Tân bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh (trái), con ruột Trần Đức Lương. Ảnh danlambaovn.blogspot.com
Ngay sau khi Bộ Công Thương có bộ trưởng mới là ông Trần Tuấn Anh (con ruột ông Trần Đức Lương - cựu chủ tịch nước), cơ quan này đã khiến dư luận bất ngờ.
Bất ngờ đầu tiên là nhiều dấu hiệu cho thấy Bộ Công thương “đi đêm” với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và cố ý làm trái và cố ý làm trái để dự án thép Hoa Sen - Cà Ná của doanh nghiệp này được “bế” vào quy hoạch, trong bối cảnh việc xử lý hậu quả của vụ Formosa Hà Tĩnh vẫn cực kỳ tắc trách và dư luận kịch liệt lên án về hậu quả nặng nề về môi trường và môi sinh là không tránh khỏi của dự án thép Hoa Sen - Cà Ná.
Bất ngờ thứ hai liên tiếp là Bộ Công thương vừa tung ra một dự thảo mở rộng thẩm quyền quyết định việc tăng giá điện, từ chỗ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không được quyết định theo Quyết định 69, đến chỗ EVN được chủ động quyết định tăng đến 20% giá điện mỗi năm; đồng thời thẩm quyền của Bộ Công Thương cũng tăng tương ứng từ chỗ được quyết định tăng tối đa 20% mỗi năm lên đến 40% mỗi năm.
Cần nhắc lại, trước đây giá điện bình quân tăng từ 3% đến 5% thì thẩm quyền quyết định thuộc về Bộ Công Thương. Nếu giá điện bình quân tăng trên 5% thì thẩm quyền quyết định thuộc về Thủ tướng Chính phủ.
Trong những năm thuộc triều đại Nguyễn Tấn Dũng”, EVN và Bộ Công Thương liên tục âm mưu những chiến dịch tăng giá điện để “bù lỗ vào dân”. Nguồn cơn của những chiến dịch bù lỗ này là EVN đã đầu tư vào bất động sản, chứng khoán và bảo hiểm mà đã tạo nên núi lỗ đến hơn 30,000 tỷ đồng vào những năm 2007-2008.
Từ nhiều năm qua, EVN là một tác nhân gây “nợ máu” cho tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam bởi quán tính tăng giá điện bất chấp dân sinh.
Đáng lên án là năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, giúp doanh thu của tập đoàn tăng đến 18.5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm đáng kể số lỗ của mình.
Trong số các doanh nghiệp có tác động đến dân sinh có thể làm dân chúng nổi loạn ở Việt Nam, EVN nằm trong nhóm có nguy cơ cao nhất. Từ hàng chục năm qua, EVN đã nhập cảng điện từ Trung Quốc với giá gấp ba lần giá điện sản xuất trong nước, bất chấp công suất sản xuất điện trong nước bị thừa thãi.
Được “bảo kê” bởi cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương, hồ sơ “tội ác” của EVN đã dày quá khổ, không chỉ bởi quá nhiều lần tăng giá điện vô lối đánh úp túi tiền nghèo kiệt của người dân, mà hành vi cực kỳ nhẫn tâm còn xảy đến vào mùa mưa bão cuối năm 2013: tập đoàn này hoàn toàn vô trách nhiệm khi để 15 nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ lên đầu người dân vùng rốn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc… khiến gây ra cái chết cho hơn năm chục mạng người.
Vào năm 2014, một cuộc thanh tra của Tổng thanh tra chính phủ đã khơi gợi không ít khuất tất trong hạch toán giá thành của EVN, trong đó tập đoàn này đưa cả việc xây dựng khách sạn và hồ bơi vào giá để “thanh toán” với nhân dân. Những tưởng vụ việc sẽ được làm rõ trắng đen, nhưng qua một thời gian, giới quan chức của hai bộ Tài chính và Công thương lại vẫn ung dung mở ra lối thoát cho EVN. Vụ việc này cũng gần như chìm xuồng.
Một phép tính đơn giản của “chiến lược ngành điện” đã cho thấy để thu hồi được toàn bộ thất thoát do đầu tư trái ngành, EVN sẽ có thể phải tăng giá liên tục trong… 10 năm nữa.
Mối câu kết giữa các nhóm cá mập thuộc Bộ Công Thương đang một lần nữa ngóc đầu để tàn hại dân sinh.
Không có gì bảo đảm là dân chúng Việt Nam sẽ đủ sức chịu đựng sự dày vò của EVN trong 10 năm tới. Không có gì chắc chắn là xã hội Việt Nam sẽ không “biến chứng” như đất nước Bungaria vào đầu năm 2013, khi hàng chục ngàn người dân ùa xuống đường, rốt cuộc đã làm cho toàn bộ chính phủ phải từ chức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét