dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. ĐCSVN, với vị trí là đảng đang cầm quyền, tự nhận vì nước vì dân, có trách nhiệm thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó một cách chủ động, mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống và cũng là phương án tối ưu cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa ở nước ta.

Nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của nước ta trong quan hệ quốc tế càng giảm sút. Đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.

Vì vậy, Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.

Tuyên bố này được gửi tới các thành viên cơ quan lãnh đạo ĐCS và Nhà nước; đồng thời được công bố trên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi, mong đồng bào trong và ngoài nước biểu thị sự đồng tình, hưởng ứng. 


Ngày 23 tháng 9 năm 2013 


Những người khởi xướng Diễn đàn xã hội dân sự


Ghi chú:
- Ý kiến hưởng ứng Tuyên bố này xin gửi về địa chỉ e-mail: diendanxahoidansu@gmail.com
- Cách thức tham gia Diễn đàn sẽ được thông báo sau.




[1] Điều 19 của Công ước này còn có khoản kế tiếp như sau: 3-Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a-Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác. b-Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.


2 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền quy định tại điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới” và điều 20: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa . Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể”.




DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN TUYÊN BỐ 

THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ 23-9-2013

STTHọ và tên, chức danh (nghề nghiệp, nơi làm việc), thành phố/ nước1.Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, nhà toán học, Hà Nội2.Phạm XuânYêm, GS Vật lý, Paris, Pháp3.Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu Lịch sử Văn hoá Huế, Huế4.Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế5.Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội6.JB Nguyễn Hữu Vinh, blogger, Hà Nội7.Nguyễn Hữu Vinh, cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội8.Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cấp cao của Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ9.Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM10.Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội11.Lưu Trọng Văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, TP HCM12.Hà Dương Tường, GS Toán học, Paris, Pháp13.Trần Thị Tươi, cộng tác viên báo chí, TP. HCM14.Hoàng Tụy, GS Toán học, nguyên Chủ tịch IDS, Hà Nội15.Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội16.Phạm Quang Tuấn, PGS, Đại học New South Wales, Sydney, Australia17.Nguyễn Thế Trường, đại tá, cựu chiến binh, nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân dân, nguyên Tổng biên tập báo Quân giải phóng Trung Trung Bộ, Hà Nội18.Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội19.Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM20.Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại TP HCM, TP HCM21.Nguyễn Thị Ngọc Trai, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội22.Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, đại tá cựu chiến binh, TP HCM23.Phạm Gia Toàn, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội24.Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội25.Nguyễn Tường Thụy, blogger, cựu chiến binh, Hà Nội26.Nguyễn Thị Khánh Thục, nhà báo, nguyên phóng viên đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng, Đà Lạt27.Phan Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Phú An Định, TP HCM28.Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM29.Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM30.Trần Văn Thọ, GS Kinh tế, Tokyo, Nhật Bản31.Đào Tiến Thi, thạc sĩ Ngữ văn, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội32.Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975, nguyên Tổng Thư ký Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Dân chủ Đà Lạt (1966), TP HCM33.Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM34.Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM35.Nguyễn Văn Thạch, kỹ sư, TP Đà Nẵng36.Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM37.Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng38.Lê Văn Tâm, TS Hóa học, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật Bản, TP HCM39.Nguyễn Văn Tạc, giáo học hưu trí, Hà Nội40.Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội41.Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM42.Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, Hà Nội43.André Menras - Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù trước 1975, Pháp44.Trần Thị Quyên, nghề nghiệp tự do, TP HCM45.Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt46.Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM47.Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội48.Đặng Bích Phượng, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội49.Phạm Xuân Phương, đại tá, nguyên chuyên viên Tổng cục Chính trị, cựu chiến binh, Hà Nội50.Đoàn Văn Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương Cục Miền Nam, TP HCM51.Nguyễn Thị Hoài Phương, làm nghề tự do, Hà Nội52.Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An53.Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, TP HCM54.Hoàng Xuân Phú, GS TSKH Toán học, Hà Nội55.Phan Thị Hoàng Oanh, TS, giảng viên đại học, TP HCM56.Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Giám đốc chính trị, Chủ bút nhật báo Tin sáng Sài Gòn TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, TP HCM57.Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt58.Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội59.Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội60.Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội61.Phạm Đức Nguyên, PGS, giảng viên cao cấp Đại học Xây dựng Hà Nội, Hà Nội62.Hạ Đình Nguyên, cử nhân giáo khoa Triết Đại học Sài Gòn, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM63.Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên IDS, Hội An64.Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM65.Trần Tố Nga, nữ cựu tù chính trị, cán bộ hưu trí, TP HCM, Paris66.Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội67.Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM68.Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM69.Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội70.Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TP HCM, TP HCM71.Trần Lương, nghệ sĩ thị giác, Hà Nội72.Ngô Vĩnh Long, GS Sử học, University of Maine, Hoa Kỳ73.Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Tổng Thư ký Uỷ ban cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam trước 1975, TP HCM74.Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội75.Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM76.Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, TP HCM77.Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện phó Viện IDS, Hà Nội78.Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM79.Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM80.Lê Xuân Khoa, nguyên giáo sư thỉnh giảng, Viện Chính sách Đối ngoại, Đại học Johns Hopkins, Washington, DC, Hoa Kỳ81.Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội82.Lê Phú Khải, nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TPHCM83.Phạm Khiêm Ích, PGS, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Hà Nội84.Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng viên đại học, TP HCM85.Nguyễn Thị Hoài Hương, làm nghề tự do, Hà Nội86.Hoàng Hưng, làm thơ - dịch sách - làm báo, TP HCM87.Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, GS Đại học Liège, Bỉ, đã hồi hương, TP HCM88.Nguyễn Thế Hùng, GS Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng89.Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), nguyên GS Kinh tế, Đại học Laval, Quebec, Canada90.Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Nghệ An91.Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TPHCM92.Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP HCM, TP HCM93.Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội94.Phạm Duy Hiển, kỹ sư, Vũng Tàu95.Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội96.Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó Ban Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội97.Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội98.Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên IDS, Hà Nội99.Trần Hải Hạc, TS, nguyên PGS Đại học Paris 13, Paris, Pháp100. Hoàng Thị Hà, giáo viên về hưu, Hà Nội101.Ngô Thanh Hà, cán bộ hưu trí, TP HCM102.Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966-1967), nguyên Phó Bí thư Thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM (1975-1980), nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC), TP HCM103.Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Phó Tổng thư ký Hội Người Việt Nam tại Pháp, Chủ biên tạp chíDiễn Đàn, Paris104.Trần Tiến Đức, nhà báo, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục - Truyền thông, Uỷ ban Quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội105.Huy Đức, nhà báo, TP HCM106.Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, TP HCM107.Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Toulouse, Pháp108.Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM109.Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 4, khóa 5, TP HCM110.Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM111.Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo, TP Huế112.Trần Hữu Dũng, GS, nhà giáo nghỉ hưu, Dayton, Hoa Kỳ113.Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM114.Phạm Chí Dũng, nhà báo, TP HCM115.Nguyễn Anh Dũng, nhà giáo, cựu chiến binh, Hà Nội116.Lê Đăng Doanh, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên IDS, Hà Nội117.Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội118.Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM119.Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM120.Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội121.Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM122.Ngô Bảo Châu, GS Toán học, Hà Nội, Chicago123.Bùi Chát, Nhà Xuất bản Giấy vụn, TP HCM124.Thái Văn Cầu, chuyên gia về không gian, Hoa Kỳ125.Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Đại học tại chức Hải Phòng, TP HCM126.Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội127.Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM, TP HCM128.Đặng Thị Nguyệt Ánh, TS, Hà Nội129.Bùi Tiến An, cựu tù chính trị chuồng cọp Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM130.Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội

Mời xem:

Diễn đàn Xã hội Dân sự

1 nhận xét:

  1. Hiền Giang23/9/13 12:30 CH

    Anh Tường Thụy ơi! Số 100 bây giờ là Hoàng Thị Hà rồi nhé, cô ấy đã "khiếu nại" và đã được "trả lại tên cho em" rồi :)))

    Trả lờiXóa