Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

“QUÀ ƠI LÀ QUÀ

Khi tặng ai món quà người ta phải tìm xem cái đó đã có ai tặng chưa. Theo cái kiểu này thì rồi nay mai cả phủ Tổng thống Hoa Kì toàn là đèn Hoa Kì của Việt Nam tặng mà thôi. 

Hình như ngoài bán đảo Sơn Trà có một giống động vật vô cùng qúy hiếm đang sắp bị tiệt chủng. Nghe nói loài ấy các cụ gọi là loài bú dù. Các cụ cũng hay bảo bú dù là lũ hay bắt chước lắm. Thấy người ta tung nón cũng tung nón, quảng mũ cũng quảng mũ. 

Mình tặng các bạn một món quà của cá nhân mình để kỉ niệm bang giao Việt Mỹ sắp có những sự kiên quà cáp lich sử nhé.

Câu chuyện “làm quà” 

Vũ Thế Long 

1. Cây đèn Hoa kì 

Đã lâu rồi, lần ấy Dương Trung Quốc lần đầu tiên được mời đi thăm Hoa Kì với tư cách một Đại biểu Quốc Hội và là nhà Sử Học. Quốc rủ tôi đi uống bia và hỏi “Tớ sắp đi Mỹ, cần có một món quà tặng bạn, theo cậu nên kiếm quà gì cho hợp ?” Vốn là dân trong ngành Sử, Khảo cổ với nhau, mình hay sưu tập những đồ dùng thường ngày để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử Văn hóa. Chợt nghĩ ngay đến một thứ rất thú vị, một hiện vật mà trên tạp chí Xưa &Nay đã có người viết về nó. Đó chính là cái đèn Hoa Kì. 

Mình có một chiếc đèn đồng xinh xinh là đèn Hoa Kì chính hiệu được sản xuất từ Mỹ. Nghe bố mình kể vào cuối thế kỉ 19, khi hãng dầu lửa của Hoa Kì đặt chân vào buôn bán ở nước ta, thoạt đầu các thương nhân Mĩ đem tặng dân chúng những cây đèn đồng xinh xinh, có thông phong bằng thủy tinh trong suốt, trong có chứa sẵn một bàu dầu hỏa. Người dược tặng sung sướng đem đèn về thắp sáng . Ánh sáng lung linh tỏa rộng qua chiếc thông phong thủy tinh thật tuyệt vời, hơn hẳn những đĩa dầu lạc cho ra những ánh sáng vàng vọt leo lét như ma trơi, tỏa khói khét lẹt. Cây đèn Hoa Kì có thể vặn bấc cháy to, cháy nhỏ tùy ý. Thời ấy diêm cũng là vật qúy hiếm. Có cây đèn chỉ vặn nhỏ ngọn lửa xanh như một cái chấm để trên bàn thờ giữa nhà là bất cứ lúc nào muốn có lửa là có thể vặn to đèn mà châm lửa nhóm bếp, hút thuốc lào. Thật tuyệt! 

Dùng đèn sáng quen rồi, người ta mới biết đến công dụng tuyệt vời của dầu hỏa hãng “con sò” Hoa Kì và cái cây đèn Hoa Kì (cái biểu trưng của hãng dầu Shell nổi tiếng toàn cầu là hình con sò biển). Hồi ấy, hễ ai mua cả một thùng dầu hỏa mấy chục lít đựng trong thùng sắt tây là được biếu thêm một cây đèn đồng thật tuyệt. Cây đèn trong sưu tập của tôi thuộc sê ri của những cây đèn Hoa Kì thời ấy. Nó đẹp tuyệt và dùng cực bền vì được làm bằng đồng nên gần như không han gỉ. Đánh bóng lên nó sáng rực rỡ như một báu vật trên bàn thờ tổ tiên. 

Tôi đưa Quốc cây đèn và nhờ “Ông Nghị Quốc” khi tặng bạn thì hãy kể lại cái sự tích cây đèn này ở Việt Nam. Đây là biểu trưng của tình hữu nghị Việt Mỹ. Khi các bạn đến với chúng tôi bằng giao thương, buôn bán chân tình. Các bạn đem lại cho dân Việt Nam ánh sáng khoa học, đẩy lùi sự tăm tối lạc hậu thì người Việt chúng tôi luôn hoan nghênh. Người Việt luôn trọng ánh sáng tiến bộ, văn minh và căm ghét lạc hậu trì trệ nên mới có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” để răn dạy cho muôn đời con cháu… 

Đi Mĩ về, Quốc kể lại với tôi về nỗi vui mừng khi bất ngờ người Mỹ được tặng một cổ vật giá trị và ý nghĩa đến thế. Sau này, trong nhiều buổi thuyết giảng, Quốc cũng lấy cái chuyện cây đèn Hoa Kì ra làm một ví dụ tốt đẹp cho mối quan hệ Việt Mĩ vốn có từ ngày xửa ngày xưa và cầu mong cho hai dân tộc xích lại gần nhau trong dân chủ bình đẳng và thịnh vượng. 

Đúng là một món quà kỉ niệm tuyệt vời được tặng thật đúng lúc. 

2. Cây đèn Hoa Kì - H’mông. 

Được mời tham gia trong nhóm khảo sát làm hồ treo trên núi để giữ nước cho bà con vùng cao ở Hà Giang, xây dựng quy hoạch hang động có các di tích Khảo cổ học nhằm phục vụ du lịch và lập hồ sơ “ Công viên Địa chất thế giới” cho vùng cao Hà Giang. Tôi cùng hai anh em ruột đều là nhà địa chất là Vũ Cao Minh và Vũ Hữu Bằng lăn lộn cả tháng trời trên những đỉnh núi cheo leo. Sống với đồng bào H’Mông trên núi trong những ngôi nhà xây bằng đá và bao quanh bởi những bức tường đá xếp bằng những viên đá chông chênh bên vách núi. Điện chưa kéo về. Đêm đêm, mọi người phải thắp ngọn đèn dầu hỏa. Trẻ em ngoan ngoãn ngồi vào góc bàn làm bài dưới ngọn đèn dầu. Nhìn mà thương quá. Chúng tôi mong ước làm sao điện sớm về với bà con nơi heo hút, hẻo lánh này. Mong sao sớm hoàn thành những “hồ treo” đỉnh núi trữ đủ nước sinh hoạt cho bà con trong những tháng hạn mà vùng núi đá vôi ngút ngàn ở biên giới của tổ quốc này năm nào cũng phải trải qua suốt cả mùa khô. 

Một hôm vào khảo sát hang núi Rồng, nơi có nguồn nước ngầm, trên Mèo Vạc. Chúng tôi đã mang theo đèn pin để đi hang, anh Lò Giàng Pao, người dẫn đường còn cầm theo cả một bó đuốc to và cây đèn riêng tự chế của Pao. Luồn hang khảo sát được hơn nửa tiếng, mấy cây đèn pin của chúng tôi cứ tối dần tối dần, ánh sáng rọi vào vách đá cứ vàng khè vì hết điện. Lòng hang bỗng tối như hũ nút. Đang hoang mang tìm lối ra thì Pao đã trấn an. “Các bác cứ yên tâm. Em đã chuẩn bị cái này rồi.” Pao rút trong túi ra cái bật lửa rồi thắp ngọn đèn dầu để giữ lửa. Kì lạ thay, tôi chưa hề nhìn thấy cây đèn nào lạ đến thế. Cây đèn Hoa Kì nhưng lại làm từ cái bóng đèn điện đã đứt tóc. Anh châm đèn rồi lấy mồi châm bó đuốc. Thế rồi cả nhóm chúng tôi theo bó đuốc của anh thoát ra được cửa hang. 

Ngắm nghía cây đèn mà anh sáng tạo ra, tự nhiên tôi lại nhớ tới chuyện lịch sử cây đèn dầu và cái phát minh ra bóng đèn điện của nhà phát minh vĩ đại người Mỹ Edison. Lạ thật, đồng bào H’Mông của mình chắc hỏi họ: đèn dầu có từ bao giờ? Ai là người đem dầu hỏa vào Việt Nam? Ai là người phát minh ra đèn điện?…Chắc chẳng mấy người biết đến những phát minh lịch sử ấy thế nhưng cái đèn này của Lò Giang Pao thì có lẽ trần đời chỉ có một. 

Cầm cây đèn dầu của Pao, tôi cực kì thú vị vì khi đi giảng bài cho sinh viên học khoa Môi Trường, giảng về cái trào lưu văn minh của nhân loại ngày nay, người ta luôn kêu gọi toàn thế giới hãy thực hiện lối ứng xử 3R (Reuse “Giảm sử dụng quá mức”, Reduce “Giảm các loại rác thải” và Recycle “Tái chế” ) Cây đèn của Pao thật là một ví dụ tuyệt vời. 

Thấy tôi cứ mân mê cây đèn và xuýt xoa khen ngợi cái phát minh của Pao.Pao cười bảo:“Mày thích thì tao cho mày làm kỉ niệm nhé”. 

Tôi chụp chung với Pao một tấm hình và từ đó cây đèn của Pao là một dụng cụ giảng dạy vô cùng hấp dẫn của tôi mỗi khi giảng về trào lưu 3R nhằm bảo vệ môi trường sống của chúng ta. 

Tôi gọi đấy là cây đèn Hoa Kì – H’Mông 

Thế đấy. Câu chuyện “Làm quà” của tôi chỉ có vậy. 




Biết được giá trị của thứ quà của mình tặng người, quà được người tặng mình đâu phải là dễ. Nó cần phải có cái đầu và có cái tâm. 

Phải không các bạn? 

Hà nội 2-8-2014 

http://tuoitre.vn/…/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc…/1322442.html

2 nhận xét:

  1. dương trung quốc là thằng xu nịnh vô học, dương trung quốc tham mưu cho tưởng thú cộng sản tặng quà cho Trumd nhờ vào ý tưởng của người khác, thật là nhục cho quốc quá quốc ơi.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh1/6/17 4:57 CH

    Theo tôi, đèn VN hết dầu (chả là chú phỉnh việt nam đang hết tiền mà), nên phúc nghẹo vác đèn sang xin Trump cho dầu đấy bạn ạ

    Trả lờiXóa