(Bạn đọc) - Dưới đây là câu chuyện chia sẻ rùng mình về kiểu làm ăn của nhiều nhà máy công nghiệp và đặc biệt là về Formosa của cán bộ từng làm ở Bộ Tài nguyên Môi trường hiện nay sống tại Nga.
Thằng bạn mình ngày xưa học cùng khoá, nó học rất giỏi. Ra Hà nôi nó lúc nào cũng dẫn đầu trường nên ra trường là nó xin được ở lại Hà nội làm việc. Tính nó ngang tàng nên chỉ làm anh nhân viên quèn trong mấy cái viện nghiên cứu, trầy trật mãi rồi cũng sang Liên Xô làm quả Phó tiến sỹ rồi về lại Hà nôi. Những năm cuối 80 đầu 90 bon mình đều bỏ nhà nước ra làm ngoài hoặc đi ra nước ngoài thì nó vẫn cứ lang thang mấy cái viện rồi về Bộ Tài nguyên Môi trường rồi lại về viện này viện kia.
Khi nước ngoài đầu tư, bọn cán bộ trong đó thằng nào cũng kiếm tiền tỷ nhờ mánh mung thì nó cũng chỉ ăn lương, ai giao cái gì thì làm cái ấy mà chẳng chạy chọt gì cả và đặc biệt là cái gì mà sai là nó dứt khoát không làm nên nó rất nghèo. Đến khi về hưu nó sang Nga phụ giúp con nó bán hàng quần áo và cha con nhà nó làm ăn cũng khá, cả nhà nó bây giờ vẫn ở bên Nga.
Khi nước ngoài đầu tư, bọn cán bộ trong đó thằng nào cũng kiếm tiền tỷ nhờ mánh mung thì nó cũng chỉ ăn lương, ai giao cái gì thì làm cái ấy mà chẳng chạy chọt gì cả và đặc biệt là cái gì mà sai là nó dứt khoát không làm nên nó rất nghèo. Đến khi về hưu nó sang Nga phụ giúp con nó bán hàng quần áo và cha con nhà nó làm ăn cũng khá, cả nhà nó bây giờ vẫn ở bên Nga.
Nhân chuyện cá chết ở quê mình hỏi nó, nó buồn lắm cứ thở dài suốt rồi nó nói :
Không phải các quan mình ngu mà vì đồng tiền nó che mắt rồi Mỗi dự án đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nhưng cái thằng có hiểu biết có học thức thì không được làm mà lại đưa cho cái thằng không biết gì làm thế là chúng nó chỉ copy. Ví dụ nhà máy xi măng thì mấy chục cái nhà máy xi măng đều dùng chung một báo cáo chỉ sửa tên , địa điểm …. Có lần chúng nó quên sửa một vài chỗ đến lúc trong báo cáo làm cho nhà máy xi măng Ninh Bình thì vài chỗ còn tên nhà máy xi măng Hà Tiên.
Đến khi xây dựng thì phần xử lý nước thải, khí thải các doanh nghiệp muốn chắc ăn thì phải nhường suất này cho các sân sau của các quan. Làm đúng thiết kế thì tốn kém nên các quan thường gợi ý, ví dụ hệ thống xử lý này hết 1 tỷ USD thì anh làm sao chỉ hết 200 triệu đô thôi còn 800 triệu đô thì chia đôi anh 400 tôi 400 như vậy là cả doanh nghiệp và các quan đều có lợi. Còn đến lúc kiểm tra, nghiệm thu thì quân ta cả, có ai mà phải lo, vả lại có vua chúa trên gửi gắm rồi nên anh cứ yên tâm.
Hầu như các nhà máy đều chọn cách xử lý là làm từ từ . Ví dụ như chất thải độc hại đó anh cứ gom lại một chỗ, nếu là chất thải rắn thì tìm xem có thằng nào đang san lấp mặt bằng thì gửi vào đó mấy xe chúng nó chở đi lấp cho thế là xong, mỗi xe cho chúng nó vài trăm thế là chúng nó mừng húm lên rồi. Còn chất thải lỏng như của Vedan thì cứ xả trực tiếp ra nhưng nhằm lúc thuỷ triều lên, đêm hôm 1, 2 giờ sáng là mở van cho nó chảy tự do. Nếu mà còn không hết thì thuê xe bồn chở đi đổ, bọn Vedan nó đổ hàng trăm xe bồn vào các rừng cao su hồi đó hôi thối quá, bị dân chửi quá nên chính quyền bảo nó ngưng đổ rừng cao su và nó thuê tàu mang đi đổ ngoài biển. Thằng Vedan nó có hẳn 1 con tàu 1500 tấn chở hàng lỏng chuyên chạy đi đổ ngoài biển, có lúc sản xuất nhiều nó còn phải thuê tàu của bọn Nga, chỉ bọn Nga nó liều mới dám làm chuyện này.
Mình hỏi nó tàu ra vào có cảng vụ, giấy phép hết làm sao mà làm được, nó nói cứ tiền là xong hết. Ví dụ như mày chở 1 tàu 4000 tấn thì mày khai trong đó là phân bón lỏng chở về Đài Loan và trong giấy phép rời cảng của cảng vụ VN chúng nó sẽ cấp cho mày là xuất hàng đi Đài Loan. Đúng ra là tàu mày phải đến Đài Loan và phải trình giấy phép rời cảng ở VN thì máy mới được vào cảng bên đó và sau khi trả hàng xong mày muốn chạy sang VN lại thì Đài Loan cũng phải cấp cho mày giấy phép rời cảng bên đó và khi đến VN mày phải xuất trình giấy phép đó thì cảng vụ VN nó mới cho mày đưa tàu vào, còn không có cái giấy đó thì tàu mày không được vào VN. Thế nhưng, chúng nó ranh ma lắm, ví dụ như đi Đài Loan cả đi, trả hàng và chạy về đây hết 1 tuần thì chúng nó gửi sẵn giấy phép rời cảng của Đài Loan sang đây trước bằng máy bay chưa điền ngày . Khi tàu xuất bến tại VN thì thuyền trưởng đã có sẵn trong táy giấy phép rời bến tại Đài Loan rồi . Tàu chạy ra biển cứ từ từ đợi đêm xuống là bơm chất thải đổ ra biển, xong cứ vòng vòng ngoài đó cho hết 1 tuần rồi quay lại VN, điền ngày tháng vào giấy phép rời cảng Đài Loan trình cho cảng vụ VN là ung dung đi vào thôi. Ai cũng biết chuyện này cả nhưng chúng nó đút từ trên xuống dưới nên chẳng ai nói gì hết.
Còn cái bọn nhiệt điện như Formosa Hà Tĩnh thì nó cứ thải thẳng ra biển thôi. Ví dụ 3 tháng mày súc rửa đường ống 1 lần hết 900 khối hoá chất lỏng thì nó gom cái đó lại vào 1 cái bể rồi nó bơm vào đường ống xả nước làm mát là mỗi ngày 10 khối thôi. Sau 3 tháng 90 ngày thì mày đã xả hết 900 khối chất thải độc hại đó rồi và nó cứ làm tiếp lần sau như thế. Chỉ có 10 khối 1 ngày lại pha loãng vào biển thì cá tôm không thể chết được nhưng sẽ bị nhiễm độc và người ăn vào thì mới bị từ từ rồi thì ung thư luôn.
Tất cả các nhà máy nhiệt điện của VN mà dùng công nghệ của Trung Quốc đều như thế, từ Quảng Ninh đến Vĩnh Tân – Phan Thiết chúng nó đều xả như thế đã bao nhiêu năm nay rồi. Chỉ trừ mấy cái nhà máy của Nhật và Châu Âu thì không làm như thế thôi còn thì tất tần tật ….
Nói thật với mày tao không cho con cháu về VN đã hơn 10 năm nay rồi. Mình già rồi có bị ung thư thì cũng coi như là xong đi còn chúng nó còn trẻ mà nhiễm thì thương lắm, tao nhiều lúc cũng muốn về chơi nhưng nghĩ là cứ rùng mình không dám về.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét