Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.
Góc nhìn Việt Nam: “Đi Mỹ được rồi, về làm gì?”
“Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”
Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc “đừng về Việt Nam” bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ:
“Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?”
Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.
Lăng kính Mỹ: “Lý do nào để quay về quê hương?”
Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: “Sẽ về!”
Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”
Một người bạn khác chia sẻ: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.”
Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình.
Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể”.
Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”
*
Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: “Nước ta rừng vàng biển bạc.”
Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.
Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: “Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”
Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?”
Đỗ Thanh Lam
Bài nhận qua email
Người tử tế chính trực không có chỗ đứng trong xã hội VN (XH xhcn) Nhất là trong bộ máy nhà nước thì lại càng không có chỗ đứng. Bởi ở đó những kẻ thượng đội hạ đạp, xu nịnh vô liêm đã đứng chật hết chỗ rồi
Trả lờiXóaĐúng là du học sinh VN rất muốn tìm cách ở lại Mỹ. Nhưng cũng không dễ.
Trả lờiXóaViệt Nam có kỷ lục đáng tự ti là một quốc gia có tỉ lệ người dân tha hương nhiều nhất thế giới! "Quê hương là chùm khế nhựa!"
TS Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn của Trà My trên VOA tiếng Việt. Một bài hỏi, trả lời phỏng vấn tuyệt với, nó định hướng cho mọi người VN trong và ngoài nước về tình hình VN, một cách rõ ràng, rành mạch, VN sẽ phải làm gì. TSCHHV, ông là một tổng thống tương lai của VN, suy nghĩ của ông về các vấn đề của VN, của Mỹ, của quốc tế vượt lên trên tất cả mọi người VN trong và ngoài nước, ông đang là lãnh tụ tinh thần của mọi người Việt yêu nước, trong cuộc đấu tranh sinh tử với cộng sản bán nước và bọn cướp nước, ông chính là niềm hy vọng, là tương lai của VN dân chủ đa đảng, tam quyền phân lập. Ông hãy giữ gìn sức khỏe, hồn thiêng sông núi, anh linh các liệt sĩ 4000 năm lịch sử hãy phù hộ cho ông cho nhân dân VN, cho Tổ quốc VN này. Cảm ơn nước Mỹ, cảm ơn các nước tự do đã đấu tranh không mệt mỏi để đưa được TS sang Mỹ, cho nhân dân VN, cho tương lai VN. Cầu chúa phù hộ các bạn, phù hộ nước Mỹ, Liên hiệp châu âu, Úc, Canađa....
Trả lờiXóaĐại đa số nhân dân VN muốn "thoát Trung", có người bảo trước hết phải "thoát Cộng". Những ai bỏ VN ra nước ngoài chính là đã "THOÁT CỘNG". Đúng theo nghĩa đen.
Trả lờiXóaCho nên muốn còn có quê hương để sống, không phải chỉ "thoát Cộng", mà phải "GIẢI CỘNG". Hóa giải...ra nước, cho chảy xuống cống.
Du học Mỹ, với quan chức cộng sản là nơi gửi tiền, khi có biến là chuồn, với gia đình bình thường mục đích đưa gia đình đi định cư sau này
Trả lờiXóaNếu TQ có xâm lược VN, người run sợ là người có nhiều tiền và quyền lực, còn nhân dân vẫn chỉ là người dân mà thôi, là dân TQ có lẽ đỡ nhục hơn người VN. Khi có biến, bọn cộng sản bán nước, không biết chạy đâu cho toàn mạng, tài sản gửi các nhà băng trên thế giới sẽ được bạch hóa, tài sản còn trong nước, sẽ bị TQ truy lùng. Lịch sử TQ là tàn bạo, tàn bạo ngay với các đồng chí lãnh tụ của họ, con với lũ cộng sản bán nước VN chúng khinh bỉ. Với TQ mang tiếng là cộng sản, thực chất là chủ nghĩa dân tộc bành trướng, lợi dụng sự mê muội, cùng với toan tính quyền lợi của các cá nhân mang danh cộng sản của VN, TQ từng bước thôn tính VN. Với cộng sản TQ, lãnh thổ là nguyên tắc bất di bất dịch, chẳng cộng sản cái con mẹ gì.
Trả lờiXóaNói thật, nếu sang được Mỹ tất cả sẽ đi, trừ quan chức cộng sản, vì VN đúng là thiên đường với họ, một ông giám đốc môi trường thu nhập 1 năm lương bằng 1/3 lương của Obama, chưa tính thu nhập ngoài lương, thu nhập này là chính
Trả lờiXóaĐọc câu hỏi của Đỗ Thanh Lam, trích: “Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?” (ngưng trích) thấy buồn cho thân phận tuổi trẻ Việt Nam “thời đại” HCM.
Trả lờiXóaThời xưa ở Miền Nam VNCH, sinh viên du học trở về được trọng dụng theo khả năng, mang lại lợi ích cho Quốc gia, danh dự cho bản thân, gia đình và gia tộc. Thời nay nước nhà đã được “thống nhứt” và “độc lập (?)” vậy mà người đi lại không về. Cái cột đèn có chân cũng đi! Lý do không khó hiểu lắm. Thí dụ ngay sau 30/4/1975 nếu Miền Bắc khôn sâu hơn một chút, còn hiểu được ý nghĩa thân thương của hai tiếng đồng bào, thì cái “bác giám đốc bệnh viện” trong câu chuyện cũng khôn sâu chứ không khôn vặt, để rồi tuổi trẻ ngày nay mất trọn đường về.
Bạn Đỗ Thanh Lam và các bạn trẻ đọc phần 11 trong bài lịch sử tóm gọn gồm 13 phần, sẽ thấy Hà nội – cái nôi văn hoá của Việt tộc - thời Hồ, không còn khôn sâu và hai tiếng đồng bào trở nên vô nghĩa. Đó là lý do tuổi trẻ sau khi học xong phải bơ vơ nơi đất lạ, quê người. Buồn lắm phải không các bạn?
NHỮNG MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG KHỞI TỪ THẬP NIÊN 1940
Phần 11: Nội Chiến Mỹ Và Cơ Hội Bằng Vàng Cho CS Hà Nội
Ngày 30/4/ 75 Miền Nam buông súng xuống, giữ Sài gòn còn nguyên vẹn giao cho Hà nội. Đây là cơ hội bằng vàng để Hà nội cũng buông súng xuống, bắt tay Miền Nam, hoà giải hoà hợp, cùng nhau xây dựng VN. Được Hoa kỳ và thế giới ngợi khen, viện trợ, giúp Việt Nam phát triển nhanh từ 1975 và hôm nay VN đã qua mặt Đài loan và Hàn quốc. Bỡi tháng Tư năm 1975 kinh tế phồn thịnh của Miền Nam còn nguyên vẹn, Sài gòn vẫn là Hòn ngọc Viễn đông, được thế giới quí trọng. Tiếc là cộng sản Hà nội gồm nhiều thành phần kém học, hoặc vô học, tham lam và độc ác; chỉ biết giết người, cướp của và phá hoại, không học được bài học nội chiến Mỹ. Thay vì hoà giải hoà hợp, Hà nội thẳng tay trả thù, cướp trắng và phá nát Miền Nam. Đến độ người chết nằm ở Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà vẫn bị trả thù.Từ đó tình tự dân tộc nát thêm. Dân Miền Nam không còn ai tin cộng sản Hà nội nữa, thay vào đó là sự khinh ghét lũ nội xâm HCM và cộng sản Bắc Việt.
Năm 1865, nội chiến Mỹ chấm dứt. Phe Bắc Mỹ thắng trận đã hành xử vô cùng văn minh với phe Nam Mỹ thua trận. Không một tiếng súng, tiếng kèn hay tiếng reo hò mừng chiến thắng. Phe thắng im lặng, chào kính phe thua. Phe thắng đồng ý để cho phe thua giữ lại lừa ngựa, vũ khí cá nhân, lá cờ Miền Nam và được cấp thêm lương thực, trở về nguyên quán, làm ăn, sinh sống bình thường. Phe thắng đã hợp tác, trọng dụng phe thua, cùng nhau tái thiết nước Mỹ thành cường quốc văn minh nhứt thế giới. Phe thua trận Nam Mỹ được tự do xây dựng viện bảo tàng chiến tranh, mộ phần và đài tưởng niệm cho các tử sĩ phe thua. Các liệt sĩ Nam Mỹ còn được cải táng, đưa vào khu đặc biệt trong nghĩa trang chung với phe thắng tại nghĩa trang quốc gia Arlington, gọi là Confederate Section. Không có chuyện trả thù, kỳ thị, cướp giựt, trù dập. Không có cảnh say máu ăn mừng chiến thắng hàng năm như cái quân đội và nhà nước cộng sản Hà nội. Nước Mỹ không có bệnh lố lăng “đỉnh cao trí tuệ loài người” như Hà nội, do đó nước Mỹ không có ngày lễ chiến thắng. Hà nội ra ngõ gặp “anh hùng”, hàng năm ăn mừng chiến thắng 30 tháng 4 để tôn vinh cái bệnh vĩ cuồng giết người, cướp của, tiếp tục sỉ nhục Miền Nam. Lễ mừng 30/4 nhằm che đậy mặc cảm sai lầm và tội ác của HCM và cộng sản Bắc Việt, đồng thời chia rẻ dân tộc, đưa đất nước xuống hố.
(Xem tiếp phần dưới)
Chuyện Mỹ rồi, mời nghe Chuyện ...Tầu... nhập cư Canada;
Trả lờiXóaCác nhà Triệu Phú Trung Quốc
Kêu Cầu Canada cho phép họ Nhập Cư
Sau khi Canada thông báo kế hoạch nhằm hủy bỏ chương trình nhập cư theo diện đầu tư,những người Hoa giầu có dang kêu nài chính quyền liên bang đừng dừng xóa bỏ những hồ sơ tồn đọng trong chương trình nhâp cư theo diện đầu tư
Vào Thứ Ba các nhà triệu phú người Hoa đa kêu cầu chính quyền Canada đừng giục bỏ những đơn xin nhập cư của hàng ngàn người có quôc tịch Trung Hoa như một phần của các kế hoạch nhằm chấm dứt Chương trình nhập cư theo diện dầu tư còn tồn đọng.Trong môt cuộc họp báo ,10 ứng viên theo diện dầu tư dã phổ biến một lá thư tỏ ý ngỡ ngàng –rằng họ tin tưởng Canada là một quốc gia dáng tin cậy ,có những qui dịnh hấp dẫn về luật pháp ,môi trương và hệ thống an sinh dang vẫy gọi . Tháng vừa qua Canada dã thong báo ý định chấm dứt chương trình nhập cư theo diện dầu tư và dẹp bỏ những hồ sơ tổn dọng lâu ngày –tổng số lên tới 65.000 người ,phần lớn họ là người Hoa . Canada nói rằng người nhập cư theo diện dầu tư trả ít thuế hơn là những người nhập cư khác và hình như họ ít sinh sống ở Cana trung hạn và dài hạn .
Tin Thêm về Nhập Cư
Luật lệ khát khe phiền toái bỏ lại người vợ một mình nuôi con
Khi các nhà lãnh dạo cấp cao Trung Quôc hội họp tai Quốc Hội ,diều dáng lưu ý là mọi chuyện không ổn thỏa tại quê nhà và gợi ý cho một số công dân ,”giấc Mộng Trung Hoa “ mà Chủ Tịch Tập Cận Bình dề cập tới lại tìm thấy ờ bên kia bờ dại dương .Nguyên quán ở Thượng Hải Duan Wuhong nói về bà ,hệ thống giáo dục của Canada ,môi trường ,an sinh xã hội ,qui luật của ngành pháp lý là những sự kiện hấp dẫn .Nhưng bà nói them “Diều quan trọng nhất là chính quyền rất dáng tin cậy .,Dây là diều quan trọng nhất dối với chúng ta dể chọn Canada “ Bà nói vào thời diểm bà nộp hồ sơ ,bà dã cứu xét các quốc gia khác gồm có Mỹ “Nộp hồ sơ vào Canada là một quyết dịnh tệ nhất mà tôi dã làm trong dời .Trươc kia tôi nghĩ rằng dó là xứ tuyệt hảo “ .Viên chưc tham vấn nhập cư Larry Wang dã nói rằng chính sách của chính phủ Canada là “không thể biện chính dược “ và người nộp dơn theo diện dầu tư mong Canada diểu chỉnh lại sai lầm này “
“Họ không phải lải là dân tỵ nạn –Họ có thể có cuộc sống rất tốt dẹp tại Trung quốc .Họ chỉ muốn có cuộc sống tốt hơn tại Canada “Wang nói ,ông là người Canada gốc Bác Kinh Wang nói rằng Canada có quyền dình chỉ chương trình nhập cư theo diện dầu tư nhưng Canada không không nên dẹp bỏ những ứng viên dã nộp đơn rồi ,Các ứng viên thuộc diện này phải có 1.6 triệu dollrs Canada (1.4 triệu Mỹ kim ) và phải dầu tư $ 400.000CD. hay 800.000 nếu nộp dơn sau 2010 ,số tiền này sẽ dược hoàn trả mà không có tiền lời .Cha của hai dứa con Yu Qingxinngười dang quản lý những tòa nhà thương mại ,trường học và be65ng viện tại Trung quốc nói rằng Ông dã mua một căn nhà tại Vancouver khoảng gần 2 triệu CD . dể chuẩn bị di dân .Diều tạo ấn tượng nhất về Canada ,ông nói “là ý thức đạo đưc “ Một ứng viên khác, Du Jun, nói ông dả chuyển hai dứa con ra khỏi hệ thống trường học Trung quôc sang một ngôi trường Canada gần Bác Kinh >nay thì sau hai năm theo học trường này ,hầu như con ông không thể quay lại hệ thống giáo dục TRung quốc .Ông nói .
By: LOUISE WATT The Associated Press, Published on Tue Mar 04 2014
buồn cho đất nước tôi ,bốn ngàn năm văn hiến còn đâu,khi loài ác quỷ lên ngôi
Trả lờiXóa