Hoàng Thái (VNTB) Việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 5/10 được xem là một điểm son trong di sản kinh tế của Tổng thống Barack Obama.
Tuy vậy, ông Obama vẫn còn nhiều rào cản phải vượt qua để thỏa thuận này vượt “cửa ải” Quốc hội Mỹ.
Mất 5 năm để đàm phán, TPP giữ vai trò trung tâm trong chính sách kinh tế của ông Obama trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai. Thỏa thuận này là một biện pháp để thúc đẩy chiến lược tái cân bằng chính sách đối ngoại của Mỹ về phía châu Á và duy trì lợi thế kinh tế của Mỹ, trong bối cảnh Trung Quốc có ảnh hưởng ngày càng lớn.
Ảnh minh họa
Orrin Hatch, Chủ tịch đảng Cộng hòa, người có ảnh hưởng đối với Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, hôm thứ Hai cho biết về những gì ông hy vọng: "Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương là cơ hội một lần-trong-đời và Mỹ không nên giải quyết một thỏa thuận tầm thường mà phải thiết lập các quy tắc thương mại tiêu chuẩn cao trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong những năm tới." Và Mike Froman, đại diện thương mại Mỹ, ca ngợi thỏa thuận TPP là "tốt cho nền kinh tế toàn cầu."
Như đã đề cập trên, thỏa thuận được công bố sau năm ngày đàm phán của đại diện 12 quốc gia vẫn sẽ phải đối mặt với thủ tục và trở ngại chính trị của Mỹ.
Ông Obama đã đưa ra thông báo phải chờ 90 ngày để Quốc hội Mỹ thông qua (tương đương gần 4 tháng), như vậy có thể sớm nhất là vào khoảng thời gian tháng 2/2016 mới biết được kết quả.
Cuộc chiến quan trọng vẫn còn ở phía trước
Nhưng ông Obama vẫn phải đối mặt với những thách thức trước mới để khiến TPP trở thành hiện thực. Và một trong những khó khăn đầu trong cuộc chiến chính trị vào năm tới là thúc đẩy Quốc hội thông qua thỏa thuận. Trong bối cảnh diễn ra chiến dịch tổng thống đó, Donald Trump, thuộc đảng Cộng hòa nhấn mạnh: "Thỏa thuận TPP là một đòn tấn công vào doanh nghiệp của Mỹ".
Cùng với ông Obama, Stephen Harper của Canada cũng đối mặt với cuộc bầu cử vào ngày 19/10, trong đó đối thủ của ông thề sẽ xé bỏ bất cứ điều gì ông đã đàm phán. Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đang đối mặt với sự sụt giảm ủng hộ, khi TPP được thông qua. Đối với Việt Nam, sự thay đổi dàn lãnh đạo năm 2016 đang chịu những thách thức chính trị riêng trong TPP.
"Theo thỏa thuận này (TPP), Việt Nam sẽ phải nâng cao các tiêu chuẩn lao động của mình", ông Obama nói trong một bài phát biểu tại trụ sở của Nike vào một ngày tháng 8.
Tổng thống Obama cũng có nhắc đến công đoàn độc lập và cảnh báo, nếu Việt Nam không đáp ứng yêu cầu về lao động như hiệp ước thương mại quy định thì sẽ phải "phải đối mặt với những hậu quả".
Vấn đề là Việt Nam có tuân thủ? Và đây là câu hỏi lớn ngay cả với Thea Lee, một chuyên gia thương mại hàng đầu tại AFL-CIO. Và bà Lee cho biết, các công đoàn thương mại của Mỹ đã nói chuyện với các công đoàn Việt Nam và nhận thấy rằng, Việt Nam vẫn chưa có một kế hoạch rõ ràng nào để "cung cấp quyền tự do lập hội cho các đoàn thể trong tương lai gần".
Thea Lee cho biết: "Chúng tôi có nghe báo cáo, nhưng chúng tôi không thấy điều đó trong văn bản."
Do đó, đã có quan điểm nổi lên rằng, việc kỳ vọng vào TPP để nâng cao quyền cho người lao động tại Việt Nam hay thúc đẩy nhân quyền nhích lên một bước vẫn là một dấu chấm hỏi.
Thỏa thuận lịch sử này mới chỉ bắt đầu, và cần được Quốc Hội Mỹ chấp thuận, sau đó là các quốc gia liên quan sẽ tiến hành luật hóa các cam kết đã được thỏa thuận. Công đoàn độc lập và sự tự do lập Hội tại Việt Nam sẽ nằm trong lộ trình đó, nhưng rõ ràng, vấn đề này khá gai góc, nếu như không muốn nói rằng, sự nhượng bộ vẫn sẽ diễn ra, nhưng ở một mức độ chấp nhận được đối với chính quyền Việt Nam. Nếu hiểu các cam kết nâng cao nhân quyền, thì có thể lờ mờ hình dung cam kết Việt Nam nhưng bản thảo Quyền lập Hội vừa được Bộ Nội Vụ Việt Nam thông qua, trong đó vẫn bảo trì quyền lợi của các đoàn thể thuộc cánh tay phải của Đảng, cũng như có những quy định khiến cho sự ra đời của Hội với sự đa dạng trong ngành nghề trở nên khó khăn.
Dù gần đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết "Đây là những điều kiện của ILO, và Việt Nam là một thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế". Cũng như, nhấn mạnh ý định: "Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của ILO." Thì những diễn biến trước đó trong ngày 24/09 đã cho thấy dấu hiệu ngược lại về cam kết và sự thực thi của Việt Nam. Khi Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Việt Nam đã cho ý kiến về dự Luật về Hội, trong đó khẳng định quan điểm quy định công dân, pháp nhân Việt Nam bị hạn chế quyền lập hội trong các trường hợp: Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Cũng như nhất quyết bảo vệ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân… Với lý do, "nếu xác định vị trí, vai trò của các tổ chức này là các hội thuần tuý mang tính chất xã hội tự quản và chịu sự điều chỉnh của luật về hội là chưa phản ánh đúng bản chất và thực tế sự phát triển lịch sử của hệ thống chính trị ở nước ta."
Dân biểu Sander Levin của Michigan, một trong những tiếng nói dân chủ hàng đầu về thương mại, đã từng nhận định: "Cần phải thừa nhận rằng,tại Việt Nam, pháp luật và thực tiễn chế độ là hoàn toàn khắc nghiệt so với các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản.Nếu bạn cố gắng hình thành một công đoàn độc lập, bạn có thể bị tống vào tù. "
Đỗ Thị Minh Hạnh cùng hai người bạn đã bị bắt giam vì có ý định thành lập công đoàn ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản. Cô được thả, nhưng hai người bạn vẫn còn ngồi trong tù.
Công đoàn độc lập: khó tưởng tượng?
Dù kỳ vọng vào việc vận động sự thay đổi luật Việt Nam phù hợp với các yêu cầu về nhân quyền, nhưng dân biểu Levin cũng bày tỏ sự quan ngại.
"Vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy Việt Nam sẽ làm được những gì," Levin nói.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, thuộc đảng Dân chủ tại bang Massachusetts và một nhà phê bình thỏa thuận TPP cho hay, thực tế hoàn toàn khắc nghiệt so với lời hứa liên quan đến các hiệp định thương mại. Bà cho ví dụ về những gì đang diễn ra tại Colombia sau 4 năm kể từ ngày chính quyền Obama thông qua kế hoạch hành động, trong đó nhấn mạnh giảm bạo lực và đàn áp đối với công đoàn viên. Tuy nhiên, đến nay đã có 105 nhà hoạt động công đoàn bị giết, 1.337 mối đe dọa tính mạng đối với các nhà lãnh đạo công đoàn và các thành viên. Ngoài ra, vi phạm lao động, công đoàn đối mặt với bạo lực vẫn diễn ra ở Mexico dù Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ với cam kết trước đó đã được ký kết.
Do đó, Viêt Nam vẫn có thể là trường hợp tương tự như thế.
Là quốc gia hưởng lợi ích nhiều nhất từ việc mở rộng thị trường, liệu Việt Nam có mở rộng cửa cho sự cam kết nhân quyền với Mỹ?.
Joseph Stiglitz, nhà kinh tế đoạt giải Nobel, trong một bức thư gửi lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã nhấn mạnh về cơ chế thực thi pháp lý lao động dự tính trong TPP có khả năng sẽ không thành hiện thực."Một số quốc gia giương cao lá cờ đỏ về khả năng thực thi các tiêu chuẩn được đề ra," Stiglitz viết. "Việt Nam, tất nhiên, với di sản hệ thống chính trị 40 năm – sẵn sàng phủ nhận những gì luật pháp Hoa Kỳ đề cập và thế giới đồng thuận về quyền lợi cơ bản, trong đó có: Quyền tự do lập hội"
Còn đối với John Sifton, thuộc tổ chức Human Rights Watch nghi ngờ sự thay đổi diễn ra ở Việt Nam, bởi ông khó có thể hình dung ra cảnh hình thành công đoàn độc lập nếu thiếu đi nền tư pháp độc lập, và rằng, ngay cả khi được phép thành lập thì tổ chức lao động này có thể bị truy tố bởi các điều luật “chống đảng, chống nhà nước”.
Do đó, Việt Nam sẽ khó “dọn đường” cho sự hình thành công đoàn độc lập ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản. Việc cho ý kiến về dự Luật về Hội của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Việt Nam trong ngày 24/09 nêu trên đã cho thấy phần nào điều đó.
Trong khi đó, nguồn tin trước đó cho biết Mỹ đang cố gắng đàm phán bí mật với Việt Nam. R. Thomas Buffenbarger liên quan đến các thỏa thuận công đoàn và nâng cao tiêu chuẩn lao động. Và một thỏa thuận bí mật với phía Việt Nam có thể sẽ gây khó chịu cho bất cứ ai nghiêm túc về một tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét