Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Bầu Tổng bí thư vào ngày 27.01: sẽ là phiên nhận thức "rủi ro nền kinh tế"?

Lê Kiên (VNTB) Theo chương trình ĐH XII, vào ngày 27.01, BCH T.Ư khóa XII sẽ họp và bầu Tổng bí thư, đến sáng ngày 28.01, thì Tân Tổng bí thư sẽ đọc diễn văn bế mạc Đại hội. Trước đó, vào sáng ngày 25.01, ĐB sẽ ghi phiếu rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử vào BCH T.Ư khóa XII. 

Đánh giá về phiên chuyển giao dàn lãnh đạo mới, hãng tin AFP trong bài viết mới đây nhấn mạnh rằng, người lãnh đạo được bầu trong lần này sẽ đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, từ bế tắc trong giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh đến cải cách nền kinh tế.

Nhận định về chức vụ Tổng bí thư, AFP cho rằng, ông Dũng có vẻ đã “chết lâm sàng”, trong khi ông Trọng, có thể tiếp tục giữ chức vụ này trong thời gian tới. 

"Con đường của chủ nghĩa xã hội vẫn còn phù hợp với thực tế ở Việt Nam," AFP trích dẫn phát biểu khai mạc cuộc họp của ông Trọng hôm thứ Năm.

Trong khi đó, Bloomberg trong bài viết ngày 22.01, lại nhìn ĐH này qua góc nhìn kinh tế, khi cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, có lực lượng lao động trẻ, FDI đang tăng, xuất khẩu mạnh. Nhưng “chế độ này có nguy cơ lãng phí một cơ hội đặc biệt để cải cách nền kinh tế lâu dài của mình”, liên quan đến việc bầu chọn lãnh đạo mới.


Trang tin này tiếp tục nhắc về “xu hướng” thân với nền kinh tế thị trường giữa hai ứng cử viên cho chức vụ Tổng bí thư, là ông Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bó thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng.

“Dù ai thắng, cũng sẽ đối mặt với các câu hỏi hóc búa về kinh tế,” Bloomberg cho hay. 

Cụ thể, 60% dân số Việt Nam dưới ngưỡng tuổi 35, đây được xem là cơ cấu “dân số vàng”, tuy nhiên, điều này sẽ không kéo dài, bởi 20 năm qua, tỷ lệ công dân tuổi 65 đã tăng gấp đôi. Quan hệ TPP đem lại nguồn lợi về mặt xuất khẩu, với ước tính của WB là đến năm 2030, Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP 10%, và tăng xuất khẩu lên 30%. Dù thế, Hà Nội vẫn đối mặt với một nền kinh tế còn phụ thuộc vào xuất khẩu, lao động tay nghề thấp, hệ thống thuế chằng chịt, tham nhũng tràn lan và sự mất lòng tin ở chính phủ…

Một số quan chức nhà nước nhận ra nguy cơ này, và đang tiến hành việc từ bỏ kiểm soát nhà nước ở một số ngành, cải cách thể chế hành chính, tăng tuổi nghỉ hưu, dở bỏ chính sách hai con”…

Tất nhiên, “nói dễ hơn làm,” Bloomberg khẳng định. 

Điều đó cho thấy, bản thân các thành viên tham gia đại hội lần này phải nhận thức được những khó khăn thực sự đó của nền kinh tế, và cả mối nguy ở biển Đông.

Trong bài phát biểu phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII vào sáng 21/11, có 40 lần nhắc đến từ chính trị, nhưng đến 76 lần nhắc đến kinh tế. 


Trước đó, vào sáng 18.01, trong buổi họp báo thông báo về Đại hội XII của Đảng, ông Thuận Hữu, Tổng Biên tập báo Nhân Dân trả lời câu hỏi của VTV, trong đó không trả lời rõ ràng về việc ĐH lần này có phải là ĐH Đổi mới lần II - vốn được cho là sẽ có những chuyển biến mạnh về chính trị để làm nền tảng hội nhập sâu hơn về kinh tế, mà chỉ nhấn mạnh “Đại hội XII tiếp tục tinh thần đổi mới của 30 năm đổi mới vừa qua.”

Cũng trong dịp này, vấn đề hội nhập kinh tế tiếp tục được cho là trung tâm ngay cả trong vấn đề đối ngoại, với sự khẳng định từ ông Hoàng Bình Quân - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương.

Trong phiên làm việc của Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (11-13.01.2016), T.Ư ĐCSVN đã phê duyệt Hiệp định Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chính thức ký kết vào tháng 02.2016.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét